3.4.1. Kiến nghị đối với Nhà nước
Cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đá xây dựng ở Đồng Nai đã và đang diễn ra gay gắt. Nhiều doanh nghiệp xuất bán hàng không qua cân định lượng mà chỉ ước lượng theo xe hoặc theo mét khối để giao hàng nhiều hơn so thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng hoặc xuất bán hàng không đúng chủng loại sản phẩm.
Do đó, để ổn định và đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác đá tỉnh Đồng Nai vào nề nếp, chúng tôi kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước cần thực hiện các biện pháp sau :
– Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đá xây dựng phải trang bị và sử dụng cân định lượng đã được kiểm định theo quy định.
– Các cơ quan quản lý nhà nước mà chủ yếu là Sở Tài nguyên và Môi trường và Cục thuế Đồng Nai cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh đá xây dựng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
– Đối với các doanh nghiệp bị phát hiện có sai phạm thì tùy mức độ sai phạm mà có biện pháp xử lý thích hợp: phạt tiền, đình chỉ khai thác hoặc thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản.
– Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước của các tỉnh lân cận nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản.
– Việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, năng suất cao phải nhập từ nước ngoài cần đòi hỏi vốn lớn. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi (thấp hơn lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại) để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3.4.2. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp khai thác đá
Xuất phát từ nguồn tài nguyên khoáng sản có giới hạn, không thể tái tạo và tình hình cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề rất gay gắt trên địa bàn trong thời gian qua, xét thấy đã đến lúc cần phải thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp khai thác đá khu vực Nam Bộ.
Mục tiêu của Hiệp hội là nhằm kiểm soát các doanh nghiệp về giá cả, bảo vệ tài nguyên môi trường, ngăn ngừa cạnh tranh không lành mạnh làm thiệt hại đến lợi ích chung của các doanh nghiệp thành viên, hỗ trợ về công nghệ khai thác, huấn luyện đào tạo công nhân đối với các doanh nghiệp có nhu cầu…
Việc thành lập Hiệp hội cần phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Nhà nước, sự hợp tác tích cực các ban ngành liên quan giữa các tỉnh để có biện pháp chế tài thích hợp để tránh trường hợp doanh nghiệp khai thác đá “xé rào” làm tổn hại đến lợi chung của Hiệp hội.
Tóm tắt chương 3
Trong chương hai, từ kết quả phân tích các điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - nguy cơ ở chương 2, luận văn đã xây dựng ma trận SWOT. Dựa vào kết quả xin ý kiến chuyên gia và nhận định riêng của cá nhân người viết, hình thành ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng QSPM, và nhận định được hệ thống các chiến lược bộ phận của B.B.C.C bao gồm: Chiến lược phát triển thị trường, Chiến lược phát triển sản phẩm, Chiến lược phát triển nguồn nhân lực và Chiến lược cắt giảm chi phí.
Trong chương này, tác giả cũng đã trình bày các nhóm giải pháp để thực hiện các chiến lược nêu trên; đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan hữu quan nhằm giúp B.B.C.C thực hiện tốt các chiến lược đã được lựa chọn.
PHẦN KẾT LUẬN
Xây dựng chiến lược kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, nó như một kim chỉ nam cho doanh nghiệp trên bước đường phát triển. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh chính là phương pháp giúp cho cả hệ thống của doanh nghiệp đi đến mục tiêu chung cuối cùng - là lợi nhuận - một cách hiệu quả nhất, nên xem nhẹ việc này có thể dẫn doanh nghiệp đến bờ vực của thất bại.
Công ty TNHH một thành viên Xây dựng và Sản xuất VLXD Biên Hòa đã tồn tại và phát triển gần ba thập kỷ. Trong suốt quá trình đó, hầu như quy mô của đơn vị qua mỗi thời kỳ mỗi lớn thêm, tiềm lực và vị thế trong ngành ngày càng mạnh mẽ hơn. Điều đó chứng tỏ các chiến lược phát triển đã được vận dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh của B.B.C.C một cách khá linh hoạt và hiệu quả.
Tuy nhiên hiện nay, bên cạnh sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các đơn vị trong cùng ngành nghề trên vùng Đông Nam bộ; B.B.C.C còn phải đối diện với những nhu cầu về VLXD, đặc biệt là đá xây dựng ngày càng tăng cao. Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện các chiến lược sản xuất kinh doanh lâu dài của đơn vị là nhu cầu hết sức cấp thiết. Một mặt, các chiến lược đúng đắn, hiệu quả sẽ giúp cho Công ty tăng sức cạnh tranh, đứng vững trên thị trường ngành; mặc khác giúp đơn vị tối đa hóa năng suất sản xuất dựa trên những nguồn lực có sẵn.
Qua việc phân tích và đánh giá thực trạng, các nguồn nội lực, sự ảnh hưởng của những yếu tố môi trường bên ngoài, trên cơ sở các ma trận IFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận EFE, ma trận SWOT, và các ma trận QSPM, luận văn này đã đưa ra được nhóm các chiến lược quan trọng mà B.B.C.C cần áp dụng để thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh lâu dài đến năm 2020, bao gồm: Chiến lược phát triển thị trường, Chiến lược phát triển sản phẩm, Chiến lược phát triển nguồn nhân lực và
Chiến lược cắt giảm chi phí. Luận văn cũng đã đề xuất bốn nhóm giải pháp lớn cho từng chiến lược đã được lựa chọn này, đồng thời đưa ra các kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành đá xây dựng, trong đó có B.B.C.C.
Mong rằng, những kết quả nghiên cứu trong luận văn này sẽ phần nào giúp Ban Giám đốc B.B.C.C có một tài liệu tham khảo hữu ích, để làm cơ sở đánh giá một cách tổng quát và khách quan hơn về những hoạt động bên trong, cũng như ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài của Công ty trong thời gian qua và có nhận định về tình hình kinh doanh, nhu cầu thị trường, xu hướng phát triển... trong thời gian tới, từ đó có những hành động thiết thực nhằm hoàn thiện các vấn đề bên trong, tận dụng các cơ hội, tránh né các nguy cơ từ bên ngoài để thực hiện tốt các quyết sách kinh doanh từ ngắn hạn cho đến dài hạn của đơn vị.
Luận văn này đã được thực hiện trong sự cố gắng của người viết, tuy nhiên do kiến thức và thời gian có hạn, vì vậy chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý thầy cô, lãnh đạo đơn vị và các anh chị đồng nghiệp, cũng như các bạn đồng môn, để luận văn được hoàn thiện hơn và mang tính khả thi cao trong thực tế.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU ... 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ... 5
1.1. Khái niệm và phân loại chiến lược kinh doanh ... 5
1.1.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh ... 5
1.1.2. Phân loại chiến lược kinh doanh ... 6
1.1.2.1. Phân loại theo cấp độ chiến lược ... 6
1.1.2.2. Phân loại theo phạm vi chiến lược ... 7
1.1.2.3. Phân loại theo hướng tiếp cận chiến lược ... 7
1.1.3. Những lợi ích và hạn chế của chiến lược kinh doanh... 7
1.1.4. Các chiến lược ở các đơn vị kinh doanh ... 8
1.1.4.1. Các chiến lược cạnh tranh theo Michael Porter ... 8
1.1.4.2. Các chiến lược cạnh tranh dành cho các đơn vị kinh doanh theo vị trí thị phần trên thị trường ... 9
1.2. Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh ... 10
1.2.1. Xác định nhiệm vụ hay sứ mạng của doanh nghiệp ... 10
1.2.2. Xác định mục tiêu kinh doanh ... 10
1.2.3. Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài ... 11
1.2.3.1. Phân tích môi trường bên trong ... 11
1.2.4. Thiết lập chiến lược kinh doanh ... 15
1.2.5. Các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh ... 15
1.2.6. Đánh giá hiệu quả chiến lược đã lập ... 16
1.3. Một số công cụ xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh ... 16
1.3.1. Ma trận đánh giá các các yêu tố bên trong ... 16
1.3.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ... 17
1.3.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh ... 19
1.3.4. Ma trận SWOT (Strengths Weaknesses Opportunities Threats) ... 20
1.3.5. Ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng ... 21
Tóm tắt chương 1 ... 23
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG BIÊN HÒA ... 24
2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây dựng và Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa ... 24
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ... 24
2.1.1.1. Giới thiệu khái quát ... 24
2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ... 25
2.1.1.3. Đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh ... 26
2.1.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy chung ... 27
2.1.2.1. Hội đồng Thành viên công ty ... 28
2.1.2.2. Các phòng ban trực thuộc Công ty ... 30
2.1.2.3. Các đơn vị, bộ phận trực thuộc Công ty ... 31
2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ... 32
2.2. Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Xây dựng và Sản xuất VLXD Biên Hòa ... 34
2.2.1.1. Nguồn nhân lực ... 34
2.2.1.2. Tình hình tài chính ... 38
2.2.1.3. Quản lý chất lượng ... 39
2.2.1.4. Hoạt động đầu tư ... 39
2.2.1.5. Hoạt động marketing ... 41
2.2.1.6. Ma trận đánh giá các yêu tố bên trong ... 42
2.2.2. Phân tích môi trường bên ngoài ... 44
2.2.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô ... 44
2.2.2.2. Phân tích môi trường vi mô ... 49
2.2.2.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh ... 56
2.2.2.4. Ma trận các yêu tố bên ngoài ... 62
Tóm tắt chương 2 ... 65
CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN XÂY DỰNG VÀ SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG BIÊN HÒA ĐẾN NĂM 2020 ... 66
3.1. Định hướng và mục tiêu của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây dựng và Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa ... 66
3.1.1. Nhận định tình hình ... 66
3.1.2. Định hướng của B.B.C.C đến năm 2020 ... 66
3.1.3. Mục tiêu của B.B.C.C ... 67
3.2. Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây dựng và Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa... 67
3.2.1. Hình thành chiến lược thông qua ma trận SWOT ... 67
3.2.1.1. Lập ma trận SWOT ... 68
3.2.1.2. Phân tích các chiến lược ... 69
3.2.2. Lựa chọn chiến lược thông qua ma trận QSPM ... 71
3.3.1. Nhóm giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển thị trường ... 75
3.3.1.1. Thành lập bộ phận nghiên cứu phát triển ... 75
3.3.1.2. Phát triển hệ thống phân phối sản phẩm ... 76
3.3.1.3. Đa dạng hóa hình thức thanh toán ... 78
3.3.1.4. Thực hiện công tác chiêu thị ... 78
3.3.2. Nhóm giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển sản phẩm ... 79
3.3.2.1. Về sản phẩm ... 80
3.3.2.2. Về máy móc thiết bị ... 81
3.3.2.3. Về phục vụ khách hàng ... 81
3.3.3. Nhóm giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ... 83
3.3.3.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức ... 83
3.3.3.2. Năng cao chất lượng nguồn nhân lực ... 84
3.3.3.3. Chế độ đãi ngộ, khen thưởng phân minh ... 85
3.3.3.4. Xây dựng môi trường làm việc ... 86
3.3.4. Nhóm giải pháp thực hiện Chiến lược cắt giảm chi phí ... 87
3.3.4.1. Đối với máy móc thiết bị chuyên dùng ... 87
3.3.4.2. Đối với thiết bị khác ... 89
3.3.4.3. Các lĩnh vực khác ... 89
3.4. Một số kiến nghị để thực hiện ... 91
3.4.1. Kiến nghị đối với Nhà nước ... 91
3.4.2. Kiến nghị đối với ngành hàng... 92
Tóm tắt chương 3 ... 92
PHẦN KẾT LUẬN ... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC PHỤ LỤC