Biện pháp thứ hai: Tăng cường quản lý hoạt động dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề ở trường trung cấp chuyên nghiệp việt úc nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 78 - 83)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Biện pháp thứ hai: Tăng cường quản lý hoạt động dạy của giáo viên

giáo viên

Cơ sở của biện pháp:

- Sản phẩm đào tạo của Nhà trường là tay nghề của học sinh, người học. Người trực tiếp làm ra sản phẩm đó chính là đội ngũ giáo viên, giáo viên có ý nghĩa sống còn ảnh hưởng đến kết quả đào tạo, đến tay nghề học sinh, việc tăng cường quản lý hoạt động dạy của giáo viên là vấn đề hết sức quan trọng.

- Hoạt động dạy là hoạt động trung tâm, là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh, đồng thời là hoạt động chuyên môn quan trọng của giáo viên. Quản lý hoạt động dạy học nhằm đảm bảo cho giáo viên thực hiện đúng quy chế, đúng quy định về chuyên môn, đúng kế hoạch giảng dạy và đạt được mục tiêu các môn học mà họ đảm nhiệm.

- Hoạt động của giáo viên sẽ định hướng và tác động mạnh mẽ đến hoạt động của học sinh, quản lý tốt hoạt động của giáo viên cũng chính là đảm bảo đưa hoạt động của giáo viên vào nề nếp do đó quản lý chặt chẽ hoạt động của giáo viên là cần thiết.

- Trường Trung cấp chuyên nghiệp Việt - Úc Nghệ An là cơ sở đào tạo mới thành lập, Nhà trường đã có một số biện pháp quản lý hoạt động dạy của giáo viên tuy nhiên qua khảo sát thực tế hoạt động dạy của giáo viên chưa chặt chẽ và phát huy hiệu quả, nhiều giáo viên chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình. Việc đề ra các biện pháp hữu hiệu mang tính khoa học nhằm phát huy mặt mạnh, khắc phục tồn tại từ đó đưa hoạt động giảng dạy vào nề nếp, nâng

cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, góp phần nâng cao kết quả đào tạo của Nhà trường là hết sức cần thiết.

Mục tiêu của biện pháp:

- Quản lý tốt hơn nữa các khâu trong quá trình thực hiện giảng dạy của giáo viên, kịp thời khắc phục những thiếu sót từ đó tạo nề nếp và trở thành nhu cầu của mỗi giáo viên ngay trong hoạt động giảng dạy.

- Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên nhằm thực hiện tốt mục tiêu nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo đã đề ra. Đẩy mạnh việc cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đề cao năng lực tự học, phát huy tinh thần độc lập và sáng tạo của học sinh, từ đó phát huy nội lực, tiềm năng của đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

- Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên nhằm đưa giáo viên thực hiện theo đúng luật, đúng quy chế góp phần tham gia vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao hiệu lực quản lý và kết quả đào tạo của nhà trường.

Nội dung của biện pháp:

Nguyên tắc thực hiện biện pháp phải tuân thủ theo đúng các quy định của Nhà nước đối với giáo viên các trường dạy nghề đó là: Luật giáo dục, Luật dạy nghề, điều lệ Trường Trung cấp nghề và Trường Trung cấp chuyên nghiệp; quy chế tổ chức hoạt động của Nhà trường, quy chế tuyển sinh, quy chế thi kiểm tra và công nhận tốt nghiệp, quy định về hồ sơ sổ sách, biểu mẫu, quy chế cấp phát văn bằng, chứng chỉ. Bên cạnh các quy chế, quy định của Nhà nước ban hành, Nhà trường cần phải xây dựng quy định về hoạt động giảng dạy của giáo viên trên cơ sở tuân thủ đúng quy định của Nhà nước; quy định cần tập trung vào các hoạt động cơ bản của người giáo viên đó là công tác chuẩn bị hồ sơ, sổ sách biểu mẫu, công tác giảng dạy trên lớp, công tác

giáo vụ, các hoạt động chuyên môn của người giáo viên, công tác quản lý của người học.

Tăng cường quản lý công tác chuẩn bị hồ sơ giáo án:

Người giáo viên trước khi lên lớp cần làm tốt công tác chuẩn bị giáo án, đề cương bài giảng, phiếu thực tập. Trước tiên cần xây dựng và ban hành các quy định, quy chế về những nội dung trên, tổ chức tập huấn giáo viên về việc chuẩn bị hồ sơ giáo án, biên soạn đề cương bài giảng. Phân cấp quản lý cho những chức danh cán bộ chủ chốt như: Phân cấp cho tổ trưởng chuyên môn ký duyệt giáo án, phiếu thực tập, đồng chí tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung và chất lượng hồ sơ. Việc biên soạn đề cương bài giảng áp dụng theo qui trình giáo viên biên soạn, tổ chức thảo luận cấp tổ để thống nhất về nội dung, học thuật, văn phạm sau khi đã ban hành áp dụng sử dụng cho toàn bộ môn.

Tăng cường quản lý nội dung giảng dạy:

- Ban giám hiệu cần tổ chức tập huấn về đổi mới nội dung chương trình đào tạo và học tập lại các quy chế chuyên môn một cách có hệ thống nhằm giúp cho cán bộ quản lý và giáo viên nắm được quy định chuyên môn, hiểu rõ nhiệm vụ của mình để thực hiện tốt.

- Chỉ đạo việc cải tiến đổi mới nội dung chương trình cụ thể, sâu sát: Các khoa, tổ bộ môn phải tổ chức hội thảo, đề ra lịch trình, thống kê danh mục cần đổi mới theo hướng tăng kiến thức thực tế, bài tập thực hành, cải tiến nội dung thực tập tốt nghiệp. Cần giao cho những giáo viên có năng lực, có trình độ phụ trách từng vấn đề sau đó báo cáo trước khoa, tổ bộ môn để mọi người cùng góp ý, thống nhất.

- Chỉ đạo kiểm tra định kỳ và đột xuất về biên soạn bổ sung bài giảng, giáo án... có nhận xét đánh giá và khen thưởng kịp thời.

- Chỉ đạo các khoa, tổ bộ môn bố trí giáo viên đi thực tế nghiên cứu những vấn đề mới của sản xuất, kinh doanh. Từ đó lấy tư liệu để làm cơ sở bổ sung bài giảng hoặc làm đề tài khoa học.

- Hướng việc sinh hoạt tổ bộ môn tập trung chủ yếu vào việc sinh hoạt chuyên môn (bàn về học thuật, thống nhất nội dung giảng dạy, rút kinh nghiệm về phương pháp giảngdạy, bàn về tổ chức học tập cho học sinh...) giảm bớt những công việc hành chính, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ bộ môn.

- Tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các trường về mọi mặt - nhất là nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy. Tranh thủ nguồn tài liệu, tư liệu và mời chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên môn đến báo cáo thực tế.

Tăng cường quản lý phương pháp dạy học:

- Nhà trường cần quán triệt lại quan điểm và thái độ đến với việc đổi mới phương pháp giảng dạy đào tạo trong toàn thể giáo viên, cán bộ quản lý nhằm nâng cao nhận thức, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của họ, coi đây là công việc quan trọng có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp đào tạo.

- Tổ chức hội nghị bàn về đổi mới phương pháp giảng dạy, mời chuyên gia về dạy mẫu để toàn trường rút kinh nghiệm và học tập đặc biệt là các phương pháp dạy thực hành. Tổ chức hội thảo thống nhất phương pháp dạy các bài thực hành như mẫu các dạng bài thực tập gia công chế tạo, các bài thực tập tháo lắp, các bài thực tập sửa chữa, các bài thực tập đo kiểm…. để giáo viên tham khảo.

- Chỉ đạo các khoa, tổ bộ môn lập kế hoạch và tổ chức đổi mới phương pháp giảng dạy của đơn vị mình.

Phát động phong trào thi đua dạy tốt, hàng năm tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở trong Nhà trường, một trong những tiêu chí đánh giá là bài giảng phải áp dụng phương pháp giảng dạy mới, có đồ dùng dạy học...

- Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra trong giảng dạy thông qua các hoạt động tự kiểm tra của các tổ chuyên môn, công tác kiểm tra, thanh tra của bộ phận thanh tra đào tạo.

Áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng giảng dạy của giáo viên: - Hàng năm tổ chức kiểm tra đánh giá sát hạch trình độ giáo viên, với giáo viên thực hành cần kiểm tra tay nghề đạt trình độ cao đẳng nghề trở lên mới phân công giảng dạy.

- Sử dụng các biện pháp kinh tế để khuyến khích giáo viên có nhiều thành tích trong công tác giảng dạy:

+ Khen thưởng kịp thời và thoả đáng những giáo viên có học sinh giỏi đạt kết quả cao trong các kỳ thi tay nghề cấp trường, cấp tỉnh và toàn quốc.

+ Tạo cơ chế thuận lợi để giáo viên có thêm tăng thu nhập thông qua việc khuyến khích giáo viên nhận gia công, chế tạo các sản phẩm có học sinh cùng tham gia để nâng cao tay nghề cho học sinh.

+ Sử dụng các phương pháp, phương tiện để đưa người học thực sự hứng thú, tự chủ trong học tập, tích cực trong học tập. Để nâng cao kết quả học thực hành nghề cần ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong dạy học đó là khi hướng dẫn ban đầu người giáo viên sử dụng các phần mềm mô phỏng quá trình thực hành, ứng các phần mềm về xử lý hình ảnh và âm thanh để đưa vào bài giảng. Khi hướng dẫn trực tiếp nhất thiết người giáo viên phải làm mẫu thị phạm để học sinh quan sát làm cho quá trình nhận thức trở nên dễ dàng hơn.

Tăng cường quản lý công tác giáo vụ:

- Qua thực tế khảo sát nhiều giáo viên tính điểm tổng kết môn học chưa chính xác, không thường xuyên cập nhật các thông tin vào sổ lên lớp và sổ tay giáo viên, trong khi đó các đoàn thanh tra, kiểm tra thường xuyên kiểm tra việc ghi chép hồ sơ, sổ sách và mẫu báo cáo của giáo viên. Để làm việc này tổ

chức tập huấn và giao nhiệm vụ cho tổ trưởng chuyên môn định kỳ cũng như đột xuất kiểm tra công tác ghi chép hồ sơ, sổ sách, biểu mẫu…

- Khuyến khích giáo viên tự nâng cao chất lượng học thực hành bằng việc có sáng tạo nhiều phương pháp dạy học mới và nhận nhiều sản phẩm cho học sinh thực tập.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành nghề ở trường trung cấp chuyên nghiệp việt úc nghệ an luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w