8. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Thực trạng việc thực hiện nội dung, chương trình
Hoạt động giảng dạy là hoạt động trọng tâm của Nhà trường, đồng thời là hoạt động chuyên môn quan trọng nhất do đội ngũ giáo viên thực hiện. Hoạt động giảng dạy đòi hỏi đầu tư phần lớn thời gian, sức lực của giáo viên. Quản lý hoạt động giảng dạy nhằm đảm bảo cho giáo viên thực hiện đúng quy chế, quy định, đúng kế hoạch và nội dung chương trình, đảm bảo chất lượng giảng dạy của giáo viên. Công tác giảng dạy chính là tổ chức quá trình nhận thức của học sinh vì vậy chất lượng giảng dạy là yếu tố quyết định chất lượng nhận thức của học sinh, quyết định chất lượng đào tạo.
Quá trình giảng dạy của giáo viên gồm các khâu:
- Chuẩn bị giảng (đề cương bài giảng, giáo án, đồ dùng phương tiện…). - Thực hiện giảng trên lớp.
- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Ban giám hiệu Nhà trường tạo mọi điều kiện tốt nhất để giáo viên thực hiện tốt các khâu trên, đồng thời từ đó đề ra biện pháp quản lý các khâu trong quá trình giảng dạy của giáo viên, cụ thể là:
Những quy định về quản lý hoạt động giảng dạy;
Hệ thống biểu mẫu, số sách, tổ chức quá trình dạy học: Kế hoạch đào tạo từng khoá học theo từng ngành nghề đào tạo; tiến độ giảng dạy trong năm học của từng lớp; kế hoạch giáo viên; kế hoạch giảng dạy và các hoạt động khác của giáo viên; kế hoạch sử dụng các trang thiết bị dạy học; lịch giảng dạy môn học: Nội dung chương trình môn học; thời gian thực hiện các công tác chuẩn bị cho giảng dạy môn học; giáo án lý thuyết, kế hoạch lên lớp thực
hiện bài giảng của giáo viên lý thuyết; giáo án thực hành, kế hoạch lên lớp thực hiện bài giảng của giáo viên thực hành.
Hệ thống sổ sách, biểu mẫu để kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch đào tạo gồm: Sổ tay giáo viên lý thuyết để theo dõi tình hình lên lớp và kết quả học tập của học sinh các lớp được phân công cho giáo viên giảng dạy; sổ tay giáo viên thực hành để theo dõi tình hình lên lớp và kết quả thực hành rèn luyện tay nghề của mỗi học sinh trong lớp được phân công phụ trách; phiếu dự giờ dùng để ghi chép các nhận xét, góp ý cho giáo viên khi đến dự giảng được tổ bộ môn, khoa lưu trữ cho từng giáo viên theo thứ tự thời gian; kết quả thi kiểm tra là bảng xác nhận kết quả học tập của từng học sinh trong mỗi môn học đó được thông qua giáo viên, khoa và Phòng Đào tạo; sổ lên lớp hàng ngày dùng cho giảng dạy lý thuyết hay hướng dẫn thực hành trong đó thể hiện các nội dung theo dõi trong quá trình dạy học như danh sách giáo viên, thời khoá biểu theo từng giai đoạn, nội dung và kết quả kiểm tra tình hình dạy học, tóm tắt nội dung bài giảng, điểm danh học sinh trong mỗi buổi lên lớp; thẻ học sinh giúp học sinh có cơ sở để liên hệ các phòng, khoa khi có các công việc cần thiết; bằng nghề, chứng chỉ nghề, sổ theo dõi cấp phát bằng nghề, chứng chỉ nghề.
Ban giám hiệu Nhà trường quy định trước khi lên lớp tất cả giáo viên phải có đầy đủ đề cương bài giảng (giáo viên nghiên cứu giáo trình, tài liệu tự biên soạn), giáo án (giáo viên soạn theo mẫu quy định thống nhất trong toàn trường) trong giáo án thể hiện 5 bước: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giảng bài mới, tổng kết bài và củng cố bài, câu hỏi và bài tập. Phân bổ thời gian và thể hiện đầy đủ các phương pháp, phương tiện sử dụng trong giảng dạy. Đề cương bài giảng, giáo án phải được thông qua tổ trưởng bộ môn ký duyệt. Để bài giảng tiến hành có hiệu quả và có chất lượng tốt đòi hỏi mỗi giáo viên phải đầu tư thời gian nghiên cứu biên soạn đề cương bài giảng, giáo án đầy đủ
và công phu. Ngoài ra giáo viên phải chuẩn bị phương tiện, mô hình học cụ, đồ dùng dạy học phù hợp, đây là yêu cầu mà Ban giám hiệu Nhà trường thường xuyên quan tâm nhằm làm cho bài giảng trực quan, sinh động, khắc phục tình trạng dạy chay, giúp cho quá trình nhận thức của học sinh được dễ dàng, sâu sắc hơn.
Ban giám hiệu Nhà trường giao cho các Trưởng khoa, trưởng các bộ môn trực thuộc khoa thường xuyên tiến hành việc kiểm tra thực hiện các quy định về công tác chuẩn bị giảng dạy của giáo viên. Kiểm tra đánh giá, xếp loại chất lượng giáo án của từng giáo viên theo tiêu chí quy định tổng hợp báo cáo Ban giám hiệu định kỳ hàng tháng. Mặt khác mỗi học kỳ Ban giám hiệu giao bộ phận thanh tra tiến hành kiểm tra đột xuất các khoa xem xét, đánh giá cụ thể về số lượng, chất lượng giáo án, đề cương bài giảng của từng giáo viên.
Những biện pháp trên có tác dụng tốt, nâng cao ý thức, trách nhiệm cũng như phong trào thi đua trong công tác chuẩn bị giảng dạy của giáo viên. Tuy nhiên vẫn còn một vài giáo viên còn chuẩn bị chưa tốt như: Đầu tư thời gian biên soạn bài giảng, giáo án còn ít. Không đầu tư nghiên cứu cập nhật kiến thức mới bổ sung vào bài giảng, sử dụng thiết bị, học cụ trong giảng dạy còn ít. Khi dạy thực hành do chưa thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng nghề nên một số giáo viên không có khả năng làm mẫu và xử lý các tình huống kỹ thuật vì vậy chất lượng giờ giảng chưa cao.
Bảng 2.4: Kết quả xếp loại giáo án của giáo viên
(Theo số liệu thống kê của Phòng Đào tạo) Tiêu chí Năm học Tốt (%) Khá (%) Trung bình (%) Không đạt (%) 2008 - 2009 25 42 23 10 2009 - 2010 32 45 17 6 2010 - 2011 40 48 12 0
Công tác quản lý giảng dạy của giáo viên trên lớp: Để giáo viên thực hiện tốt công tác giảng dạy, đúng quy chế, thực hiện đúng nội dung chương trình môn học, đúng kế hoạch tiến độ, đặc biệt chất lượng dạy học (thông qua nội dung, phương pháp giảng dạy) thì phải quản lý tốt hoạt động giảng dạy trên lớp của giáo viên. Ban giám hiệu Nhà trường đặc biệt quan tâm đề ra biện pháp nhằm quản lý tốt hoạt động giảng dạy của giáo viên cụ thể:
- Trưởng khoa chỉ đạo tổ trưởng bộ môn căn cứ khả năng chuyên môn, giờ lên lớp định mức của từng giáo viên, tiến hành phân công giảng dạy cho phù hợp. Phòng Đào tạo căn cứ phân công của bộ môn, cơ sở vật chất lớp học, các điều kiện thực tế có liên quan xếp thời khoá biểu (tiến hành trao đổi, thoả thuận với bộ môn để giải quyết các vướng mắc). Giáo viên căn cứ thời khoá biểu chính thức xây dựng lịch lên lớp và có trách nhiệm đảm bảo tiến độ, thời lượng, chất lượng giờ giảng đúng chương trình môn học đã được hiệu trưởng duyệt. Việc theo dõi lịch trình môn học, tiến độ do Phòng Đào tạo cử một số cán bộ phụ trách ghi chép đầy đủ trực tiếp báo cáo Ban giám hiệu định kỳ, hàng tháng. Nhìn chung các khoa, giáo viên thực hiện tương đối tốt các quy định trên.
- Nội dung giảng dạy được quy định chi tiết trong chương trình môn học do bộ môn chuyên ngành đó ban hành và được thống nhất, được hiệu trưởng duyệt. Trưởng khoa, trưởng bộ môn chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về nội dung giảng dạy của giáo viên, vì vậy trưởng khoa, trưởng bộ môn phải thường xuyên kiểm tra giáo án, việc biên soạn đề cương bài giảng, tổ chức dự giờ của GV. BGH kiểm tra nội dung giảng dạy thông qua khoa, qua dự giờ đột xuất giáo viên. BGH thường xuyên yêu cầu các khoa, các bộ môn xác định trách nhiệm cho giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu tài liệu bổ sung cập nhật những nội dung, kiến thức mới vào nội dung bài giảng tránh tụt hậu kiến thức so với thực tế. Để giúp cho giáo viên có điều kiện thuận lợi học tập nghiên cứu,
bổ sung kiến thức, Nhà trường dành kinh phí thoả đáng mua tài liệu, giáo trình bổ sung cho thư viện trường. Mặt khác liên hệ cho giáo viên tham gia các cuộc hội thảo, tập huấn chuyên môn, các lớp bồi dưỡng hàng năm do Bộ GD & ĐT, Bộ tài chính, Tổng cục dạy nghề tổ chức. Chỉ đạo duy trì sinh hoạt chuyên môn hàng tuần của các bộ môn, các khoa. Tuy nhiên còn một số tồn tại như: Việc tổ chức cho giáo viên giao lưu, học hỏi với các trường đối tác còn ít, dẫn tới còn nhiều bất cập trong việc thống nhất nội dung chương trình, nội dung từng môn học cùng chuyên ngành đào tạo; Một số giáo viên chưa tích cực nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực tế để bổ sung vào bài giảng, bài giảng còn nghèo về tư liệu thực tế kém sinh động.
- Phương pháp giảng dạy (PPGD) Nhà trường tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho GV. BGH nhà trường luôn quan tâm đôn đốc GV cải tiến PPGD, nghiên cứu phối hợp và vận dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học mới như: Phương pháp nêu vấn đề, phương pháp dạy học tích cực, phương pháp lấy HS làm trung tâm. Mua sắm trang thiết bị dạy học theo hướng hiện đại, khuyến khích giáo viên làm đồ dùng dạy học; yêu cầu giáo viên lên lớp phải sử dụng phương tiện, học cụ theo yêu cầu của bài giảng. BGH yêu cầu các khoa lên kế hoạch và tổ chức dự giờ, bình giảng cho giáo viên từng học kỳ, tổ chức hội giảng cấp khoa, tuyển chọn giáo viên tham gia hội giảng cấp trưởng hàng năm. Kết quả xếp loại giờ giảng qua dự giờ của giáo viên những năm gần đây như sau:
Bảng 2.5: Kết quả xếp loại giờ giảng của giáo viên
(theo số liệu thống kê của Phòng Đào tạo) Tiêu chí năm học Tốt (%) Khá (%) Trung bình (%) Không đạt (%) 2008 - 2009 28 41 20 11 2009 - 2010 40 45 12 3 2010 - 2011 45 47 8 0
Qua kết quả ta thấy chất lượng giảng dạy của giáo viên được nâng lên năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên số giờ được xếp loại tốt chưa tới 50%. Một số giáo viên chưa khắc phục thói quen giảng dạy cũ, chưa thoát khỏi phương pháp thuyết trình thuần tuý, chưa chú ý rèn kỹ năng thực hành cho học sinh. Ngại hoặc ít sử dụng phương tiện hiện đại, đồ dùng dạy học khi lên lớp dẫn tới chưa phát huy cao độ tính chủ động của HS.
Để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý dạy học tại Trường Trung cấp nghề Chuyên nghiệp Việt - Úc Nghệ An, chúng tôi tổ chức toạ đàm và điều tra bằng phiếu. Sử dụng bằng phiếu hỏi 15 người, thành phần gồm: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trưởng phó các phòng khoa trường. Ngoài ra các đại biểu còn nêu nhiều ý kiến theo yêu cầu của người nghiên cứu kết quả được tổng hợp và trình bày ở bảng 2.6 dưới đây.
Bảng 2.6: Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy của trường trung cấp chuyên nghiệp Việt - Úc Nghệ An
TT Nội dung Mức độ thực hiện Tốt (SL/%) Khá (SL/%) Trung bình (SL/%) Không đạt (SL/%)
1. Quản lý việc thực hiện chương
trình giảng dạy 4/27 8/53 3/20
2. Quản lý việc lập kế hoạch công
tác của cán bộ giảng dạy 2/13.3 4/27 6/40 3/20 3. Quản lý nhiệm vụ soạn bài và
chuẩn bị lên lớp 3/20 5/33.3 5/33.3 2/13.3
4. Quản lý nền nếp lên lớp của cán
bộ giảng dạy 2/13.3 5/33.3 6/40 2/13.3
5. Quản lý nhiệm vụ vận dụng và
cải tiến phương pháp giáo dục 3/20 4/27 7/46 1/6.7 6. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá
7. Quản lý việc thực hiện quy định
về hồ sơ chuyên môn. 6/40 5/33.3 3/20 1/6.7
8. Quản lý hoạt động tự học, tự bồi
dưỡng. 1/6.7 3/20 7/46 4/27
Kết quả điều tra cho thấy: Hai nội dung được đánh giá đã thực hiện tốt nhất là quản lý việc thực hiện chương trình và thực hiện các quy định về hồ sơ cá nhân các cán bộ giảng dạy. Ba nội dung: Quản lý việc vận dụng và cải tiến phương pháp giảng dạy, quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, việc quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên còn bị đánh giá là chưa tốt, thậm chí còn bị đánh giá là yếu. Chính vì vậy mà chúng ta phải phát huy những việc đã làm tốt đồng thời tăng cường quản lý đối với nội dung còn yếu thông qua kết quả khảo sát này.
Căn cứ vào các báo cáo tổng hợp tình hình giảng dạy, học tập và các hoạt động khác liên quan đến đào tạo của Nhà trường (theo tháng, học kỳ, năm học) và kết quả thanh tra đào tạo các cấp đối với trường, có thể đánh giá như sau:
* Những điểm mạnh:
- Các giáo viên tận tâm với nghề nghiệp, luôn quán triệt triết lý và mục tiêu của Nhà trường: “Dạy những cái người học cần chứ không dạy những cái mình có".
- Phong trào thi đua dạy tốt được phát huy và có hiệu quả, các bài giảng đều sử dụng đồ dùng dạy học như máy và phim đèn chiếu, mô hình học cụ, quy trình bản vẽ vv... Nên hiệu quả các bài giảng ngày càng tăng.
- Nội dung giảng dạy của giáo viên luôn bám sát chương trình môn học và kế hoạch giảng dạy, điều chỉnh và cập nhật nội dung kiến thức mới cho phù hợp thực tế và đáp ứng mục tiêu đào tạo của bài học, môn học, ngành học.
- Phong trào đổi mới PPDH, tích cực hoá quá trình học tập của HS được giáo viên hăng hái tham gia với mức độ sâu rộng và có hiệu quả.
- Thực hiện tích cực các hoạt động tự bồi dưỡng dưới nhiều hình thức như sinh hoạt tổ chuyên môn, tự học, dự giờ, trao đổi… thông qua đó các vấn đề khó khăn trong giảng dạy được bàn bạc kỹ, thống nhất và cùng tháo gỡ.
- Hình thức viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu các đề tài khoa học đã trở thành phong trào thi đua bắt buộc đối với những giáo viên đăng ký thi đua đạt danh hiệu từ lao động giỏi trở lên.
- Nhà trường đã động viên giáo viên các đơn vị phòng tham gia viết giáo trình các môn kỹ thuật cơ sở và kỹ thuật chuyên môn. Tài liệu tham khảo cho các GV, HS đảm bảo tương đối đầy đủ.
- Phong trào sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến làm mô hình học cụ được Nhà trường động viên và có chế độ phù hợp cho các cán bộ giáo viên tham gia nên đáp ứng tương đối đầy đủ với các ngành Điện, Cơ khí, động lực, Kế toán.
* Những mặt yếu:
Hồ sơ giảng dạy của GV có đầy đủ về số lượng nhưng chất lượng chưa đồng đều. Qua kết quả kiểm tra hồ sơ giảng dạy của giáo viên định kỳ và đột xuất cho thấy có những giáo viên coi nhẹ việc chuẩn bị bài giảng, coi đó chỉ là hình thức. Nhiều giáo án được soạn sơ sài đơn điệu về phương pháp dạy của giáo viên và phương pháp học tập của học sinh.
Tình trạng “dạy chay” vẫn còn mặc dù nhà trường đã đầu tư phương tiện dạy học phù hợp, còn nhiều giáo viên sử dụng phương pháp giảng thuyết trình là chính, HS thụ động nghe, ghi.
Công tác dự giờ đôi khi còn chạy theo hình thức lấy cơ sở để xem xét thi đua chứ chưa thực sự đi vào chiều sâu có chất lượng.
Kĩ năng thực hành hành nghề của một số giáo viên còn yếu đặc biệt là giáo viên mới ra trường.
Khi dạy thực hành qua kiểm tra nhiều khi học sinh không có việc làm còn ngồi chơi dẫn đến kết quả thực hành rèn luyện tay nghề chưa cao.
* Nguyên nhân:
- Nhận thức của giáo viên về quy chế giảng dạy còn chưa cao, nhiều giáo viên còn coi nhẹ vấn đề này.
- Có giáo viên chưa biết sử dụng cơ sở trang thiết bị hiện đại.
- Thủ tục mượn và sử dụng trang thiết bị còn nặng nề, nặng về thủ tục hành chính.