8. Cấu trúc luận văn
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề ở trường
khai thác được tiềm năng của đội ngũ CB, GV và HSSV của trường làm cho hoạt động dạy học trong trường ngày một tốt hơn.
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề ởtrường Trung cấp chuyên nghiệp Việt - Úc Nghệ An trường Trung cấp chuyên nghiệp Việt - Úc Nghệ An
3.2.1. Biện pháp thứ nhất: Bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
Cơ sở của biện pháp:
Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý (CBQL) là nhân tố có tính chất quyết định tới hiệu quả, chất lượng đào tạo cũng như sự phát triển của nhà trường. Do vậy việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, CBQL là rất cần thiết và đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của Chi uỷ, BGH Nhà trường.
Cụ thể:
- Đối với cán bộ quản lý các cấp ngoài việc bồi dưỡng các kỹ năng quản lý như: kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức thực hiện, kỹ năng kiểm tra đánh giá cần tập trung bồi dưỡng các kỹ năng quản lý dạy học, đặc biệt là dạy học thực hành như hồ sơ giáo án của giờ giảng gồm những yếu tố gì? Nội dung công việc của một buổi học thực hành, các điều kiện để có thể tổ chức một buổi thực hành… Cán bộ quản lý trẻ, số năm kinh nghiệm làm công tác quản lý ít nên chưa có nhiều kinh nghiệm điều hành, khả năng xây dựng kế
hoạch công tác đề ra làm biện pháp tổ chức thực hiện của một số bộ phận quản lý chưa cao. Một số cán bộ quản lý chưa hiểu rõ quy trình, quy phạm nội dung các văn bản của Nhà nước, Nhà trường quy định về các lĩnh vực hoạt động chính trong đào tạo, một số cán bộ quản lý còn chưa hiểu rõ qui trình, qui phạm trong công tác dạy thực hành. Khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm quyết đoán của một số cán bộ quản lý chưa cao.
- Đối với giáo viên cần tập trung đào tạo để có giáo viên nòng cốt đạt trình độthạc sỹ, đào tạo đạt chuẩn cho toàn bộ giáo viên dạy thực hành.
Cần đi sâu bồi dưỡng và tập huấn cho giáo viên kỹ năng nghề với yêu cầu người giáo viên phải thực sự là một người thợ giỏi có khả năng làm việc như một chuyên gia thực thụ. Có như vậy khi làm mẫu thị phạm hoặc xử lý các tình huống kỹ thuật không bị bỡ ngỡ và thành thục. Bên cạnh việc chú trọng bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giáo viên cần chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm về các phương pháp dạy học lý thuyết, phương pháp dạy học thực hành, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học.
Về thực tiễn thực trạng đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên Nhà trường cho thấy một số điểm yếu là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả công tác của Nhà trường chưa cao đó là:
Nhiều giáo viên dạy thực hành nhưng kỹ năng nghề không cao, không có kinh nghiệm thực tế, các kỹ năng về phương pháp dạy học chưa đáp ứng yêu cầu công việc. Trong tổng số đội ngũ giáo viên có trên 80% là giáo viên trẻ mới ra trường trong khi đó yêu cầu đối với giáo viên dạy nghề vừa phải có kiến thức tốt, tay nghề tốt và phương pháp giảng dạy tốt những vấn đề trên cần phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
- Về đội ngũ quản lý, phấn đấu đến năm 2015 Nhà trường có 100% đội ngũ CBQL Trưởng, phó các phòng khoa thực sự là đội ngũ nòng cốt có khả năng điều hành khoa học và hoàn thành các nhiệm vụ chung của Nhà trường.
- Đội ngũ giáo viên Nhà trường có kiến thức chuyên môn vững vàng, có tay nghề giỏi, có khả năng sử dụng thành thạo các thiết bị và công nghệ mới, có phương pháp giảng dạy tốt phù hợp với các đối tượng khác nhau, có khả năng làm việc theo nhóm, có khả năng nghiên cứu đề tài khoa học thuộc lĩnh vực giảng dạy, sử dụng thành thạo thiết bị Multimedia trong dạy học, sử dụng tiếng Anh và công nghệ thông tin thành thạo để ứng dụng vào các lĩnh vực công tác.
Đến năm 2015 có tối thiểu 20% đội ngũ giáo viên có trình độ thạc sỹ. 100% giáo viên chuẩn trình độ Đại học.
Nội dung của biện pháp
Công tác bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp đối với cán bộ quản lý và giáo viên cần tập trung làm tốt một số nội dung:
- Với đội ngũ quản lý:
+ Bồi dưỡng cán bộ quản lý. Đối với cán bộ quản lý là trưởng phó các phòng khoa xuất phát từ thực tiễn khả năng điều hành đơn vị hết sức lúng túng, không có khả năng triển khai nhiệm vụ nhiều khi không biết bắt đầu từ đâu vì vậy việc cần làm đầu tiên là bồi dưỡng các kỹ năng quản lý đó là kỹ năng triển khai các nhiệm vụ theo kế hoạch chung của Nhà trường; kỹ năng lập kế hoạch để điều hành các nhiệm vụ; kỹ năng tổ chức thực hiện; kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả công việc. Bên cạnh việc bồi dưỡng các kỹ năng quản lý để có thể điều hành công việc dạy học đặc biệt là dạy thực hành nghề, người cán bộ quản lý cần thực sự am hiểu công việc của một giáo viên. Trong khuôn khổ biện pháp với mục tiêu nâng cao kết quả học thực hành nghề thì người cán bộ quản lý trước tiên phải là một giáo viên thực thụ cần được bồi dưỡng như một giáo
viên để có thể hiểu rõ cấu trúc của một buổi học thực hành, qui trình thực hiện một buổi thực hành, hồ sơ chuyên môn, phương pháp dạy học thực hành, sự giống và khác nhau giữa học thực hành và học lý thuyết.
+ Bồi dưỡng trình độ tin học ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Về tin học với mục tiêu sử dụng kiến thức tin học để ứng dụng trong giảng dạy. Vì vậy, giáo viên phải sử dụng thành thạo chương trình tin học văn phòng như word, exell, sử dụng thành thạo phần mềm AUTOCAD, phần mềm trình chiếu, các phần mềm chuyên dụng trong dạy kỹ thuật cơ khí và kỹ thuật điện - điện tử khác tuỳ theo yêu cầu về công nghệ. Về ngoại ngữ với mục tiêu giáo viên có thể giao tiếp thông thường với người nước ngoài, xác định ngoại ngữ cần bồi dưỡng là tiếng Anh, là ngoại ngữ bắt buộc giáo viên phải đạt trình độ B trở lên. Bên cạnh đó cần tập trung bồi dưỡng các chuyên đề về tiếng Anh kỹ thuật để giáo viên có thể giao tiếp với máy tính và tra cứu tài liệu.
- Với cán bộ giáo viên:
+ Đối với giáo viên xuất phát từ đặc điểm công việc đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức tốt, có kỹ năng nghề thực thụ như một chuyên gia, có phương pháp dạy học tốt vì vậy hàng năm cần tập trung bồi dưỡng các nội dung cơ bản sau:
+ Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển với tốc độ rất nhanh nếu người cán bộ kỹ thuật, người giáo viên kỹ thuật không cập nhật kiến thức một cách thường xuyên liên tục sẽ trở nên lạc hậu và luôn ngỡ ngàng trong công việc. Việc bồi dưỡng kiến thức cần được thực hiện từ hai phía đó là nhà trường cần thường xuyên cử cán bộ giáo viên tham dự các buổi tập huấn, các hội thảo khoa học trong và ngoài nước giới thiệu công nghệ mới bên cạnh đó, người giáo viên cũng cần phải nhận thức được rằng phải tự cập nhật kiến thức mới thông qua tự tìm tòi nghiên cứu các tạp
chí chuyên đề, các trang thông tin trên INTERNET và đặc biệt thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học, chỉ có như vậy hằng năm người giáo viên mới được bồi dưỡng thoả đáng về kiến thức chuyên ngành.
+ Bồi dưỡng kỹ năng nghề. Xuất phát từ thực tế muốn dạy thực hành nghề cần phải có kỹ năng nghề do vậy yêu cầu đối với giáo viên dạy lý thuyết cần phải được bồi dưỡng để có thể đạt tay nghề tương đương trình độ trung cấp nghề mặc dù người giáo viên đó đã tốt nghiệp Đại học có bằng kỹ sư. Đối với giáo viên thực hành trực tiếp dạy thực hành kỹ năng nghề tối thiểu phải đạt được trình độ Cao đẳng nghề muốn vậy cần rà soát và kiểm tra kỹ năng nghề của toàn bộ đội ngũ giáo viên đối với những giáo viên mới ra trường và những giáo viên chưa đạt chuẩn kỹ năng nghề hàng năm phải xây dựng kế hoạch để mời chuyên gia bồi dưỡng, giáo viên phải nghiêm túc xuống xưởng thực hành làm các bài tập rèn luyện kỹ năng, chỉ khi nào kiểm tra đạt trình độ kỹ năng nghề theo qui định mới bố trí dạy thực hành. Ngoài các kỹ năng nghề cơ bản giáo viên cần được trang bị, hiện nay xu hướng phát triển công nghệ mới, thiết bị mới thường xuyên được các nhà máy xí nghiệp nhập để đưa vào dây chuyền sản xuất vì vậy người giáo viên cũng cần thường xuyên được tập huấn công nghệ mới và thiết bị mới để khi có yêu cầu giảng dạy mới có thể kịp thời đáp ứng.
+ Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên. Xuất phát từ qui định giáo viên dạy nghề phải tốt nghiệp các trường Đại học sư phạm kỹ thuật hoặc là kỹ sư chuyên ngành có chứng chỉ sư phạm dạy nghề tuy nhiên trong khi tuyển dụng không phải bất cứ giáo viên nào cũng được đào tạo từ các trường sư phạm kỹ thuật hầu hết đội ngũ giáo viên Nhà trường là các kỹ sư được đào tạo từ các trường Đại học kỹ thuật vì vậy căn cứ vào số lượng giáo viên cần bồi dưỡng lập kế hoạch để tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên này. Bên cạnh đó hàng năm cũng cần bồi dưỡng chuyên đề về nghiệp vụ
sư phạm cho đội ngũ giáo viên, đó là việc bồi dưỡng tập huấn các chuyên đề như kỹ năng chuẩn bị hồ sơ giáo án, các phương pháp dạy học mới, kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học.
+ Đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên. Lập kế hoạch chi tiết về việc đào tạo giáo viên nòng cốt đạt trình độ thạc sỹ với mục tiêu đến năm 2015 có 05 cán bộ quản lý có trình độ thạc sỹ quản lý giáo dục, có 5 thạc sỹ về lĩnh vực kỹ thuật điện, tự động hoá, có 8 thạc sỹ về lĩnh vực cơ khí, có 5 thạc sỹ về lĩnh vực máy động lực và công nghệ ôtô, 5 thạc sỹ về chuyên ngành Kế toán tài chính. Đối với giáo viên thực hành có trình độ tay nghề cao nhưng chưa đạt chuẩn theo quy. Tổ chức các khoá đào tạo kỹ năng nghề cho giáo viên lý thuyết mới ra trường đạt trình độ trung cấp nghề, Tổ chức các khoá đào tạo kỹ năng nghề cho giáo viên thực hành mới ra trường đạt trình độ cao đẳng nghề.
Quy trình thực hiện biện pháp
Công tác lập kế hoạch:
Công tác lập kế hoạch phải đảm bảo các nguyên tắc định hướng được công việc cần làm, người thực hiện, thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành, một bản kế hoạch tốt sẽ có hiệu quả cao.
- Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý: Nội dung bồi dưỡng cán bộ quản lý bao gồm bồi dưỡng các kỹ năng quản lý và bồi dưỡng nâng cao kiến thức về các qui định quản lý, các văn bản pháp luật trong công tác dạy học. Phòng Tổng hợp hành chính bộ phận tổ chức với chức năng tham, mưu lập kế hoạch chi tiết định hướng về con người, thời gian thực hiện lộ trình đến năm 2015, kinh phí thực hiện, cách thức thực hiện.
- Kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng giáo viên:
+ Nội dung cần đào tạo gồm đào tạo trình độ thạc sỹ, đào tạo trình độ Đại học, đào tạo kỹ năng nghề trình độ trung cấp nghề cho giáo viên lý
thuyết, đào tạo kỹ năng nghề trình độ Cao đẳng nghề cho giáo viên thực hành. Phòng hành chính Tổng hợp, bộ phận tổ chức cán bộ với chức năng tham mưu lập bản kế hoạch định hướng con người cụ thể, thời gian thực hiện theo lộ trình, kinh phí để thực hiện đào tạo, phương pháp thực hiện. Bản kế hoạch chi tiết thực hiện đến năm 2015.
+ Nội dung bồi dưỡng bao gồm bồi dưỡng kiến thức mới, bồi dưỡng cập nhật kỹ năng nghề, tập huấn công nghệ và sử dụng thiết bị mới, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng trình độ tin học ngoại ngữ. Phòng Đào tạo với chức năng tham mưu lập bản kế hoạch chi tiết định hướng con người, thời gian thực hiện theo lộ trình đến năm 2015, kinh phí thực hiện, cách thức thực hiện.
- Các bản kế hoạch trên phải được thảo luận, bàn bạc thông qua hội đồng trường. Sau khi thống nhất hội đồng trường trình Hiệu trưởng nhà trường ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch để tổ chức thực hiện.
Tổ chức thực hiện:
- Để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý phòng Tổng hợp hành chính phải xây dựng được nội dung cần bồi dưỡng, liên hệ địa điểm và thời gian thích hợp để tổ chức bồi dưỡng, có thể gửi cán bộ đi bồi dưỡng tại các trung tâm nhưng cũng có thể mời các chuyên gia có kinh nghiệm bồi dưỡng các kỹ năng quản lý.
- Thực hiện kế hoạch đào tạo Thạc sỹ cho đội ngũ giáo viên nòng cốt và đào tạo trình độ Đại học cho giáo viên tại trường. Để hoàn thành kế hoạch đào tạo 20 Thạc sỹ và phổ cập trình độ Đại học cho giáo viên thực hành với mục tiêu làm giáo viên nòng cốt các chuyên ngành truyền thống của Nhà trường cần làm công tác quy hoạch phân công số người đi ôn tập và dự thi phân bổ theo từng năm để không xáo trộn đến kế hoạch chung của Nhà trường, các khoa chuyên môn phải chủ động bố trí giáo viên thay thế khi những giáo viên nòng cốt đi thi và đi học, bênh cạnh đó cần phải ban hành
chính sách hỗ trợ về kinh phí để những giáo viên được đi học yên tâm và giảm bớt khó khăn trong quá trình học tập. Thực hiện việc đào tạo kỹ năng nghề cho giáo viên thực hành, để không ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch đào tạo chung của trường tổ chức đào tạo kỹ năng nghề tại chỗ cho đội ngũ giáo viên, thời gian thích hợp vào kỳ nghỉ hè hoặc vào các ngày nghỉ cuối tuần. Đào tạo nâng cao kỹ năng nghề cho giáo viên cần tổ chức thật nghiêm túc yêu cầu phải thực tập thực hành vì vậy khi tổ chức lớp học cần phải xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, mời những giáo viên có tay nghề cao để hướng dẫn. Khi kết thúc khoá học cần tổ chức kiểm tra đánh giá thực chất quá trình đào tạo. Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng tập huấn giáo viên về công nghệ mới, về kiến thức mới, bồi dưỡng tập huấn thiết bị, nghiệp vụ sư phạm, trình độ tin học ngoại ngữ. Hàng năm Phòng Đào tạo cán bộ chuyên trách bồi dưỡng giáo viên phải chủ động đề xuất về nội dung, thời gian, địa điểm để việc bồi dưỡng giáo viên không ảnh hưởng đến kế hoạch công tác của Nhà trường.
Kiểm tra đánh giá:
- Để biện pháp đi vào thực tiễn, các kế hoạch trở thành kế hoạch cụ thể có hiệu quả, định kỳ 6 tháng Phòng Hành chính Tổng hợp, bộ phận tổ chức cán bộ báo cáo kết quả công tác đào tạo đội ngũ giáo viên và bồi dưỡng cán bộ quản lý. Phòng Đào tạo báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên. Khi kết thúc năm công tác nội dung đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý phải được đánh giá một cách nghiêm túc và đưa vào báo cáo tổng kết năm coi như một nhiệm vụ trọng tâm của Nhà trường.
- Đối với cán bộ giáo viên được cử đi đào tạo những khoá học dài hạn phải báo cáo thường xuyên về kết quả học tập của mình, Nhà trường có chế