8. Cấu trúc luận văn
3.3. Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý dạy học
dạy học tại Trường Trung cấp chuyên nghiệp Việt - Úc Nghệ An
Để xét tính hiện thực và khả thi của các giải pháp đã phân tích ở trên, chúng tôi đã lấy ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ nhân viên và học sinh trong Nhà trường. Số người được hỏi ý kiến là 20 cán bộ giáo viên của Nhà trường. Đồng thời, chúng tôi có tham khảo ý kiến của 75 học sinh đang theo học tại trường. Trong phiếu hỏi, chúng tôi ghi rõ 6 biện pháp. Mỗi biện pháp được hỏi về tính cấp thiết và tính khả thi với 3 mức độ:
- Về tính cấp thiết: Rất cấp thiết - cấp thiết - chưa cấp thiết. - Về tính khả thi: Rất khả thi - khả thi - chưa khả thi.
Sau khi tổng hợp các phiếu hỏi theo từng tiêu chí, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả thăm dò tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp (theo đánh giá của cán bộ giáo viên)
TT Nội dung Mức độ cấp thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cấp thiết Cấp thiết Chưa cấp thiết Rất khả thi Khả thi Chưa khả thi
1. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên
85 15 0 80 20 0
2. Tăng cường quản lý hoạt động
dạy của giáo viên 95 5 0 85 15 0
học thực hành của học sinh
4. Tăng cường đầu tư và quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học
80 20 0 80 20 0
5. Tăng cường công tác kiểm tra,
đánh giá quá trình đào tạo. 90 10 0 85 15 0
6. Tăng cường liên kết đào tạo với
các cơ sở sản xuất. 85 15 0 80 20 0
Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả thăm dò tính cấp thiết của các biện pháp (Theo đánh giá của học sinh)
T T
Các biện pháp Tính cấp thiết (%)
1.
Bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên
93 6.7 0
2. Tăng cường quản lý hoạt động dạy học của
giáo viên 96 4 0
3. Tăng cường quản lý hoạt động học thực hành
của học sinh 90.6 9.4 0
4. Tăng cường đầu tư và quản lý cơ sở vật chất
trang thiết bị dạy học 92 8 0
5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá quá
trình đào tạo 89.3 10.7 0
xuất và hợp tác quốc tế
Như vậy: Về cơ bản cả 6 biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất đều được đa số các nhà quản lý và cán bộ, giáo viên trong nhà trường tán thành. Đồng thời chúng tôi cho rằng trong 6 biện pháp thì các biện pháp: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên, tăng cường quản lý hoạt động học thực hành của học sinh, tăng cường đầu tư và quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học có tính chất quyết định đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường Trung cấp chuyên nghiệp Việt - Úc trong giai đoạn hiện nay.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở lý luận và thực tiến, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học thực hành nghề góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Trung cấp chuyên nghiệp Việt - Úc. Các biện pháp này khắc phục những tồn tại, giải quyết được những mâu thuẫn giữa yêu cầu quản lý với thực trang quản lý dạy học nói chung và dạy học thực hành nghề nói riêng hiện nay của nhà trường, từ đó đưa công tác quản lý dạy học thực hành nghề lên tầm cao hơn, có chất lượng và uy tín hơn.
Những biện pháp chúng tôi đề xuất tác động trực tiếp đến quá trình dạy học thực hành nghề, có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau để công tác quản lý đào tạo của nhà trường được tối ưu hoá. Tất cả các biện pháp chúng tôi đề xuất đều được Ban Giám hiệu; Trưởng; phó các Phòng, Khoa, Tổ bộ môn; Các giáo viên và Cán bộ quản lý đào tạo đánh giá cao, có tính cấp thiết và khả thi cho sự phát triển của nhà trường. Thực hiện tốt các biện pháp quản lý trên chắc chắn sẽ thúc đẩy hoạt động dạy học thực hành nghề của nhà trường ngày càng có chất lượng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ