- Thế là ngày mồng 6 tháng 2 năm 1946, trớc Tết ta mấy ngày, quân Pháp lại đóng đầy Lai Châu" (Một tý về lịch sử và một bản lý lịch)
3.2. Quan niệm của Nguyễn Tuân về vai trò của câu trong tác phẩm văn học
Trong văn bản nghệ thuật, câu là một đơn vị ngôn từ nghệ thuật vô cùng quan trọng, là những hạt nhân mà khi liên kết với nhau chúng sẽ tạo nên những hình tợng - yếu tố quyết định sự tồn tại của một tác phẩm. Câu văn trong tác phẩm cũng là thành tố thể hiện rõ nét dấu ấn riêng của một chủ thể sáng tạo. Nguyễn Tuân từng nói: "Ngời làm nghề viết phải biết tạo ra những câu văn có khớp xơng biết co duỗi nhịp nhàng chứ đừng bắt ngời ta phải đọc của mình những câu tê thấp" (dẫn theo Nguyễn Đăng Mạnh) [31, tr.123]. Câu nói đó cho thấy nhà văn nhận thức rất rõ tầm quan trọng của câu văn trong sáng tác. Và đó cũng là điểm xuất của những tìm tòi công phu để có đợc những câu văn luôn luôn mới về hình thức, về ý tởng. Những quy tắc ngữ pháp vốn có sự bó buộc nhất định đối với ngời cầm bút, nhng Nguyễn Tuân vẫn tạo đợc cái tâm thế chủ động để không bị trói chặt vào những khuôn phép. Để tránh công thức, Nguyễn Tuân thờng xuyên thử nghiệm hình thức câu, “dĩ bất biến, ứng vạn biến” (“bất biến” ở đây là các qui tắc ngữ pháp, “vạn biến” là cách tạo câu muôn hình vạn trạng của nhà văn). Câu văn Nguyễn Tuân biến hóa linh hoạt, lúc dài, lúc ngắn, lúc bằng phẳng, lúc gập ghềnh, khúc khuỷu "nó trùng điệp, phức điệu, phức cú để diễn tả cho đợc những quan hệ phức tạp của chính hiện thực và tâm trạng” [31, tr. 205].
Nguyễn Tuân là một ngời nghệ sĩ đa tài, có đầy đủ t chất của một nhà thơ, nhà văn, một nhạc sĩ, nhà hội hoạ, nhà quay phim… Ông biết vận dụng thế mạnh của các loại hình nghệ thuật khác để gia tăng chất thẩm mĩ cho lời văn của mình. Ông đặc biệt đề cao vai trò tiết tấu, âm điệu trong câu văn. Ông không thích cái kiểu du dơng, đăng đối của câu văn biền ngẫu mà ông vẫn gọi là "con hoang của thể phú". Có lẽ đó là lí do khiến ông hớng tới sự đa dạng của cấu trúc, sự hài hòa về âm điệu của câu văn, để “khi có nội dung cảm xúc tơng xứng, sẽ trở thành những dòng thơ trữ tình ngân vang trong lòng ngời đọc" [31, tr. 123].
Trong các cây bút văn xuôi, hiếm ai coi trọng giá trị của các biện pháp tu từ nh Nguyễn Tuân. Bằng chứng là ông sử dụng chúng với mật độ cao trong câu văn
của mình. Biện pháp tu từ mà Nguyễn Tuân dùng nhiều nhất là so sánh, nhân hoá. Nhờ những biện pháp nghệ thuật này mà hình ảnh trong câu văn Nguyễn Tuân hết sức sống động.
Là nhà văn, nhng Nguyễn Tuân còn xứng đáng với danh xng nhà phê bình nghệ thuật. Nhà phê bình ấy trớc hết thể hiện thái độ nghiêm khắc với chính sản phẩm ngôn từ của mình. Ông cho rằng nhà văn phải thờng xuyên đọc lại bằng mắt bằng tai, dùng năm giác quan để "tự mình duyệt lấy lời văn của mình". Ông "thẩm định" lời văn bằng cách dùng "cặp mắt soi xuống dòng trang", dùng "đôi tai lọc bụi bặm" trong từng lời từng tiếng, dùng "lòng bàn tay mình sờ lại góc cạnh câu văn", "xem lại xem có nên cứ gồ ghề chân chất nh thế hay là nên gọt nó tròn trĩnh đi" cho vừa ý ngời thởng thức. "Ngoài việc soi lắng, còn phải ngửi lại, nếm lại cái lời mình viết ra kia, trớc khi bng nó ra cho ngời khác thởng thức" [30, tr. 653]. Một ý thức nh thế về câu văn của mình không phải là điều dễ có đối với mọi ngời cầm bút nào.