Sóng đôi cú pháp

Một phần của tài liệu Khảo sát câu văn trong tập sông đà của nguyễn tuân (Trang 49 - 53)

- Thế là ngày mồng 6 tháng 2 năm 1946, trớc Tết ta mấy ngày, quân Pháp lại đóng đầy Lai Châu" (Một tý về lịch sử và một bản lý lịch)

3.3.1. Sóng đôi cú pháp

“Sóng đôi là xếp các thành phần cú pháp của một câu hay nhiều câu cùng một cấu tạo cạnh nhau, thờng kèm thêm phép điệp từ hay cụm từ và phép đối” [16, tr. 200].

Sóng đôi cú pháp (điệp cú pháp) có nhiều biến thể: điệp nguyên vẹn, điệp bộ phận, điệp có láy từ và điệp không láy từ... Thông thờng, ngời viết dùng biện pháp

này để nhấn mạnh ý nghĩa thông báo hoặc triển khai theo hớng đối lập hay bổ sung.

Sóng đôi cú pháp đợc sử dụng rất phổ biến trong văn chơng cổ, nhất là ở thể văn biền ngẫu: hịch, cáo, phú, văn tế và trong câu đối, thơ ca. Những cặp câu đối nhau chan chát về từ loại, vần, thanh, ý đợc ngời viết rất coi trọng. Bởi vì, văn thơ cổ quan niệm cái đẹp là ở sự cân đối hài hoà nên dùng phép điệp cú pháp để câu có vần điệu đăng đối, âm hởng nhịp nhàng.

Trong văn xuôi hiện đại, sóng đôi cú pháp đã mất đi cái vị thế đó nên rất hiếm gặp. Hầu hết các nhà văn thời kỳ này không còn coi trọng và sử dựng nó nh một biện pháp tu từ cú pháp nữa. Bởi vì, nó không còn phù hợp với lối thuật chuyện, và nhất là khiến câu văn dễ lạc điệu, cũ kỹ, tù túng. Phải là ngời có bản lĩnh táo bạo trong sáng tạo nghệ thuật nh Nguyễn Tuân mới dám sử dụng “con dao hai lỡi” này. ở những truyện ngắn thời kỳ đầu, biện pháp này đợc ông sử dụng khá nhiều và cũng không phải bao giờ cũng tránh đợc dấu vết của lối văn biền ngẫu, chẳng hạn: “Vả chăng, ngời giai nhân đã đi, cái hào hoa cũng tận…… …Tơ liễu khóc ma, tóc tùng reo gió, bóng tre lìa bụi, đều ngậm một cái tình buồn trớc cái hơng trời lăn lóc khoảng vờn hoang” (Vờn xuân lan tạ chủ).

Hơn hai mơi năm sau, trong tập Sông Đà (1960), sóng đôi cú pháp vẫn đợc Nguyễn Tuân sử dụng khá nhiều, nh một "món nợ lu lai" cha thể trả. Tuy nhiên, tính chất và sắc màu của biện pháp này đã phai nhạt đi nhiều, thế đăng đối bằng trắc đã bị phá vỡ thì cái âm hởng du dơng, nhịp nhàng sáo mòn cũng không còn. Nguyễn Tuân đã nhanh chóng thoát khỏi sự cầm tù khuôn sáo của âm điệu biền ngẫu bằng khả năng thẩm âm điêu luyện và mỹ quan tinh tế của mình. Phép sóng đôi cú pháp đợc ông vận dụng để thuật chuyện vừa mang màu sắc trang nhã cổ kính vừa tạo đợc giọng điệu tự nhiên và thanh thoát cho câu văn. Sóng đôi cú pháp đã đ- ợc ông biến điệu, phá cách nhng vẫn phát huy tốt hiệu quả nghệ thuật khi nhấn mạnh ý nghĩa và tạo nhịp điệu cho câu văn:

- ấy là cha kể trữ lợng đồng cỏ của Than Uyên chăn nuôi. ấy là cha kể lâm thổ sản của núi rừng Than Uyên toàn gỗ quý, toàn tứ thiết" (Gió Than Uyên).

- Hình nh thời gian ở biên giới vẫn có cái gì khang khác với cái thời gian ở

trong nội địa. Hình nh không gian chổ giáp giới hai nớc nó cũng vẫn có một cái gì không giống nh cái không gian vùng trong nội địa.

- Lại cung cấp lơng thực võ khí mới cho toán quân Tởng giới Thạch ở biên

giới Miến Điện - Lào. Lại sửa chữa và thêm các sân bay Sầm Nứa, Bu Na gần Phong Xa Ly, sân bay cánh đồng Chum, v.v... (Tây Trang).

Những câu văn vừa dẫn, rõ ràng vẫn đợc tổ chức theo kiểu các vế sóng đôi, nhng không câu nệ về số tiếng, từ loại, bằng trắc giữa các vế, nên chúng có âm h- ởng tự nhiên, tơi tắn, trẻ trung giàu cảm xúc, giàu chất thơ. Rõ ràng, Nguyễn Tuân đã làm mới biện pháp tu từ này bằng cách phá vỡ sự đăng đối cố hữu (về tất cả mọi phơng diện), nhất là sự đăng đối về thanh điệu ở những âm tiết cuối vế câu hoặc cuối câu bị triệt phá, có tác dụng “giải thể” thứ nhạc điệu đều đều, êm ái, thay vào đó là những âm điệu có biên độ cao thấp trập trùng. Câu văn vì thế vừa năng động, linh hoạt, truyền tải đợc cái hơi thở, cái sinh khí cuộc sống hiện đại:

- Bờ sông hoang dại nh một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên nh một nổi niềm

cổ tích tuổi xa.

- Lúa đang trổ, gió tháng chín tháng mời bắt đầu quẫy lên là coi nh bỏ đi vụ ấy. Lúa phơi màu, gió quạt lép hạt; lúa gần chín gió quạt nh liên thanh không thay băng đạn và một chập là hạt rụng hết".

Phép điệp cú pháp đợc nhà văn sử dụng với mục đích biểu đạt dòng cảm xúc dâng lên mãnh liệt. Hàng loạt câu sóng đôi cú pháp liên tục xuất hiện để chuyển tải những xúc cảm dạt dào của nhà văn về cảnh vật thiên nhiên, về con ngời Tây Bắc.

- Biên giới vẫn là nơi có những con sông chảy chéo nhau, đầu ở một nơi mà mình ở một nơi khác, hoặc là nguồn ở bên ấy mà sóng sông lại cuốn reo ở bến bên này. Biên giới vẫn là cái nơi có nhiều dãy núi trái núi cha đặt tên, có những con ngời anh hùng mà lịch sử cha tiện công bố sự nghiệp tên tuổi. Biên giới cũng là nơi có những cỏ lá không có tên riêng, có những việc không quy định giản đơn, có những cái chuyện khó gọi tên, có cả cao giả cao thật, có cả ngời giả, ngời thật".

(Tây Trang)

- Mỏ xi măng thiên tạo ở chân dãy núi Hoàng Liên Sơn ngất giời một đỉnh Phan Tây Păng cao nhất Tổ quốc của chúng ta. Mỏ đá thạch anh để làm thuỷ tinh ngũ sắc và làm đồ sứ. Mỏ diêm sinh vàng suối ngùn ngụt sôi khói. Mỏ than mỡ ở những quảng núi sát ở Pu Khì. Mỏ chì ở Mờng Khoa. Mỏ lân tinh ở chỗ cánh đồng Cáp Na, vớt lên cạn là cháy xanh lè lại phải dìm xuống suối. Mỏ đồng ở Pha Mu đã xác định rồi"

(Gió Than Uyên).

Sự sáng tạo không dừng lại ở đó. Câu văn sóng đôi cú pháp của Nguyễn Tuân có các dạng cấu trúc ngữ pháp đặc biệt. Những câu đặc biệt danh từ, câu đặc biệt vị từ có cấu tạo ngữ pháp giống nhau đợc đặt cạnh nhau để nhấn mạnh ý nghĩa mà nhà văn muốn diễn đạt. Ông đã vận dụng biện pháp tu từ này trên nhiều loại câu để tránh đợc sự sáo mòn đơn điệu:

- Rồi đến thác La Sa, thác Hát Vá, thác Mằn Hi, thác Mằn Lay. Rồi Hát

Nhạt, Hát Mằn Thắm, Hát No Kéo, Kẻng Mõ Dới. Rồi đến Hát Lai, ở phía trên Lai Châu độ chín cây số (Ngời lái đò Sông Đà).

- Rồi đến đám Quốc Dân Đảng Việt Nam. Rồi đến dần dần xây dựng lực l-

ợng võ trang đánh đồn Than Uyên lần thứ nhất năm 1948, thành lập ngay một căn cứ du kích địch hậu đang bị nó bao vây bốn mặt Tây Bắc"(Gió Than Uyên).

Biết làm mới cái cũ, biết vận dụng linh hoạt những cái mà ngời khác cố tình lãng quên, điều đó đã đủ cho chúng ta thấy rõ bản lĩnh sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Ông không ngừng tìm tòi để thể nghiệm và làm mới cho câu văn của mình. Những nổ lực thoát xác khỏi sự khuôn sáo để đạt tới cái mới đã giúp nhà văn xây dựng đợc phong cách ngôn ngữ riêng, tạo cho câu văn có những dáng nét riêng, giọng điệu riêng kiểu cách tân kỳ.

Một phần của tài liệu Khảo sát câu văn trong tập sông đà của nguyễn tuân (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w