Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề ở trường trung cấp chuyên nghiệp việt úc nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 65)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.Đánh giá chung về thực trạng

Như chúng tôi đã giới thiệu, Trường Trung cấp chuyên nghiệp Việt - Úc, tiền thân là Trường Trung cấp nghề kỹ thuật và thương mại Salaco được thành lập tháng 5 năm 2006. Những năm vừa qua, Ban lãnh đạo Nhà trường cùng tập thể cán bộ công nhân viên đã không ngừng nỗ lực, nêu cao quyết tâm, thực hiện tốt kế hoạch đào tạo nghề nhằm tạo ra đội ngũ lao động lành nghề, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Nhà trường đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý dạy học, nhằm nâng cao kết quả đào tạo. Đây được xem là vấn đề cấp bách, quyết định sự tồn tại của nhà trường trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Từ khảo sát hiện trạng có thể đánh giá công tác quản lý dạy học của Nhà trường:

- Nhà trường đã tích cực đầu tư các máy móc, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại để học sinh - sinh viên được luyện tập với kỹ thuật công nghệ cao.

- Nhà trường đã dần đi vào ổn định, bước đầu thực hiện và đáp ứng được nhiệm vụ chính trị là đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà, góp phần giải quyết việc làm và công cuộc xoá đói giảm nghèo. Qui mô đào tạo, ngành nghề đào tạo hằng năm được mở rộng, liên kết với các trường, học sinh khi tốt nghiệp đã được các công ty liên doanh, nhà máy, xí nghiệp tuyển dụng.

Về nhược điểm:

- Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên hầu hết mới ra trường thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Cán bộ quản lý thiếu về số lượng, một bộ phận chưa đáp ứng được nhiệm vụ quản lý. Đội ngũ giáo viên không đồng đều thiếu giáo viên nòng cốt có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi. Từ thực trạng trong thời gian tới Nhà trường cần có những biện pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên.

- Công tác quản lý dạy học chưa khoa học và đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, việc chuẩn bị hồ sơ chuyên môn giáo án còn sơ sài đơn điệu, công tác giảng dạy của một số giáo viên chưa đáp ứng đặc biệt là việc dạy thực hành nghề. Để khắc phục tình trạng này cần phải có các biện pháp tăng cường quản lý công tác dạy học.

- Công tác quản lý việc học tập của học sinh chưa đáp ứng do kết quả học tập của học sinh chưa cao, học sinh tốt nghiệp chủ yếu xếp loại trung bình, chưa có nhiều biện pháp để cải thiện việc thực tập đơn điệu nhàm chán. Để khắc phục tình trạng này trong thời gian tới cần có các biện pháp tăng cường quản lý học tập của học sinh đặc biệt là học thực hành nghề.

- Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề phục vụ đào tạo còn nhiều hạn chế như hệ thống nhà xưởng không đảm bảo diện tích không được xây dựng

theo tiêu chuẩn, nhà lớp học chưa được đầu tư xây dựng mới, thiết bị dạy nghề thiếu và chưa được đầu tư các thiết bị công nghệ cao phù hợp với điều kiện sản xuất, thư viện chưa được đầu tư xây dựng, giáo trình tài liệu thiếu không đủ phục vụ học tập …

Để nâng cao kết quả học thực hành nghề cần đặc biệt quan tâm đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhà xưởng lớp học cần được đầu tư xây mới theo đúng tiêu chuẩn xây dựng chú trọng tạo cảnh quan môi trường sư phạm.

- Cần chú trọng liên kết đào tạo với các cơ sở sản xuất bằng các hình thức như gửi học sinh thự tập tại các nhà máy xí nghiệp, hoặc cùng liên kết đào tạo bằng các hình thức như học các môn học cơ sở tại nhà trường khi học kỹ năng nghề tổ chức đưa người học tại cơ sở sản xuất với sự kèm cặp hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề của cơ sở sản xuất…vv

Nguyên nhân:

- Do đặc thù là trường mới thành lập, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên chưa có thật nhiều kinh nghiệm, chưa thích nghi với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Kết luận chương 2

Từ những nghiên cứu thực trạng công tác quản lý dạy học tại Trường Trung cấp chuyên nghiệp Việt - Úc Nghệ An, tác giả rút ra một số kết luận sau: Trường Trung cấp chuyên nghiệp Việt - Úc Nghệ An mới được thành lập, tuy nhiên đã phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng; quy mô đào tạo ngày càng được nâng cao. HSSV tốt nghiệp ra trường được các doanh nghiệp, công ty sẵn sang tiếp nhận, uy tín nhà trường ngày càng được phụ huynh học sinh và xã hội chấp nhận.

Có được kết quả đó là nhờ nhà trường coi trọng công tác quản lý, nhất là công tác quản lý dạy học thực hành nghề. Đội ngũ CBQL đào tạo nhiệt tình

và có trách nhiệm cao, đội ngũ giáo viên yêu nghề và có ý chí học tập nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm.

Công tác quản lý dạy học trong nhà trường tương đối tốt, các nội dung quản lý luôn được thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, thực trạng trên cũng còn nhiều bất cập, yếu kém: Cơ chế quản lý dạy học còn theo nếp cũ, chậm đổi mới; đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo còn thiếu về số lượng, yếu kém về kiến thức QLGD nên hoạt động quản lý còn nhiều hạn chế; đổi mới phương pháp dạy học mới còn dừng lại ở hình thức kêu gọi chung chung chưa thật sự trở thành đòi hỏi thật trong mỗi giáo viên dạy thực hành nghề; việc phối hợp các bộ phận quản lý trong trường để quản lý nâng cao hiệu quả học thức hành nghề của HSSV, quản lý CSVC còn chưa tốt. Đặc biệt việc phối hợp mở rộng quan hệ với các cơ sở sản xuất kinh doanh để phối hợp giảng dạy, thực hành thực tập, sản xuất dịch vụ cũng như tiếp thị sãn phẩm đào tạo của nhà trường là việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng chưa được chú trọng, chưa có đối tác lâu dài.

Qua đó ta thấy, để đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường, nâng cao chất lượng đào tạo, cần đề xuất biện pháp quản lý có tính khoa học, khá thi nhằm phát huy những mặt mạnh, khắc phục yếu kém để đưa công tác quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề của nhà trường tốt hơn. Những biện pháp đề xuất quan trọng đó sẽ được trình bày ở chương 3.

Chương 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỰC HÀNH NGHỀ

Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP VIỆT - ÚC NGHỆ AN 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Phải tiếp cận quá trình quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề theo quan điểm hệ thống, từ đó dề xuất các biện pháp bảo đảm sự thống nhất, liên tục, ăn khớp nhau trong sự sắp xếp, lựa chọn. Nhờ đó quá trình tổ chức thực hiện biện pháp không chồng chéo nhau, không mâu thuẫn nhau cả nội dung lẫn tư tưởng chủ đạo. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp sẽ phát huy đầy đủ, phối hợp chặt chẽ, kết hợp tối ưu các tác động sư phạm trong nhà trường, dảm báo thực hiện mục tiêu quản lý hiệu quả.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Trên cơ sở lý luận khoa học về QLGD về vận dụng nghiên cứu khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề Trường Trung cấp chuyên nghiệp Việt - Úc Nghệ An, xem xét đề xuất những biện pháp đã làm thì tiếp tục duy trì, phát huy; chưa hoàn thiện thì tiếp tục đề xuất hoàn thiện;

những nội dung thực hiện chưa tốt thì cần được loại bỏ các làm lạc hậu, đề xuất các làm mới, hiệu quả hơn.

3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn

Tính thực tiễn thể hiện biện pháp đề xuất phù hợp với xu thế của thời đại, sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, nhất là khoa học giáo dục trong giai đoạn hiện nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tính thực tiễn còn thể hiện phù hợp với sự phát triển, điều kiện thực hiện ở Trường Trung cấp chuyên nghiệp Việt - Úc Nghệ An. Có như vậy mới khai thác được tiềm năng của đội ngũ CB, GV và HSSV của trường làm cho hoạt động dạy học trong trường ngày một tốt hơn.

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề ởtrường Trung cấp chuyên nghiệp Việt - Úc Nghệ An trường Trung cấp chuyên nghiệp Việt - Úc Nghệ An

3.2.1. Biện pháp thứ nhất: Bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

Cơ sở của biện pháp:

Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý (CBQL) là nhân tố có tính chất quyết định tới hiệu quả, chất lượng đào tạo cũng như sự phát triển của nhà trường. Do vậy việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, CBQL là rất cần thiết và đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của Chi uỷ, BGH Nhà trường.

Cụ thể:

- Đối với cán bộ quản lý các cấp ngoài việc bồi dưỡng các kỹ năng quản lý như: kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức thực hiện, kỹ năng kiểm tra đánh giá cần tập trung bồi dưỡng các kỹ năng quản lý dạy học, đặc biệt là dạy học thực hành như hồ sơ giáo án của giờ giảng gồm những yếu tố gì? Nội dung công việc của một buổi học thực hành, các điều kiện để có thể tổ chức một buổi thực hành… Cán bộ quản lý trẻ, số năm kinh nghiệm làm công tác quản lý ít nên chưa có nhiều kinh nghiệm điều hành, khả năng xây dựng kế

hoạch công tác đề ra làm biện pháp tổ chức thực hiện của một số bộ phận quản lý chưa cao. Một số cán bộ quản lý chưa hiểu rõ quy trình, quy phạm nội dung các văn bản của Nhà nước, Nhà trường quy định về các lĩnh vực hoạt động chính trong đào tạo, một số cán bộ quản lý còn chưa hiểu rõ qui trình, qui phạm trong công tác dạy thực hành. Khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm quyết đoán của một số cán bộ quản lý chưa cao.

- Đối với giáo viên cần tập trung đào tạo để có giáo viên nòng cốt đạt trình độthạc sỹ, đào tạo đạt chuẩn cho toàn bộ giáo viên dạy thực hành.

Cần đi sâu bồi dưỡng và tập huấn cho giáo viên kỹ năng nghề với yêu cầu người giáo viên phải thực sự là một người thợ giỏi có khả năng làm việc như một chuyên gia thực thụ. Có như vậy khi làm mẫu thị phạm hoặc xử lý các tình huống kỹ thuật không bị bỡ ngỡ và thành thục. Bên cạnh việc chú trọng bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giáo viên cần chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm về các phương pháp dạy học lý thuyết, phương pháp dạy học thực hành, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học.

Về thực tiễn thực trạng đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên Nhà trường cho thấy một số điểm yếu là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả công tác của Nhà trường chưa cao đó là:

Nhiều giáo viên dạy thực hành nhưng kỹ năng nghề không cao, không có kinh nghiệm thực tế, các kỹ năng về phương pháp dạy học chưa đáp ứng yêu cầu công việc. Trong tổng số đội ngũ giáo viên có trên 80% là giáo viên trẻ mới ra trường trong khi đó yêu cầu đối với giáo viên dạy nghề vừa phải có kiến thức tốt, tay nghề tốt và phương pháp giảng dạy tốt những vấn đề trên cần phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

- Về đội ngũ quản lý, phấn đấu đến năm 2015 Nhà trường có 100% đội ngũ CBQL Trưởng, phó các phòng khoa thực sự là đội ngũ nòng cốt có khả năng điều hành khoa học và hoàn thành các nhiệm vụ chung của Nhà trường.

- Đội ngũ giáo viên Nhà trường có kiến thức chuyên môn vững vàng, có tay nghề giỏi, có khả năng sử dụng thành thạo các thiết bị và công nghệ mới, có phương pháp giảng dạy tốt phù hợp với các đối tượng khác nhau, có khả năng làm việc theo nhóm, có khả năng nghiên cứu đề tài khoa học thuộc lĩnh vực giảng dạy, sử dụng thành thạo thiết bị Multimedia trong dạy học, sử dụng tiếng Anh và công nghệ thông tin thành thạo để ứng dụng vào các lĩnh vực công tác.

Đến năm 2015 có tối thiểu 20% đội ngũ giáo viên có trình độ thạc sỹ. 100% giáo viên chuẩn trình độ Đại học.

Nội dung của biện pháp

Công tác bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp đối với cán bộ quản lý và giáo viên cần tập trung làm tốt một số nội dung:

- Với đội ngũ quản lý:

+ Bồi dưỡng cán bộ quản lý. Đối với cán bộ quản lý là trưởng phó các phòng khoa xuất phát từ thực tiễn khả năng điều hành đơn vị hết sức lúng túng, không có khả năng triển khai nhiệm vụ nhiều khi không biết bắt đầu từ đâu vì vậy việc cần làm đầu tiên là bồi dưỡng các kỹ năng quản lý đó là kỹ năng triển khai các nhiệm vụ theo kế hoạch chung của Nhà trường; kỹ năng lập kế hoạch để điều hành các nhiệm vụ; kỹ năng tổ chức thực hiện; kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả công việc. Bên cạnh việc bồi dưỡng các kỹ năng quản lý để có thể điều hành công việc dạy học đặc biệt là dạy thực hành nghề, người cán bộ quản lý cần thực sự am hiểu công việc của một giáo viên. Trong khuôn khổ biện pháp với mục tiêu nâng cao kết quả học thực hành nghề thì người cán bộ quản lý trước tiên phải là một giáo viên thực thụ cần được bồi dưỡng như một giáo

viên để có thể hiểu rõ cấu trúc của một buổi học thực hành, qui trình thực hiện một buổi thực hành, hồ sơ chuyên môn, phương pháp dạy học thực hành, sự giống và khác nhau giữa học thực hành và học lý thuyết.

+ Bồi dưỡng trình độ tin học ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Về tin học với mục tiêu sử dụng kiến thức tin học để ứng dụng trong giảng dạy. Vì vậy, giáo viên phải sử dụng thành thạo chương trình tin học văn phòng như word, exell, sử dụng thành thạo phần mềm AUTOCAD, phần mềm trình chiếu, các phần mềm chuyên dụng trong dạy kỹ thuật cơ khí và kỹ thuật điện - điện tử khác tuỳ theo yêu cầu về công nghệ. Về ngoại ngữ với mục tiêu giáo viên có thể giao tiếp thông thường với người nước ngoài, xác định ngoại ngữ cần bồi dưỡng là tiếng Anh, là ngoại ngữ bắt buộc giáo viên phải đạt trình độ B trở lên. Bên cạnh đó cần tập trung bồi dưỡng các chuyên đề về tiếng Anh kỹ thuật để giáo viên có thể giao tiếp với máy tính và tra cứu tài liệu.

- Với cán bộ giáo viên:

+ Đối với giáo viên xuất phát từ đặc điểm công việc đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức tốt, có kỹ năng nghề thực thụ như một chuyên gia, có phương pháp dạy học tốt vì vậy hàng năm cần tập trung bồi dưỡng các nội dung cơ bản sau:

+ Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển với tốc độ rất nhanh nếu người cán bộ kỹ thuật, người giáo viên kỹ thuật không cập nhật kiến thức một cách thường xuyên liên tục sẽ trở nên lạc hậu và luôn ngỡ ngàng trong công việc. Việc bồi dưỡng kiến thức cần được thực hiện từ hai phía đó là nhà trường cần thường xuyên cử cán bộ giáo viên tham dự các buổi tập huấn, các hội thảo khoa học trong và ngoài nước giới thiệu công nghệ mới bên cạnh đó, người giáo viên cũng cần phải nhận thức được rằng phải tự cập nhật kiến thức mới thông qua tự tìm tòi nghiên cứu các tạp

chí chuyên đề, các trang thông tin trên INTERNET và đặc biệt thông qua các

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề ở trường trung cấp chuyên nghiệp việt úc nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 65)