Thực trạng hoạt động dạy học thực hành nghề và quản lý hoạt động DH

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề ở trường trung cấp chuyên nghiệp việt úc nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 42 - 45)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.Thực trạng hoạt động dạy học thực hành nghề và quản lý hoạt động DH

động DH thực hành nghề ở Trường Trung cấp chuyên nghiệp Việt - Úc Nghệ An

Phương pháp xác định những vấn đề chủ yếu trong công tác quản lý quá trình đào tạo tại Trường Trung cấp chuyên nghiệp Việt - Úc Nghệ An là lấy ý kiến thăm dò của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong Nhà trường.

Các bước tiến hành như sau:

- Người nghiên cứu chuẩn bị nội dung lấy ý kiến (phiếu trưng cầu ý kiến - phụlục 1).

- Gặp gỡ một số cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường, nêu rõ mục đích yêu cầu, nội dung cần lấy ý kiến và phát phiếu trưng cầu ý kiến cho mọi người.

- Cuối cùng người nghiên cứu thu lại, tổng hợp ý kiến và xác định những vấn đề chủ yếu.

Để đánh giá thực trạng công tác quản lý dạy học của Nhà trường trong thời gian qua, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 30 giáo viên và cán bộ quản lý của nhà trường về những vấn đề chủ yếu trong công tác quản lý dạy học ở trường Trung cấp chuyên nghiệp Việt - Úc Nghệ An. Các ý kiến được tổng hợp ở bảng 2.1.

Bảng 2.1: Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý về những vấn đề cần quan tâm trong nhà trường hiện nay

TT Nội dung Số ý kiến Tỷ lệ (%) Thứ bậc

1. Về quản lý mục tiêu - nội dung đào tạo 20 67 8

2. Về công tác tuyển sinh 23 77 6

3. Về quản lý hoạt động dạy của GV 27 90 3

4. Về bộ máy tổ chức của nhà trường 14 47 9

5. Về công tác kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo 21 70 7

6. Về cơ sở vật chất kỹ thuật 28 93 2

7. Mối quan hệ giữa nhà trường và nơi sử dụng lao động 24 80 5 8. Về quản lý hoạt động học của học sinh 25 83 4 9. Về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo 29 97 1

10. Về các mặt công tác quản lý khác 12 40 10

Đồng thời để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý dạy học của Nhà trường trong thời gian qua, bên cạnh ý kiến của 30 cán bộ giáo viên và quản lý của Nhà trường, chúng tôi cũng tham khảo thêm ý kiến của 75 học sinh đang học tập tại nhà trường. Thông qua kết quả thu được, chúng tôi tiến hành đánh giá bằng cách gán điểm như sau:

Rất tốt: 3 điểm Tốt: 2 điểm

Bình thường: 1 điểm Chưa tốt: 0 điểm

Bảng 2.2: Đánh giá của giáo viên và học sinh về công tác quản lý dạy học của nhà trường trong thời gian qua

TT Các nội dung Đánh giá của giáo viên (30) Đánh giá của học sinh (75) ĐTB Bậc ĐTB Bậc

1. Mục tiêu, nội dung đào tạo 1.61 7 1.39 7

2. Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào

tạo nghề 1.77 6 1.45 6

3. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo 1.98 1 1.84 2 4. Quản lý hoạt động học của học sinh 1.85 4 1.67 3 5. Quan hệ nhà trường và nơi sử dụng lao động 1.80 5 1.57 5

6. Cơ sở vật chất kỹ thuật 1.95 2 1.81 1

7. Công tác tuyển sinh 1.25 9 1.12 8

8. Cơ cấu tổ chức nhà trường 1.32 8 0.98 9

9. Quản lý hoạt động GD của giáo viên 1.92 3 1.65 4 10. Công tác quản lý học sinh 1.11 10 0.83 11 11. Các mặt công tác quản lý khác 0.98 11 0.87 10 Điều này chứng tỏ sự tương quan là thuận và chặt chẽ nghĩa là đánh giá của giáo viên và của học sinh về công tác quản lý đào tạo của nhà trường là thống nhất. Thông qua bảng 2.1 (những vấn đề cần quan tâm trong nhà trường) và bảng 2.2 (kết quả đánh giá công tác quản lý đào tạo của nhà trường), có thể thấy, hiện nay nhà trường cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu cần quan tâm nhất là:

- Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên. - Quản lý hoạt động học của học sinh.

- Quản lý về cơ sở vật chất.

Từ kết quả điều tra trên, tác giả đi vào tìm hiểu về thực trạng quản lý những vấn đề chủ yếu trên ở Trường Trung cấp chuyên nghiệp Việt - Úc Nghệ An hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề ở trường trung cấp chuyên nghiệp việt úc nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 42 - 45)