Mục tiêu QL hoạt động dạy học thực hàn hở Trường Trung cấp chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề ở trường trung cấp chuyên nghiệp việt úc nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 31 - 32)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Mục tiêu QL hoạt động dạy học thực hàn hở Trường Trung cấp chuyên nghiệp

chuyên nghiệp

1.4.1. Mục tiêu QL hoạt động dạy học thực hành ở Trường Trung cấpchuyên nghiệp chuyên nghiệp

Trường Trung cấp chuyên nghiệp là thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

* Mục tiêu đào tạo

Dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn (Điều 17 Luật Dạy nghề) [21].

Trên cơ sở mục tiêu, chương trình khung của các nghề do Bộ LĐTBXH ban hành, các trường xây dựng chương trình dạy nghề của trường đảm bảo kiến thức, kỹ năng dạy hoặc thực hành nghề theo chương trình khung; Thời gian thực học tối thiểu dành cho các môn học, mô-đun đào tạo nghề bắt buộc chiếm 70% - 80 % tổng số thời gian thực học tối thiểu của các môn học, mô- đun đào tạo nghề; thời gian thực học tối thiểu dành cho các môn học, mô-đun đào tạo nghề tự chọn chiếm 20% - 30% tổng số thời gian thực học tối thiểu của các môn học, mô-đun đào tạo nghề [21].

Quá trình dạy học thực hành nghề bắt đầu từ việc phân tích đối tượng để xác định mục tiêu học tập và kết thúc bằng mức độ đạt được bằng kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp của người học. Đặc biệt mục tiêu quản lý dạy học thực hành nghề đã được cụ thể hoá thành các yêu cầu cần đạt được các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng kỹ xảo, hoạt động độc lập, tự tạo việc làm, niềm tin và lòng nhân ái... Các yêu cầu này phù hợp với từng đối tượng trong hoạt động dạy học thực hành nghề.

Như vậy, các nhà quản lý từ Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Trưởng, Phó các Phòng, Khoa đến tổ bộ môn phải xây dựng được quy chế tổ chức và hoạt động quản lý và điều hành các hoạt động của đơn vị mình một cách hiệu quả. Điều đó đòi hỏi người lãnh đạo phải có cách quản lý sáng tạo, nhạy bén, có như vậy mới hoàn thành được các mục tiêu đã đề ra góp phần tích trong việc quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề của trường. Theo điều lệ Trường trung cấp nghề (Ban hành kèm theo Quyết định số 52/2008/QĐ- BLĐTBXH ngày 5 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề ở trường trung cấp chuyên nghiệp việt úc nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w