8. Cấu trúc luận văn
3.2.5. Biện pháp thứ năm: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học thực
hoạt động dạy học thực hành nghề
Kiểm tra là một chức năng lãnh đạo của nhà quản lý, lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo. Vì vậy, kiểm tra đánh giá là một trong những khâu cơ bản của quá trình đào tạo nhằm thúc đẩy hoạt động dạy và học đạt hiệu quả tốt. Tại Trường Trung cấp chuyên nghiệp Việt - Úc Nghệ An quản lý việc kiểm tra đánh giá quá trình đào tạo được thực hiện trên 2 đối tượng là giáo viên và học sinh.
Mục đích và ý nghĩa:
- Việc thực hiện tốt công tác kiểm tra có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công việc nâng cao chất lượng đào tạo.
* Với giáo viên: Đánh giá được việc thực hiện kế hoạch, năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm...
* Với học sinh: Đánh giá được việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức tổ chức, thái độ...
Từ đó có thể chỉ ra được những mặt còn sai sót, hạn chế để có biện pháp khắc phục, uốn nắn và điều chỉnh kịp thời.
- Kiểm tra tốt sẽ tạo ra được ý thức tự giác làm việc, học tập của giáo viên và học sinh đồng thời có cơ sở để đánh giá, xếp loại một cách công bằng, chính xác thúc đẩy tốt động cơ, thái độ học tập và công tác.
- Làm tốt công tác kiểm tra sẽ nắm được thông tin ngược trong bộ máy. Góp phần quan trọng vào việc kiểm soát quá trình đào tạo, thực hiện quy chế dân chủ trong Nhà trường.
Biện pháp thực hiện:
Đối với giáo viên:
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch năm học đã được phân công, lấy kết quả công việc làm thước đo chất lượng và hiệu quả công tác của từng giáo viên. Có chế độ kiểm tra hồ sơ chuyên môn, kỷ cương nề nếp của Nhà trường theo định kỳ và đột xuất. Cần tập trung vào việc thực hiện quy chế chuyên môn như sau:
+ Việc thực hiện phân phối chương trình giảng dạy, kế hoạch năm học của trường thông qua sổ ghi đầu bài từng lớp.
+ Việc thực hiện các yêu cầu về biên soạn thông qua giáo án, sự chuẩn bị đồ dùng dạy học phục vụ cho bài học.
+ Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ chuyên môn theo quy định, hồ sơ chủ nhiệm (nếu là chủ nhiệm) hồ sơ cá nhân và việc học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ...
+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên môn từng đợt, từng học kỳ và của năm học. Cần xác định rõ mục đích - yêu cầu, nội dung phương pháp và
hình thức kiểm tra. Kiểm tra những đối tượng nào và thời gian kiểm tra để mọi người biết và thực hiện. Kiểm tra sự chỉ đạo của các tổ chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá, cho điểm học sinh theo quy định, về phiếu dự giờ thăm lớp các thành viên trong tổ...
- Tăng cường dự giờ để kiểm tra.
+ Cải tiến phương pháp thanh tra, kiểm tra, đánh giá chuyên môn. Đảm bảo tính trung thực, công bằng trong kiểm tra, đánh giá.
+ Quá trình kiểm tra nghiêm túc, tránh hiện tượng người kiểm tra thì qua loa, người bị kiểm tra thì đối phó. Khi kiểm tra xong phải rút kinh nghiệm, đánh giá khen thưởng kịp thời, phê bình nhắc nhở những người làm chưa tốt để họ khắc phục, sửa chữa. Đảm bảo đúng phương châm kiểm tra để thúc đẩy sự đoàn kết nội bộ, thúc đẩy việc thực hiện quy chế chuyên môn ngày một tốt hơn.
Đối với học sinh:
Việc kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức tinh thần, thái độ học tập của học sinh rất quan trọng. Nó góp phần to lớn trong quá trình đào tạo.
- Kiểm tra đánh giá đúng khả năng của học sinh góp phần việc điều chỉnh nội dung, phương pháp, và hình thức tổ chức giảng dạy phù hợp hơn.
- Kiểm tra chính là thu thông tin ngược, nhằm liên tục điều chỉnh sự vận động của quá trình sáng tạo, thực hiện tốt chức năng này sẽ giúp học sinh củng cố và phát triển kỹ năng thực hành.
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, trước hết là đánh giá kết quả nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo bảo đảm cho hoạt động học tập nói riêng và hoạt động dạy nói chung thu được kết quả phù hợp với mục đích, yêu cầu đào tạo.
Chất lượng giảng dạy của giáo viên là kết quả học tập của học sinh được phản ánh trung thực hay bị bóp méo thể hiện phần lớn ở khâu thi, kiểm tra và cho điểm. Để làm tốt khâu này cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Xây dựng chuẩn kỹ năng nghề cho tất cả các nghề đào tạo, cụ thể chi tiết cho các cấp độ đào tạo. Để làm được việc này yêu các các khoa nghề tổ chức xây dựng chuẩn kỹ năng nghề dưới dạng các đề tài khoa học giao cho giáo viên có kinh nghiệm làm chủ đề tài, tham khảo ý kiến các chuyên gia, những người sử dụng lao động, thợ bậc cao…. Sau khi đề tài được phê duyệt áp dụng chuẩn kỹ năng nghề để biên soạn lại nội dung chương trình chi tiết các môn học cho thống nhất và đồng bộ.
Sau khi đã có chuẩn kỹ năng các nghề và chương trình chi tiết các môn học tiến tới xây dựng chuẩn kiểm tra đánh giá. Bộ chuẩn kiểm tra, đánh giá là tập hợp các kỹ năng cơ bản nhất mà người học cần được trang bị để đáp ứng yêu cầu của cấp độ đào tạo. Ví dụ trình độ cao đẳng nghề Hàn cần phải được đánh giá qua bao nhiêu kỹ năng và điểm đạt được tối thiểu là bao nhiêu? Trình độ trung cấp nghề. Hàn thì phải đánh giá những kỹ năng gì? Và tối thiểu đạt được bao nhiêu điểm.
- Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá:
+ Thành lập bộ phận chuyên trách làm công tác kiểm tra đánh giá, sát hạch trình độ của người học. Bộ phận này tách rời, hoạt động độc lập và song song với quá trình đào tạo. Bộ phận kiểm tra đánh giá có nhiệm vụ chủ yếu là đánh giá trình độ kỹ năng nghề của người học ở các khâu kỹ năng cần đạt được của các MODUL nghề, đánh giá, sát hạch trình độ kỹ năng nghề của người học để cấp bằng nghề, chứng chỉ nghề tuỳ theo cấp độ đào tạo.
+ Đổi mới phương pháp ra đề thi. Theo qui định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tại các kỳ thi tốt nghiệp người học cần phải được thi
bằng hai phần bắt buộc là môn học chính trị và kỹ năng nghề. Kỹ năng nghề được đánh giá bằng phần kiến thức và kỹ năng thực hành. Cần công khai chuẩn kiểm tra đánh giá để người học nắm được thông tin và có phương pháp học tập cho phù hợp. Với môn thi chính trị áp dụng hình thức ra đề thi tự luận, thí sinh làm bài viết với các câu hỏi kiểm tra kiến thức thông thường và có các câu hỏi liên hệ với thực tiễn. Phần kiểm tra kiến thức cần ra đề thi dưới dạng bài thi trắc nghiệm các câu hỏi sẽ kiểm tra được trình độ người học một cách toàn diện. Phần kiểm tra kỹ năng nghề người học làm một sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm đó chứa đựng các yêu cầu tối thiểu về kỹ năng nghề cần đạt được, thời gian để hoàn thành các bài thực tập theo qui định tối thiểu là 8 giờ và tối đa là 24 giờ.
Tóm lại, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình đào tạo phải được tiến hành một cách nghiêm túc, đúng quy chế. Phải bảo đảm nghiêm túc, an toàn, bí mật từ các khâu ra đề, coi thi và chấm thi để đánh giá phải đúng chất lượng học tập của học sinh. Từ đó mới tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng học tập của học sinh nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung.