Nội dung QL hoạt động dạy học thực hàn hở Trường Trung cấp chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề ở trường trung cấp chuyên nghiệp việt úc nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 32 - 34)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2.Nội dung QL hoạt động dạy học thực hàn hở Trường Trung cấp chuyên nghiệp

chuyên nghiệp

* Nội dung quản lý HĐDH thực hành nghề của CBQL ở trường trung cấp chuyên nghiệp tập trung vào các vấn đề sau:

* Quản lý về mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy học: GV phải nắm vững mục tiêu dạy học thực hành nghề; kế hoạch dạy học trung cấp; các hướng dẫn đổi mới PPDH thực hành theo định hướng đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của HS.

- Quản lý việc soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp: Hướng dẫn GV lập kế hoạch soạn bài, chỉ đạo tổ chuyên môn trao đổi phương hướng giảng; xây

dựng tiêu chuẩn và thực hiện đánh giá giờ lên lớp; Bồi dưỡng GV; hướng dẫn HS học tập.

- Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS: Việc thực hiện chế độ kiểm tra theo quy định; việc thực hiện chấm bài của GV; kết quả kiểm tra của HS.

- Quản lý toàn diện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của GV: Công tác giảng dạy, chủ nhiệm lớp, tự bồi dưỡng, bồi dưỡng, giáo dục HS ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt chuyên môn, nghiên cứu khoa học...Xây dựng và hoàn thiện quy chế đánh giá, xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ của GV. Tổ chức đánh giá, xếp loại GV theo quy định (chuẩn nghề nghiệp GV THCN; đánh giá xếp loại GV theo Quyết định 06/2006/QĐ-BNV) đảm bảo khách quan, công bằng, dân chủ và tạo điều kiện cho mọi thành viên trong trường được phát triển. Sàng lọc, điều chuyển cán bộ theo yêu cầu.

- Quản lý hoạt động học của HS: Chỉ đạo việc giáo dục động cơ, thái độ, tinh thần học tập; xây dựng và thực hiện nề nếp học tập; giáo dục phương pháp và kỹ năng học tập thực hành nghề cho HS; phối hợp với các lực lượng giáo dục quản lý các hoạt động học tập của HS. Muốn vậy, phải thực hiện đầy đủ các các chức năng quản lý tác động vào hoạt động dạy học thực hành, đó là: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học thực hành. Các chức năng trên được cụ thể hoá bằng các nội dung sau:

- Lập kế hoạch đào tạo.

- Quản lý việc thực hiện chương trình đào tạo. - Quản lý hoạt động dạy thực hành của giáo viên.

- Quản lý công tác sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. - Quản lý tổ chức đổi mới phương pháp dạy học thực hành. - Quản lý hoạt động học tập thực hành nghề của học sinh.

- Quản lý việc kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học thực hành.

1.5. Những nhân tố tác động đến hoạt động dạy học thực hành nghề

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề ở trường trung cấp chuyên nghiệp việt úc nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 32 - 34)