8. Cấu trúc luận văn
1.5.3. Các yếu tố bên trong
Đây là nhóm yếu tố bên trong các cơ sở đào tạo có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Các yếu tố này do hệ thống quản lý chất lượng của cơ sở dạy nghề quyết định. Các yếu tố này bao gồm các nhóm sau:
- Nhóm các yếu tố về điều kiện đảm bảo.
Trong trường dạy nghề các nhân tố về điều kiện đảm bảo ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nghề bao gồm:
- Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý (Manpower - m1).
- Đầu vào, học sinh, sinh viên tham gia học các chương trình đào tạo nghề (Material - m2).
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị (Machino-equipment - m3). - Nguồn tài chính (Money - m4).
MÔI TRƯỜNG TK - XH, KH - CN
- Gắn đào tạo với sử dụng và khuyến khích học nghề (Marketing - m5). - Các nhân tố trên được gắn kết bởi nhân tố quản lý (Management - M). Các nhân tố trên được sơ đồ hoá như Hình 3. M vừa gắn kết 5m vừa đảm bảo cho 5m vận động đồng bộ. Nhân tố M ở đây bao gồm cả quản lý chất lượng. Như phân tích ở các phần trên chất lượng được quyết định bởi quản lý. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho người học các cơ sở đào tạo phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và áp dụng các phương pháp và công cụ kiểm soát chất lượng phù hợp. Hiện nay hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000, quản lý chất lượng toàn diện và các công cụ thống kê đang được sử dụng rộng rãi trong các tổ chức và mang lại kết quả tốt.
Hình 1.3: Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng trong trường dạy nghề
m1 m5 M m2
m4 m3
- Nhóm các yếu tố về quá trình đào tạo. Thuộc nhóm này bao gồm các nhân tố như:
Nội dung chương trình đào tạo có phù hợp với mục tiêu đào tạo đã được thiết kế, phù với nhu cầu của thị trường, yêu cầu của người học hay không?.
Phương pháp đào tạo có được đổi mới, có phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, có phát huy được cao nhất khả năng học tập của từng “khách hàng” hay không?.
Hình thức tổ chức đào tạo có linh hoạt, thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho người học không? Có đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học không?.
Môi trường học tập trong nhà trường có an toàn, có bị các tệ nạn xã hội xâm nhập không? Các dịch vụ phục vụ cho học tập, sinh hoạt có sẵn và thuận lợi không?.
Môi trường văn hoá trong nhà trường có tốt không? Người học có dễ dàng có được các thông tin về kết quả học tập, lịch học, kế hoạch học và các hoạt động của nhà trường không?.
Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, trong đó trọng tâm là quản lý dạy học thực hành nghề, tác giả rút ra một số kết luận sau:
Quản lý là hiện tượng xã hội, trong một tổ chức thì quản lý là tất yếu. Bản chất của hoạt động quản lý là tổ chức, điều khiển của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý. Quản lý là một tổ chức với tư cách là một hệ thống xã hội khoa học và nghệ thuật tác động vào từng thành tố của hệ thống bằng những phương pháp thích hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra. QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý trong lĩnh vực giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra hợp với quy luật phát triển xã hội. Nhà trường là tổ chức giáo dục chuyên nghiệp, là đơn vị cơ sở của hệ thống giáo dục. Quản lý nhà trường chính là thực hiện các chức năng quản lý giáo dục trong phạm vi nhà trường. Nội dung bản của quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy học. Trong nhà trường công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề theo chức năng được giao cho phòng Đào tạo. Vì vậy phòng Đào tạo là đơn vị trực tiếp thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề trong nhà trường.
Để có hiệu quả dạy học thực hành nghề cán bộ quản lý phải có tác động đồng bộ lên các khâu của quá trình đào tạo, trực tiếp là người dạy và người học để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Các khái niệm cơ bản về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, chất lượng dạy học thực hành nghề và nhưng nội dung, biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dạy học thực hành nghề trong nhà trường đã nêu ở trên là cơ sở lý luận giúp cho việc nghiên cứu thực trạng công tác quản lý dạy học ở Trường Trung cấp chuyên nghiệp Việt - Úc Nghệ An được trình bày ở chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ
Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP VIỆT - ÚC NGHỆ AN 2.1. Vài nét về quá trình hình thành, tổ chức và hoạt động của Trường Trung cấp chuyên nghiệp Việt - Úc Nghệ An
Trường chuyên nghiệp Việt - Úc được thành lập theo Quyết định số 4619/2009/QĐ-UB ngày 14 tháng 09 năm 2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An trên cơ sở chuyển từ Trường trung cấp nghề kỹ thuật và thương mại Selaco, được thành lập theo Quyết định số 5061/QĐ-UBND-VX ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An. Nhà trường được thành lập trên cơ sở về bộ máy tổ chức và cán bộ nòng cốt được chuyển toàn bộ cán bộ giáo viên thuộc Trường Trung cấp nghề kỷ thuật và thương mại Selaco. Trường có tổng diện tích gần 8ha và tổng diện tích mặt bằng đã xây dựng là gần 4000m2. Địa bàn trường đóng là Xóm 15, xã Nghi Phú, Tp. Vinh, tỉnh Nghệ An, là một địa điểm nằm ở trung tâm Thành phố có nhiều trường Trung cấp và Cao đẳng đóng trên cùng một địa bàn.
Qui mô đào tạo của Nhà trường hiện tại là hơn 400 học sinh hệ trung cấp, trong đó hàng năm tuyển mới 200 học sinh; hàng năm Nhà trường đào tạo và cấp chứng chỉ nghề hệ sơ cấp cho trên 500 lao động. Ngoài ra hàng năm còn liên kết và đào tạo với các trường Cao đẳng và Đại học trên cả nước như: Trường Cao đẳng Dược Phú Thọ, Trường Đại học Y - Dược Huế, Trường Đại học Sài Gòn đào tạo các ngành nghề: Trung cấp Y, Trung cấp Dược, Đại học Kế toán liên thông…
Chức năng, nhiệm vụ chính: Đào tạo trình độ trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp, sơ cấp; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chuyển giao
công nghệ cho đội ngũ công nhân thuộc các thành phần kinh tế; liên kết đào tạo theo qui định của Pháp luật; tổ chức sản xuất, kinh doanh và làm dịch vụ phù hợp với ngành nghề đào tạo của Nhà trường; nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ trung cấp nghề và chuyên nghiệp, sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho học sinh có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Thực hiện đúng các qui định về tuyển sinh, tổ chức các hoạt động dạy và học, xây dựng và biên soạn chương trình, giáo trình phục vụ đào tạo, tổ chức nghiên cứu khoa học và phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trong hoạt động dạy nghề...
Nguyên lý phương châm dạy nghề: học đi đôi với hành; lấy thực hành, thực tập kỹ năng nghề làm chính; coi trọng giáo dục đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp của người học, đảm bảo tính giáo dục toàn diện.
Cơ cấu ngành nghề trình độ đào tạo: Định hướng phát triển cơ cấu ngành nghề và các trình độ đào tạo sát với năng lực hiện có, nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội nhằm khai thác có hiệu quả nhất các nguồn lực. Gắn đào tạo với nhu cầu nhân lực của các khu công nghiệp tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận. Từng bước ổn định và mở rộng cơ sở đào tạo, gắn nhà trường với doanh nghiệp và các đối tác đào tạo. Mở rộng quan hệ với các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo để tổ chức cho học sinh thực tập.
Ngành đào tạo: Tập trung chủ yếu các nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp, công nghệ thông tin; quan tâm mở rộng các nghề thuộc lĩnh vực kinh tế và dịch vụ.
Hệ đào tạo: Trình độ Trung cấp nghề cho đối tượng tốt nghiệp THPT thời gian 2 năm. Trình độ Trung cấp nghề cho đối tượng tốt nghiệp THCS thời gian 3 năm. Trình độ Sơ cấp nghề thời gian đào tạo từ 3 tháng đến dưới 1 năm.
Qui mô đào tạo: Thời điểm hiện nay qui mô đào tạo hệ trung cấp nghề là 400 học sinh, trong đó hàng năm tuyển mới là 200 học sinh. Qui mô đào tạo hệ Sơ cấp nghề: Hàng năm Nhà trường đào tạo và cấp chứng chỉ nghề hệ sơ cấp trên 500 lượt người học.
Tổ chức bộ máy nhân sự: Bộ máy tổ chức gồm: Ban giám hiệu, các hội đồng tư vấn, Phòng Đào tạo, Phòng Hành chính tổng hợp, Phòng Tài chính kế toán, Phòng Công tác học sinh, Khoa Cơ khí, Khoa Điện, Khoa công nghệ Ôtô, Khoa tài chính, Tổ Bộ môn chung.
Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức xã hội gồm: Công đoàn, Đoàn thanh niên.
2.2. Thực trạng hoạt động dạy học thực hành nghề và quản lý hoạtđộng DH thực hành nghề ở Trường Trung cấp chuyên nghiệp Việt - Úc động DH thực hành nghề ở Trường Trung cấp chuyên nghiệp Việt - Úc Nghệ An
Phương pháp xác định những vấn đề chủ yếu trong công tác quản lý quá trình đào tạo tại Trường Trung cấp chuyên nghiệp Việt - Úc Nghệ An là lấy ý kiến thăm dò của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong Nhà trường.
Các bước tiến hành như sau:
- Người nghiên cứu chuẩn bị nội dung lấy ý kiến (phiếu trưng cầu ý kiến - phụlục 1).
- Gặp gỡ một số cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường, nêu rõ mục đích yêu cầu, nội dung cần lấy ý kiến và phát phiếu trưng cầu ý kiến cho mọi người.
- Cuối cùng người nghiên cứu thu lại, tổng hợp ý kiến và xác định những vấn đề chủ yếu.
Để đánh giá thực trạng công tác quản lý dạy học của Nhà trường trong thời gian qua, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 30 giáo viên và cán bộ quản lý của nhà trường về những vấn đề chủ yếu trong công tác quản lý dạy học ở trường Trung cấp chuyên nghiệp Việt - Úc Nghệ An. Các ý kiến được tổng hợp ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý về những vấn đề cần quan tâm trong nhà trường hiện nay
TT Nội dung Số ý kiến Tỷ lệ (%) Thứ bậc
1. Về quản lý mục tiêu - nội dung đào tạo 20 67 8
2. Về công tác tuyển sinh 23 77 6
3. Về quản lý hoạt động dạy của GV 27 90 3
4. Về bộ máy tổ chức của nhà trường 14 47 9
5. Về công tác kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo 21 70 7
6. Về cơ sở vật chất kỹ thuật 28 93 2
7. Mối quan hệ giữa nhà trường và nơi sử dụng lao động 24 80 5 8. Về quản lý hoạt động học của học sinh 25 83 4 9. Về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo 29 97 1
10. Về các mặt công tác quản lý khác 12 40 10
Đồng thời để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý dạy học của Nhà trường trong thời gian qua, bên cạnh ý kiến của 30 cán bộ giáo viên và quản lý của Nhà trường, chúng tôi cũng tham khảo thêm ý kiến của 75 học sinh đang học tập tại nhà trường. Thông qua kết quả thu được, chúng tôi tiến hành đánh giá bằng cách gán điểm như sau:
Rất tốt: 3 điểm Tốt: 2 điểm
Bình thường: 1 điểm Chưa tốt: 0 điểm
Bảng 2.2: Đánh giá của giáo viên và học sinh về công tác quản lý dạy học của nhà trường trong thời gian qua
TT Các nội dung Đánh giá của giáo viên (30) Đánh giá của học sinh (75) ĐTB Bậc ĐTB Bậc
1. Mục tiêu, nội dung đào tạo 1.61 7 1.39 7
2. Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào
tạo nghề 1.77 6 1.45 6
3. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo 1.98 1 1.84 2 4. Quản lý hoạt động học của học sinh 1.85 4 1.67 3 5. Quan hệ nhà trường và nơi sử dụng lao động 1.80 5 1.57 5
6. Cơ sở vật chất kỹ thuật 1.95 2 1.81 1
7. Công tác tuyển sinh 1.25 9 1.12 8
8. Cơ cấu tổ chức nhà trường 1.32 8 0.98 9
9. Quản lý hoạt động GD của giáo viên 1.92 3 1.65 4 10. Công tác quản lý học sinh 1.11 10 0.83 11 11. Các mặt công tác quản lý khác 0.98 11 0.87 10 Điều này chứng tỏ sự tương quan là thuận và chặt chẽ nghĩa là đánh giá của giáo viên và của học sinh về công tác quản lý đào tạo của nhà trường là thống nhất. Thông qua bảng 2.1 (những vấn đề cần quan tâm trong nhà trường) và bảng 2.2 (kết quả đánh giá công tác quản lý đào tạo của nhà trường), có thể thấy, hiện nay nhà trường cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu cần quan tâm nhất là:
- Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.
- Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên. - Quản lý hoạt động học của học sinh.
- Quản lý về cơ sở vật chất.
Từ kết quả điều tra trên, tác giả đi vào tìm hiểu về thực trạng quản lý những vấn đề chủ yếu trên ở Trường Trung cấp chuyên nghiệp Việt - Úc Nghệ An hiện nay.
2.2.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy thựchành nghề hành nghề
Căn cứ điều lệ Trường Trung cấp, căn cứ quy chế tổ chức và hoạt động Trường Trung cấp chuyên nghiệp Việt - Úc Nghệ An đã được UBND tỉnh phê duyệt. Chi bộ, Ban giám hiệu đã chỉ đạo thực hiện việc thành lập các đơn vị trong trường theo cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường Trung cấp chuyên nghiệp: Thành lập hội đồng khoa học, hội đồng khen thưởng và kỷ luật; Phòng Hành chính Tổng hợp; Phòng Tài chính kế toán; Phòng Đào tạo; Phòng Công tác học sinh; Khoa Cơ khí; Khoa Điện; Khoa công nghệ Ô tô; Khoa Tài chính; Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Trường Trung cấp. Các đơn vị trong trường sau khi kiện toàn đã hoạt động khá đồng bộ, làm tốt chức năng quản lý điều hành, phối hợp cộng tác thực hiện nhiệm vụ được giao.
Đi đôi với việc củng cố bộ máy BGH Nhà trường quan tâm đặc biệt tới việc xây dựng đội ngũ giáo viên vừa đảm bảo đạt chuẩn theo quy định, vừa là cán bộ thực sự vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ; là những giáo viên giỏi về kiến thức, giỏi về kỹ năng nghề. Tổng số cán bộ giáo viên được giao là 38 biên chế, tổng số cán bộ giáo viên có mặt tại thời điểm hiện tại tháng 6 năm 2012 là 55 cán bộ giáo viên. Triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban