Câu văn trong tập Sông Đà một biểu hiện phong cách ngôn ngữ Nguyễn Tuân

Một phần của tài liệu Khảo sát câu văn trong tập sông đà của nguyễn tuân (Trang 93 - 103)

- Thế là ngày mồng 6 tháng 2 năm 1946, trớc Tết ta mấy ngày, quân Pháp lại đóng đầy Lai Châu" (Một tý về lịch sử và một bản lý lịch)

3.6.2.Câu văn trong tập Sông Đà một biểu hiện phong cách ngôn ngữ Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân

Muốn nhận diện phong cách ngôn ngữ của một tác giả thông thờng ngời ta nghiên cứu trên các cấp độ ngôn ngữ mà tác giả đó sử dụng một cách lặp lại có tính hệ thống trong các tác phẩm. Nhng có khi phong cách ngôn ngữ của một tác giả chỉ thể hiện trên một vài cấp độ ngôn ngữ nhất định, có thể là ngữ âm, từ vựng, câu, hoặc biện pháp tu từ... Giống nh tác giả Phan Ngọc nghiên cứu Truyện Kiều đã tìm ra các "mã" để xác định phong cách Nguyễn Du là mã trật tự và mã đối xứng. Nói nh vậy có nghĩa là mỗi tác giả có thể xây dựng cho mình một phong cách ngôn ngữ không nhất thiết phải thực hiện trên mọi cấp độ ngôn ngữ.

Trong các cấp độ ngôn ngữ câu giữ vai trò trọng yếu nhất trong văn bản nghệ thuật, là "hạt nhân mà khi liên kết với nhau chúng sẽ tạo nên những hình tợng - yếu tố quyết định sự tồn tại của tác phẩm văn chơng. Và dĩ nhiên nó cũng là một đơn vị góp phần định hình một phong cách ngôn ngữ. Câu bao chứa trong nó các đơn vị ngữ âm, từ vựng, biện pháp tu từ nhng không phải là một chuỗi từ chắp lại

với nhau mà là một thể thống nhất gắn bó do các ý nghĩa ngữ pháp tơng hợp qua lại với nhau. Khi nghiên cứu phong cách ngôn ngữ của một tác giả trên bình diện câu "chúng ta phải xét câu nh một chùm những sự lựa chọn và đánh giá những sự lựa chọn ấy xem thử nó liên quan gì đến nội dung biểu đạt, bởi vì tiêu chuẫn đánh giá một hiện tợng phong cách học không phải là bản thân hình thức mà ở chổ nó thích hợp hay không thích hợp với nội dung mà nó biểu đạt" [35, tr. 200]. Theo ông: "Một tác giả chỉ có một phong cách riêng khi đọc một vài câu ngời ta đoán biết là ai, khi cái phong cách mà tác giả xây dựng lên góp phần vào truyền thống văn học, trở thành mẫu mực cho ngời khác noi theo và học tập. Muốn làm đợc điều đó tác giả phải thực hiện đợc một sự đổi mới trong việc kế thừa, đẩy sự kế thừa sang một bớc mới. Nếu tác giả chỉ kế thừa đơn thuần thì tác giả chỉ có đợc phong cách thời đại, phong cách thể loại, mà không có đợc phong cách riêng của mình" [35, tr.24]

Quá trình tìm hiểu tác phẩm văn học của Nguyễn Tuân ở các thể loại khác nhau chúng tôi nhận thấy Nguyễn Tuân là một nghệ sỹ có phong cách nghệ thuật độc đáo. Nét độc đáo riêng biệt trong văn Nguyễn Tuân là vốn từ phong phú mới lạ, nhiều định ngữ nghệ thuật đặc sắc, sử dụng nhiều phơng tiện và biện pháp tu từ, câu văn đa dạng về cấu tạo, biến hóa linh hoạt... Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của luận văn chúng tôi là đi tìm những nét riêng độc đáo trong câu văn Nguyễn Tuân trong tập Sông Đà góp phần xác định phong cách ngôn ngữ của ông. Thông qua việc khảo sát và thống kê chúng tôi tìm đợc hai cái "mã" thể hiện nét đặc sắc của câu văn Nguyễn Tuân là: Cấu tạo ngữ pháp và tu từ cú pháp.

Nói đến câu là nói đến lĩnh vực ngữ pháp, mà ngữ pháp là quy tắc chung, không có thứ ngữ pháp của riêng cá nhân nào. Thế nhng ngữ pháp không phải là một phạm tù khép kín, tự tại, từ chối mọi sự tìm tòi của cá nhân. Nguyễn Tuân đã tìm mọi cách để tạo cho câu văn của mình có cấu tạo ngữ pháp "khác thờng " và có lối diễn đạt riêng. Ông đã vận dụng quy tắc ngữ pháp một cách linh hoạt để tạo ra những biến thể trên những mô hình có sẵn về câu và sử dụng nhiều phơng tiện và biện pháp tu từ để tăng hiệu quả biểu đạt. Câu văn của Nguyễn Tuân thờng dài, có cấu trúc phức tạp, co duỗi nhịp nhàng, biểu đạt cảm xúc nồng nàn vê đối tợng. Câu văn trong tác phẩm của ông có tính đa dạng, nhà văn sử dụng rất nhiều loại câu đan xen nhau và chúng biến hoá rất linh hoạt, lúc dài lúc ngăn, hoặc sử dụng câu cảm thán, câu nghi vấn tập trung dồn nén, sử dụng nhiều phơng tiện và biện pháp tu từ. Thế nhng, đó mới chỉ là "mẫu số chung" có thể tìm thấy trong tác phẩm của các nhà văn khác. Nếu chỉ có vậy thì Nguyễn Tuân mới chỉ kế thừa mà cha thúc đẩy sự kế thừa đó lên một bớc mới. Nguyễn Tuân đã tìm mọi cách để đổi mới câu văn của mình tạo cho chúng có góc cạnh, vóc dáng, màu sắc "dị biệt" trên hai phơng diện cấu tạo ngữ pháp và tu từ cú pháp.

Xét về phơng diện cấu tạo ngữ pháp, Nguyễn Tuân sử dụng tất cả các loại câu sẵn có và có nhiều sáng tạo riêng. Chỉ số lớn nhất thể hiện thói quen và sở thích của tác giả là loại câu đơn phát triển thành phần phụ. Loại câu này có tỷ lệ cao nhất

trong các tác phẩm, các thể loại truyện, tuỳ bút...của Nguyễn Tuân. Đây là loại câu đợc lặp lại một cách có hệ thống nhất, rõ nét nhất trong sáng tác của ông. Nh phần trên chúng tôi đã trình bày, câu đơn phát triển thành phần phụ là loại câu có một nòng cốt C - V làm thành phần chính của câu, ngoài ra còn có thể có nhiều thành phần phụ đứng ngoài nòng cốt câu nh: trạng ngữ, liên ngữ, đề ngữ, tình thái ngữ ngữ, giải thích ngữ... và thành phần phụ nằm trong nòng cốt câu nh: định ngữ, bổ ngữ. Thành phần phụ có tác dụng mở rộng nòng cốt câu làm cho câu văn Nguyễn Tuân có cấu trúc phức tạp cầu kì, dài dòng tạo nên nhiều tầng bậc, nhiều tổ hợp câu con. Loại câu này cho phép nhà văn phát huy cao độ năng lực sáng tạo câu chữ, tạo cơ hội cho câu chữ sãi rộng đôi cánh. Nguyễn Tuân rất a sử dụng loại câu này bởi nó phù hợp với lối tờng thuật, miêu tả và bộc lộ dòng cảm xúc và suy tởng miên man vô tận của nhà văn.

Một số nhà văn khác viết tuỳ bút nh Tô Hoài, Anh Đức, Vũ Bằng câu văn của họ thờng ngắn gọn, cấu trúc đơn giản, dễ phân lập thành phần câu. Thế nhng câu văn của Nguyễn Tuân lại có cấu trúc rờm rà, cầu kỳ, dài dòng, vô cùng phức tạp, các thành phần phụ cứ trổ cành trổ nhánh vơn dài để miêu tả cảnh vật, khắc hoạ hình tợng nghệ thuật thật rõ nét, tỉ mỉ tinh tế. Thành phần phụ là lựa chọn tối u của Nguyễn Tuân để phức tạp hoá các thành phần câu: chủ ngữ, vị ngữ, và phức tạp hoá ngay cả thành phần phụ của câu, nhất là trạng ngữ. Trạng ngữ trong câu văn Nguyễn Tuân hiếm khi là những giới từ hay cụm từ đơn giản nh: hôm sau, buổi chiều, trong sân, trên núi... mà nó có khi bao chứa nhiều cụm chủ - vị, nhiều tổ hợp câu con:

- "Có đồng chí // mãi mê nhen lửa trong lòng nhân dân Tây Bắc để Cách mạng

C V1 c

/sớm bùng ngọn lữa khắp nơi, / mong đất nớc Tây Bắc/ mà giải phóng rồi, thì cái v

V2 c v

nguyện vọng đầu tiên và cũng giản đơn của anh lúc ấy/ là đợc nhảy ngay xuống

con đờng trục mà chạy suông một đoạn giữa mặt đờng thênh thang chói chang ánh sáng tự do, cời nói cử động thừa thãi với cái t thế của một ngời/ từ đó làm

c v

chủ đất nớc và đờng đất vừa giải phóng.

Trạng ngữ có cấu tạo rất đa dạng, phức tạp. Nó có thể là một thành phần tách riêng khỏi nòng cốt câu, hoặc có khi nó đảm trách vai trò của câu dới dạng cấu trúc Đề - Thuyết. Trạng ngữ của ông thờng đợc kết nối bằng nhiều cụm từ, cụm chủ vị dới nhiều nội dung biểu hiện khác nhau tạo nên những trờng cú có âm điệu đặc biệt. Có khi trạng ngữ có cấu tạo ở dạng câu đặc biệt:

- Bây giờ nói đến xuôi Sông Đà, xuống thác Sông Đà. - Chổ này và chổ khác, bên này rồi lại bên kia.

Thành phần phụ trạng ngữ đợc Nguyễn Tuân sử dụng rất hữu hiệu trong việc tạo dựng thời gian, không gian, miêu tả tái hiện cảnh vật thiên nhiên một cách tờng tận tỷ mỷ, cụ thể, chi tiết để tạo ra cái không khí của tác phẩm. Thành phần phụ trạng ngữ trong văn Nguyễn Tuân phong phú, độc đáo về hình thức cấu tạo và nội dung diễn đạt, đem lại hiệu quả nghệ thuật cao. Nguyễn Tuân đã đổi mới và khai thác, phát huy tối u giá trị biểu đạt của thành phần phụ này trong khi các nhà văn khác và chúng ta vẫn thờng xem nhẹ nó. Với những gì ông làm đợc đã thay đổi nhận thức của giới nghệ sĩ cũng nh công chúng độc giả.

Thành phần phụ đi kèm chủ ngữ vị ngữ trong tác phẩm Nguyễn Tuân cũng xuất hiện với tần số cao. Chủ ngữ, vị ngữ thờng chứa nhiều tổ hợp câu con, nhiều cụ c - v tạo nên cấu trúc nhiều tầng bậc. Chủ ngữ thờng có các định ngữ định lợng, định ngữ miêu tả, hoặc giải ngữ, phụ ngữ đi kèm chúng tạo thành nhiều kết cấu c - v. Có lúc chủ ngữ có thêm một hoặc hai vị ngữ phụ.

Câu văn có chủ ngữ kèm các thành phần phụ rất hiếm gặp trong tác phẩm của các nhà văn khác. Nguyễn Tuân đã tạo cho mình những khuôn dạng cú pháp riêng

thật cầu kỳ, kiểu cách. Với mô hình câu nh vậy đọc lên chúng ta thấy câu văn có giai điệu, tiết tấu, có âm hởng rất riêng.

Trong câu văn Nguyễn Tuân, vị ngữ là một thành phần phức tạp nhất. Nhà văn phức hoá vị ngữ trong câu đơn bằng nhiều cách, nh dùng nhiều vị ngữ trong một câu, dùng giải ngữ, phụ chú ngữ. Ông tích luỹ nhiều thành phần và phát triển nhiều tổ hợp câu con tạo nên nét riêng biệt về cấu tạo ngữ pháp và giọng điệu trần thuật, tạo thành một hiện tợng độc đáo về cấu tạo ngữ pháp. Những câu văn này dù rất nhiều thành phần phụ, cấu trúc phức tạp nhng nó cũng chỉ là câu đơn. Nhà văn đã sử dụng thành phần phụ để tạo thành nhiều nhánh, nhiều tầng bậc để tờng thuật, miêu tả cho tờng tận, kỹ càng.

Loại câu thứ hai thể hiện sự sáng tạo độc đáo rõ nét trong tuỳ bút của Nguyễn Tuân là câu đơn đặc biệt. Thông thờng câu đơn đặc biệt do danh từ hoặc vị từ đảm nhiệm nhng Nguyễn Tuân lại thể hiện loại câu này hết sức đa dạng về cấu tạo. Hiếm khi nhà văn chỉ dùng danh từ hoặc vị từ mà thờng là câu có cấu trúc rờm rà, dài dòng thể hiện sự cách tân táo bạo và lối tạo câu mới mẽ, lạ lẫm. có lúc ông dùng câu đặc biệt danh từ kết hợp với liệt kê rất đọc đáo tạo ấn tợng biểu cảm cao. Có lúc câu đặc biệt của ông chỉ là một thành phần trạng ngữ. Loại câu đặc biệt vô chủ đợc ông sử dụng nhiều nhất. Nó đợc thể hiện dới dạng klhuyết chủ ngữ. Loại câu đặc biệt khuyết chủ ngữ thờng có một động từ hoặc tính từ làm trung tâm trong cấu trúc vị ngữ dài chứa đựng nhiều thành phần phụ, hoặc có nhiều vị ngữ tạo thành từng vế. Câu đặc biệt có chủ ngữ zê - rô thờng có một thành phần trạng ngữ kết hợp với vị ngữ. Chỉ riêng câu đặc biệt cũng đã làm cho bức tranh ngôn ngữ trong tuỳ bút Sông Đà của Nguyễn Tuân đa dạng màu sắ và vô cùng phong phú sinh đông. Đặc biệt Loại câu này thể hiện năng lực sáng tạo mạnh mẽ của ông tạo cho câu văn ông mang đậm những sắc nét riêng, độc đáo, tân kỳ.

Trên đây là những sáng tạo, cách tân về cấu tạo ngữ pháp trong câu văn Nguyễn Tuân. Đó chỉ là một cái "mã" để nhận diện và định hình phong cách ngôn ngữ của nhà văn. Một cái mã khác không kém phần quan trọng đó là câu văn

Nguyễn Tuân sử dụng nhiều phơng tiện và biện pháp tu từ cú pháp, ngữ nghĩa. Đổi mới và sáng tạo của ông về phơng diện này thể hiện trên bề mặt hình thức lẫn nội dung. Nhng có lẽ dấu ấn phong cách lại thể hiện ở các sử dụng các phơng tiện và biện pháp tu từ nhằm khai thác tốt các hiệu năng của chúng mang lại hiệu quả nghệ thuật cao và biểu đạt một lối tri giác mới mẻ lạ lùng của tác giả về đối tợng. Từ việc thể hiện lối t duy độc đáo về hiện thực khách quan đó nhà văn đi đến khắc hoạ thành công các hình tợng nghệ thuật. Sử dụng các phơng tiện tu từ ngữ nghĩa nh so sánh nhân hoá nhà văn đã khai thác đợc khả năng diễn tả chính xác cụ thể tờng tận tỉ mỉ về sự vật hiện tợng, nhằm khắc sâu vào tri giác ngời đọc giúp họ hình dung một cách rõ nét nhất. Dùng phơng tiện tu từ so sánh, ông thể hiện cách nhìn và miêu tả sự vật ở mọi góc độ, mang đến cho ngời đọc những hình ảnh kì thú, lạ lẫm. Ông tô vẽ, gọt giũa, khắc khảm chúng thật rõ nét. Ông có cái tài đa hai sự vật khác xa nhau đặt vào cấu trúc so sánh lại làm nổi bật lên một mối liên quan hết sức bất ngờ và hợp lý.

"ở đấy cây to bóng cả, núi vót ngọn xanh, núi dằng dặc lam, suối dạo đàn và rêu biếc lòng suối óng ả nh tóc tuôn của một ngời đàn bà biết phát biểu bằng thơ" (Xoè).

Nhân hoá cũng là một phơng tiện tu từ ngữ nghĩa mà ông sử dụng dày đặc trong câu văn. Nguyễn Tuân không sử dụng nó tuỳ tiện, lẻ tẻ mà đa chúng vào hệ thống để khắc hoạ hình tợng nghệ thuật. Ví nh khi miêu tả thiên nhiên nhà văn đã thổi linh hồn cho tất cả những sự vật đá, núi, sóng, nớc... làm cho chúng sống dậy có tính cách, có tâm hồn là để khắc hoạ hình tợng Sông Đà. Những đoạn văn mang một ấn tợng mạnh đối với ngời đọc. Sử dụng biện pháp tu từ ngữ nghĩa liệt kê, Nguyễn Tuân cũng không diễn đạt đơn giản, ngắn gọn nh ngời khác vẫn làm. Ông liệt kê từng tràng gần cả trang viết với cấu tạo rất đa dạng nh danh từ, động từ, tính từ, cụm, ngữ, câu tạo nên dấu ấn rõ nét trong tác phẩm. Chúng không chỉ có tác

dụng giới thiệu về cảnh vật, hiện tợng mà còn tạo đợc cảm xúc, gợi cảm tởng sâu sắc về đối tợng đó.

Các biện pháp tu từ cú pháp nh: sóng đôi cú pháp và tách câu, giải ngữ cũng đ- ợc Nguyễn Tuân sử dụng tạo cho câu văn vừa đa dạng về cấu tạo vừa phong phú về giọng điệu trần thuật. Biện pháp song đôi cú pháp vốn thiên về văn chơng cổ đã không còn đợc các nhà văn a chuộng thì Nguyễn Tuân lại dùng nó để tạo cho câu văn có màu sắc cổ kính và giọng điệu độc nhất vô nhị. Ngợc lại, biện pháp tách câu thờng đem lại cho câu văn mang màu sắc hiện đại. Nó tạo nên sự "chệch chuẩn" phá vở những quy tắc ngữ pháp để diễn tả theo dòng cảm xúc, suy tởng phức tạp của nhà văn. Đó là lối hành văn rất hiện đại tạo nên những câu có cấu tạo ngữ pháp đặc biệt. Một dấu hiệu dễ nhận thấy là câu văn Nguyễn Tuân thờng dài dòng vì ông sử dụng khá nhiều giải ngữ để bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính của câu. Chủ ngữ, vị ngữ vốn đã tờng giải rất kỹ lỡng, tờng tận lại càng cụ thể, chi tiết, tỉ mỉ hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên đây là sự đúc kết khái quát những nét riêng trong câu văn Nguyễn Tuân vì việc này đã đợc phân tích kỹ ở phần trớc. Những phát hiện và phân tích ở trên nhằm làm nổi bật đặc điểm câu văn của Nguyễn Tuân. Chúng tôi hi vọng nó đợc xem là hai cái "mã" để nhận diện và định hình phong cách ngôn ngữ Nguyễn Tuân.

Một phần của tài liệu Khảo sát câu văn trong tập sông đà của nguyễn tuân (Trang 93 - 103)