Trạng ngữ của câu văn trong tập Sông Đà

Một phần của tài liệu Khảo sát câu văn trong tập sông đà của nguyễn tuân (Trang 40 - 43)

- Bộ đội, thanh niên xung phong bảo vệ cầu đờng phà, cán bộ xã cán bộ huyện, cán bộ tỉnh và khu và trung ơng // đều đi miết đi miết, gặp mặt giời ló ở

2.2.4. Trạng ngữ của câu văn trong tập Sông Đà

Sỡ dĩ trạng ngữ đợc gọi là thành phần phụ của câu bởi xét về mặt ngữ pháp, nó có tính độc lập, không phụ thuộc vào thành tố nào trong nòng cốt. Nó đứng ngoài cấu trúc nòng cốt, có chức năng bổ sung ý nghĩa cho cả câu. Trạng ngữ thờng biểu thị ý nghĩa về thời gian, không gian, nguyên nhân, mục đích, điều kiện, nh-

ợng bộ... Về vị trí, trạng ngữ có thể đứng đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu. Nếu nhìn

câu dới ánh sáng ngữ pháp chức năng (xét câu theo cấu trúc đề – thuyết) thì trạng ngữ có thể đóng vai trò là phần đề hoặc phần thuyết.

Trong tập Sông Đà, những câu văn có sử dụng trạng ngữ chiếm tỉ lệ khá lớn. Nhng điều đáng nói hơn, trạng ngữ trong câu văn Nguyễn Tuân có những nét khác biệt về cấu tạo.

Sử dụng trạng ngữ mà chỉ chú ý chức năng ngữ nghĩa của chúng) sẽ rất dễ rơi vào tình trạng rập khuôn. Khảo sát trạng ngữ trong tác phẩm của Thạch Lam, Nam Cao, chúng tôi thấy phần lớn chúng có các dạng sau đây:

- Lúc đó…, ít lâu sau…, Năm ấy…, Buổi chiều…, Cuối năm…,Trên..., D- ới..., Trong..., Ngoài..., Tuy vậy…, Để…, Nhờ..., Hôm ấy...,Tuy vậy…, Cơm xong . . ., Trớc mắt tôi . . ., Qua lần vải . . ., Sáng hôm sau . . ., (Sợi tóc - Thạch Lam) ; Trên trờng kỷ ngoài sân cửa sổ ..., Đã từ lâu lắm ..., Bây giờ..., Một lát

sau..., Ngoài vờn ..., Hằng ngày ..., Đêm ấy ..., Mỗi mùa ... (Dới bóng hoàng lan - Thạch Lam)

- Năm hai mơi..., ở nhà quê..., Lúc ấy..., Một buổi tối..., Trong lúc mừng rỡ..., Trong khi ấy... (Quên điều độ - Nam Cao).

Những trạng ngữ vừa liệt kê trên đây, đọc lên, chẳng có đợc ấn tợng đáng kể, vì chúng có cấu tạo đơn giản, chỉ thuần túy nêu lên thời gian, không gian, địa điểm, điều kiện nào đó, cụ thể hóa nội dung thông báo của câu. Trạng ngữ trong tùy bút Nguyễn Tuân không ngắn gọn và đơn giản nh vậy. Về hình thức, trạng ngữ của ông có thể là một cụm có đầy đủ các thành tố, hoặc nhiều cụm kết hợp với nhau, có lúc lại là một kết cấu c - v. Xin liệt kê một số trạng ngữ có mặt trong câu văn Nguyễn Tuân ở tập Sông Đà:

- Dới mặt đất Tây Bắc cũng nh trên mặt đất Tây Bắc và ngay trong dòng nớc Sông Đà trôi xuôi kia..., Nếu sau đây, có ai xây dựng phim truyện về Sông Đà, về một đoạn lịch sử bên Sông Đà..., Trong tất cả bấy nhiêu cái luồng giận dữ của một con thác,...(Ngời lái đò Sông Đà); Trên con đờng đá Tây ở

biên giới cỏ tranh đang ra búp non cho hơu ăn này..., Tây Trang); Giữa sân mậu dịch Tà Bú xinh xắn nh cái sân một nhà Mèo, trên lờn dốc..., Với đoàn ngời lãng mạn xã hội chủ nghĩa trẻ tuổi đó..., ở chỗ chân đèo bờ sông vắng mênh mông gió rừng lá rừng, ở những nơi không có mái lều chợ hoặc phiên chợ..., (Đất cũ Sơn La).

Nhìn vào các kiểu dạng trạng ngữ, đủ thầy Nguyễn Tuân ít khi bằng lòng với cách diễn đạt trung tính, chung chung những nội dung thông thờng gắn với chức năng biểu hiện của trạng ngữ. Trạng ngữ của ông thờng chứa đựng những nội dung thông tin cụ thể, chính xác, rạch ròi tỉ mỉ đến từng chi tiết. Bằng lối diễn đạt đó, trạng ngữ của Nguyễn Tuân có khả năng khắc hoạ hết sức sống động rõ nét không

gian, thời gian, địa điểm, nơi chốn.... Ai đó có thể viết: "Trên nền nhạc nớc Sông Đà...", nhng với Nguyễn Tuân thì phải là: "Trên nền nhạc nớc chảy hậm hực vô tận của thác Sông Đà mùa cạn...". Trong câu văn ngời khác, "ở khoảnh núi này..." đã có thể là một trạng ngữ, nhng Nguyễn Tuân nhất định phải huy động

thêm vào một loạt các tính từ để cho cái hành phần phụ này có diện mạo khác hẳn:

"ở cái khoảnh núi cheo leo xa xôi vòng quanh tịt mù này...". Trạng ngữ của Nguyễn Tuân có khi chứa nhiều cụm từ, mỗi cụm từ là một vế đợc phát triển đầy đặn để chúng có thể chuyển tải tối đa cách nhìn, lối cảm nhận của ông về sự vật, đối tợng. Hình thức cấu tạo của chúng rất phong phú, đa dạng nhng cũng hết sức phức tạp. Trong một câu, trạng ngữ đợc kết nối bằng nhiều cụm từ với nội dung biểu hiện khác nhau. Đây có thể xem là phơng thức "phức hoá" trạng ngữ của Nguyễn Tuân và cũng do vậy, câu văn có trạng ngữ của Nguyễn Tuân thờng là những trờng cú có âm điệu rất đặc biệt:

- Một đêm lạnh tiểu hàn, quanh cái bếp lửa nhà sàn Thái Mờng La, tôi định kể chuyện Sơn La cũ trớc đây cho mấy anh đoàn viên trẻ của đoàn khảo sát nghe.

- Từ tỉnh lỵ Sơn La đến bến Tà Bú Sông Đà, trong sơng núi buổi sớm buổi chiều, tôi vẫn thấy nó cha tan đi hết cái bóng dáng của các đoàn tù thời pháp thuộc" (Đất cũ Sơn La).

- Trên bản đồ hình thể có ruộng nâu non, có núi màu vỏ già, biển màu lam, sông ngòi màu xanh quan lục, đờng trục màu đỏ gạch vừa ra lò, thấy cái chấm Tây Trang đây cũng ngang với cái vành khuyên thủ đô Hà Nội, đờng bắc vĩ tuyến 21 kéo một vệt qua rừng Tây Trang, qua phố phờng Hà Nội qua những hòn đảo Vịnh Hạ Long, qua cái vùng làm cá hộp, thứ cá bể sốt cà chua đóng hộp gửi thẳng lên đây và đang xếp ở kho thực phẩm của anh nuôi ở dới sân đồn kia (Tây

Về mặt hình thức, trạng ngữ đợc phức hoá bằng cách kết nối nhiều vế, mỗi vế chứa đựng những nội dung khác nhau. Ta bắt gặp trong tập Sông Đà các kiểu trạng ngữ kép nh: trạng ngữ chỉ thời gian + nơi chốn (Đêm, ở đồn Tây Trang, tôi cảm thấy là dài hơn mọi đêm thu ở nông trờng Điện Biên); trạng ngữ chỉ thời gian + cách thức (Tháng sau, nằm ở Điện Biên, tôi mới có dịp hiểu thêm về sự dồi dào tình cảm của chiến sĩ biên phòng) ; trạng ngữ chỉ thời điểm + địa điểm (Ban nãy, qua dốc Khau Pha, thấy có những xe đạp thồ gạo buộc cả một cây cổ thụ để xe khỏi lao xuống dốc, tôi cứ chập chờn nghĩ đến những ngời tù); trạng ngữ chỉ thời gian + thời điểm (Sau này, lúc làm xong đờng, ai cũng phải công nhận đoạn đờng công dân Sơn La làm là tốt nhất)… Cha dừng lại ở đó, tác giả còn muốn trạng ngữ phải chuyển tải đợc lợng thông tin đầy đủ, chính xác, tỉ mỉ đến từng chi tiết. Ông đã tạo ra những trạng ngữ trùng điệp nội dung: thời gian + thời gian; địa điểm + địa điểm; không gian + không gian. Ví dụ:

- Trong lòng rừng núi Tây Bắc tôi đang từng bớc đờng băng qua, trong lòng lỡi cát bờ Sông Đà tôi đang sang ngang đây có nhiều kim, nhiều quặng nhiều vàng (Ngời lái đò Sông Đà).

Một phần của tài liệu Khảo sát câu văn trong tập sông đà của nguyễn tuân (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w