Thực trạng về cơ sở vật chất, quản lý sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề ở trường trung cấp chuyên nghiệp việt úc nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 56 - 60)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Thực trạng về cơ sở vật chất, quản lý sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

trang thiết bị dạy học

Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật:

Nhằm đáp ứng yêu cầu về mở rộng quy mô nâng cao chất lượng đào tạo, những năm gần đây nhất là khi Nhà trường được nâng cấp thành Trường Trung cấp nghề, cơ sở vật chất của Nhà trường đã có nhiều chuyển biến bước đầu đáp ứng được yêu cầu đào tạo của Nhà trường.

Kế thừa cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà trường trong những năm qua, Nhà trường đã mua sắm các phương tiện dạy học, nâng cấp phòng học chuyên dùng, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành nhằm chuẩn hoá cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập tạo đà cho Nhà trường phát triển bền vững. Đó cũng là điều kiện nhằm thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”. Cụ thể:

Thư viện và hệ thống tài liệu, giáo trình:

Thư viện Nhà trường có diện tích 150m2có trên 5.000 cuốn sách và tài liệu các loại chưa đáp ứng được cho các đối tượng nghiên cứu và học tập.

Hệ thống tài liệu giáo trình của trường từng bước được xây dựng ổn định làm cơ sở để bảo đảm việc thực hiện tốt chương trình đào tạo. Đối với các môn khoa học cơ bản, kiến thức đại cương, cơ sở Nhà trường dựa vào các giáo trình giáo khoa mà Bộ Giáo dục và đào tạo. Bộ Lao động Thương binh và xã hội đã cho xuất bản.

Thực trạng sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất phương tiện dạy học:

Nhằm đáp ứng những yêu cầu về mở rộng quy mô nâng cấp chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất của Nhà trường đã có nhiều chuyển biến bước đầu đáp ứng được yêu cầu đào tạo của Nhà trường. Mọi cơ sở vật chất đã từng bước được đưa vào sử dụng phục vụ cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học một cách hợp lý.

Công tác bảo quản, bảo dưỡng đã thường xuyên được Nhà trường chú trọng như:

Từng bước chuẩn hoá cơ sở vật chất trang bị theo từng chủng loại cho từng học kỳ, khoá học.

Xây dựng được hệ thống văn bản quy định chế độ cấp phát, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng. Xây dựng được kế hoạch bảo dưỡng theo tuần, tháng, quý và chếđộ kiểm kê 6 tháng và 1 năm.

Để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý và sử dụng cơ sở vật chất tại Trường Trung cấp chuyên nghiệp Việt - Úc Nghệ An tổ chức toạ đàm và điều tra bằng phiếu. Sửdụng phiếu hỏi 15 người thành phần gồm: Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, các trưởng, phó các phòng - khoa trong trường. Ngoài ra các đại biểu còn nêu nhiều ý kiến theo yêu cầu của người nghiên cứu. Kết quả được trình bày ở bảng 2.9 dưới đây:

Bảng 2.9: Đánh giá về điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất

STT Nội dung bảo đảm Mức độ thực hiện (%)

đối tốt thường 1. Giáo trình, tài liệu phục vụ học

tập và nghiên cứu 20 30 30 20

2. Hệ thống giảng đường và

phương tiện kỷ thuật dạy học 10 20 40 20 10

3. Xưởng thực hành, Phòng thí

nghiệm và vật tư phục vụ 10 50 32 8

- Những mặt đạt được:

Trong những năm qua Nhà trường đã từng bước đầu tư xây dựng, mua sắm các trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo đã phần nào đáp ứng được yêu cầu đặt ra, như hệ thống giáo trình tài liệu của các môn khoa học cơ bản và khoa học cơ sở, hệ thống phòng học lý thuyết và thực hành, phòng thí nghiệm tương đối hiện đại.

- Những mặt chưa đạt được:

Qua điều tra, khảo sát thấy rằng có 38% học sinh và giáo viên được hỏi khẳng định tài liệu, giáo trình còn chưa đảm bảo và còn thiếu. Thực chất qua tìm hiểu thấy rằng ngay cả những tài liệu thuộc khối chuyên ngành cũng chỉ đáp ứng được trên 60%.

Một thực tế Nhà trường chưa có đầy đủ hệ thống phòng thí nghiệm và xưởng thực hành. Việc bổ sung tăng cường các thiết bị hiện đại tiên tiến chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, các thiết bị phục vụ cho thực hành ở phòng thí nghiệm còn hạn chế. Kết quả điều tra về việc bảo đảm cơ sở vật chất cho thấy 55% học sinh được hỏi khẳng định tạm được, 45% cho rằng còn chưa đáp ứng được.

Thực trạng công tác quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong các điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng đào tạo, do đó hàng năm với việc xây dựng kế hoạch đào tạo

nói chung Nhà trường đã xây dựng kế hoạch về trang thiết bị, vật tư, cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm:

* Kế hoạch sửa chữa, cải tạo cơ sở hạ tầng.

* Kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị thực hành. * Kế hoạch xây dựng thêm nhà xưởng thực hành. * Kế hoạch mua sắm bổ sung trang thiết bị kỹ thuật.

Các kế hoạch trên đều được thông qua hội đồng đào tạo Nhà trường và trình duyệt UBND tỉnh là cơ quản chủ quản.

- Để đảm bảo cho chương trình đào tạo, hiện nay nhà trường có 5 phòng thực hành, thí nghiệm cho các nghề. Các xưởng thực hành chuyên ngành giao cho các khoa chuyên môn quản lý.

- Nhà trường quy định quản lý trang thiết bị thực hành, thực tập trong đó phân công trách nhiệm cụ thể:

* Các khoa nghề: Giao cho giáo viên quản lý trực tiếp xưởng thực hành, có sổ sách theo dõi sử dụng thiết bị.

* Bộ phận quản trị, phòng Hành chính tổng hợp: Có trách nhiệm theo dõi tình trạng thiết bị thường xuyên theo kế hoạch môn học.

* Phòng Tài chính kế toán: Quản lý về thủ tục tài chính mua sắm, nhập, xuất...

- Công tác kiểm tra:

* Cấp nhà trường: Kiểm tra sau mỗi học kỳ và kiểm kê sau mỗi năm học. * Cấp phòng khoa: Theo báo cáo công tác tháng của các khoa hoặc kiểm tra đột xuất của Phòng Hành chính tổng hợp.

Ngoài ra công tác cải tạo, sửa chữa cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo cũng được thực hiện theo chu trình như trên: Các Khoa thông báo yêu cầu sửa chữa trong năm về bộ phận quản trị Nhà trường lên kế hoạch chung và tổ chức, chỉ đạo các phòng khoa chức năng thực hiện trên cơ sở nguồn tài chính được cấp.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề ở trường trung cấp chuyên nghiệp việt úc nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w