Biện pháp thứ ba: Tăng cường quản lý hoạt động học thực hành của học sinh thông

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề ở trường trung cấp chuyên nghiệp việt úc nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 83 - 86)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Biện pháp thứ ba: Tăng cường quản lý hoạt động học thực hành của học sinh thông

hành của học sinh thông qua việc đa dạng hoá các bài thực hành

Cơ sở của biện pháp:

- Với phương pháp học đi đôi với hành, đào tạo nghề chủ yếu rèn luyện kỹ năng nghề là chính, trong các cơ sở dạy nghề việc thực tập thực hành để rèn luyện kỹ năng nghề là chính, trong các cơ sở dạy nghề việc thực tập, thực hành để rèn luyện kỹ năng nghề chiếm đến 85% quĩ thời gian vì vậy chỉ có tăng cường quản lý hoạt động học đặc biệt là học thực hành thì kết quả học tập mới được cao.

- Qua điều tra khảo sát việc quản lý học tập của học sinh còn nhiều bất cập do những nguyên nhân cơ bản: Nhà trường chưa ban hành được nội quy học tập, thực tập, việc quản lý học sinh trong khi thực tập còn lỏng lẻo, việc bố trí lịch thực tập, nội dung các bài thực tập còn nghèo nàn và sơ sài… Do không bố trí được thiết bị thực tập, bài thực tập nên học sinh không có việc thực tập dẫn đến kết quả tay nghề không cao.

Mục tiêu của biện pháp:

- Làm cho hoạt động của học sinh chuyển sang hướng say mê trong học tập, hứng thú trong học tập, học tập trở thành quá trình tự giác, tích cực từ đó nâng cao kết quả học tập đặc biệt là kết quả rèn luyện tay nghề.

- Tạo nề nếp, kỷ cương trong học tập, gắn thực tập với việc làm ra sản phẩm vừa tiết kiệm được chi phí, vừa nâng cao được ý thức học tập, nâng cao

kết quả thực tập, không còn thời gian trống khi học sinh đi thực tập do đó học sinh không vi phạm nội quy, quy chế.

Nội dung của biện pháp

Ban hành các văn bản quản lý và tổ chức thực hiện:

- Bên cạnh quy định về công tác quản lý học sinh học nghề do Bộ LĐTBXH ban hành, để phù hợp với điều kiện thực tế của Nhà trường cần biên soạn lại quy chế quản lý học sinh trong đó chú trọng các nội dung chính: nội quy học tập lý thuyết; nội quy thực tập khi đi học thực hành; đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức người học; các hình thức khen thưởng và kỷ luật học sinh.

- Chỉ khi ban hành được quy chế quản lý học sinh một cách chi tiết, đầy đủ thì việc quản lý học tập của học sinh mới được tiến hành đồng bộ, phát huy hiệu quả.

- Tổ chức thực tập, rèn luyện tay nghề cho người học bằng nhiều biện pháp khác nhau

- Xuất phát từ thực tế là hệ thống các bài tập rèn luyện tay nghề chưa đồng bộ, mức thu học phí thấp dẫn đến chi phí cho học sinh thực tập hết sức hạn hẹp thậm chí học sinh khi đi thực tập rèn luyện tay nghề không có việc để làm do không có kinh phí mua vật tư nhiên liệu. Vấn đề đặt ra cần phải tổ chức thực tập ra sao? Tăng thêm nguồn thu thế nào? Tiết kiệm chi phí bằng cách nào? Để người học có điều kiện tốt nhất rèn luyện tay nghề.

- Giao các tổ bộ môn xây dựng đề tài khoa học cấp trường, mỗi nghề đào tạo một đề tài, nội dung là thiết kế các bài thực tập cơ bản, việc thiết kế các bài thực tập cơ bản có mục đích hình thành kỹ năng cơ bản cho từng môn học; bài thực tập cơ bản phù hợp chương trình đào tạo, phù hợp thiết bị đào tạo, các bài thực tập cơ bản xây dựng trên cơ sở tận thu bán sản phẩm, chứ không bán phế liệu, việc có hệ thống các bài thực tập cơ bản có nhiều lợi ích

từ việc viết đề cương bài giảng, cung ứng vật tư, quy trình thực tập sẽ được thực hiện theo hướng chuyên môn hoá.

- Giao các khoa nghiên cứu, chế tạo mỗi nghề phải có sản phẩm truyền thống, sản phẩm này phải có giá trị sử dụng, giá trị kinh tế có thể đưa sản phẩm vào thực tiễn. Ví dụ các sản phẩm như: Cửa sổ, máy tuốt lúa, Bánh lồng máy dập…Từ việc chế tạo các sản phẩm trên học sinh được gia công chế tạo các chi tiết, như vậy tay nghề của học sinh nâng cao và trước áp lực về độ chính xác của sản phẩm bắt buộc giáo viên phải sát sao trong hướng dẫn, kiểm tra và quản lý việc sử dụng thiết bị, an toàn lao động, kỹ năng nghề nghiệp của người học.

- Trước áp lực về kinh phí đào tạo, đặc biệt là kinh phí mua vật tư nhiên liệu thực tập hầu như không đủ dẫn đến việc học sinh đi thực tập nhưng không có việc để thực tập. Để giải quyết vấn đề trên Nhà trường phải tăng cường liên hệ với các nhà máy, xí nghiệp, các đơn vị sản xuất nhận hàng gia công để học sinh thực tập sản xuất các chi tiết gia công, từ việc trên trước áp lực về độ chính xác của sản phẩm làm cho người thầy phải tăng cường quản lý, kiểm tra giám sát người học.

- Một biện pháp tăng cường quản lý là đưa người học đi thực tập tại các nhà máy, xí nghiệp thông qua đó người học được làm quen với môi trường sản xuất, làm quen với thiết bị và công nghệ mới do đó vừa tăng cường quản lý vừa nâng cao được kết quả đào tạo.

- Tổ chức hội thi tay nghề hàng năm cho người học, việc tổ chức thi tay nghề hàng năm cho người học sẽ có nhiều tác dụng: Kiểm tra lại kết quả học tập của người học, kiểm tra kết quả giảng dạy của giáo viên, trong quá trình chuẩn bị hội thi người học được tập huấn, bồi dưỡng lựa chọn… Từ đó tạo ra không khí học tập thoải mái, sôi nổi, góp phần tăng cường quản lý học tập cho người học.

Quy trình thực hiện biện pháp

Công tác lập kế hoạch

Các khoa xây dựng kế hoạch để thực hiện các đề tài khoa học: Thiết kế các bài tập cơ bản, thiết kế các sản phẩm truyền thống của khoa, kế hoạch đi thực tập tại các nhà máy, xí nghiệp, kế hoạch thi tay nghề hàng năm.

Tổ chức thực hiện:

- Các khoa chuyên môn tổ chức thực hiện đề tài khoa học thiết kế mỗi ngành nghề đào tạo một bộ các bài tập thực hành cơ bản phù hợp với chương trình đào tạo.

- Các khoa chuyên môn căn cứ vào điều kiện thiết kế ít nhất một sản phẩm truyền thống có giá trị ứng dụng cao, có khả năng thu hồi vốn, hàng năm bảo vệ kếhoạch thực hiện sản lượng để từ đó có nguồn thực tập ổn định. - Các khoa chuyên môn chủ động giao dịch nhận các sản phẩm để tổ chức cho học sinh thực tập, thông qua các nguồn hàng ổn định này là cơ sở cho học sinh thực tập, thực hành.

- Phòng Đào tạo có nhiệm vụ:

+ Là đầu mối tổ chức cuộc thi tay nghề hàng năm.

+ Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện các kế hoạch.

+ Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện các kế hoạch nhằm nâng cao tay nghề cho học sinh, định kỳ 6 tháng kiểm tra lại tiến độ thực hiện các kế hoạch có biện pháp điều chỉnh kịp thời khi không thực hiện hoặc thực hiện chậm tiến độ của các kế hoạch. Vào cuối năm công tác tổ chức hội nghị đánh giá lại hiệu quả của các biện pháp và kết quả rèn luyện tay nghề của học sinh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề ở trường trung cấp chuyên nghiệp việt úc nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w