Câu đơn đặc biệt

Một phần của tài liệu Khảo sát câu văn trong tập sông đà của nguyễn tuân (Trang 30 - 34)

3 Nguyễn Tuân

2.1.4. Câu đơn đặc biệt

Câu đơn đặc biệt đợc cấu tạo bởi một từ hoặc một cụm từ, thờng là do danh từ và vị từ (động từ, tính từ) đảm nhiệm. Trong văn bản nghệ thuật, các nhà văn sử dụng loại câu này để giới thiệu đối tợng một cách cô đọng, súc tích hay tạo tính biểu cảm cho lời văn.

Khảo sát tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tờng và Vũ Bằng, chúng tôi nhận thấy số lợng loại câu này không nhiều, (ở Vũ Bằng là 14,9%, Hoàng Phủ Ngọc Tờng là 6,9%). Mặt khác, trong văn họ, những câu văn đó cũng không mang dấu ấn gì khác lạ. Ngợc lại, Nguyễn Tuân sử dụng khá nhiều câu đơn đặc biệt (17,3%). Không những thế, ông còn cấp cho chúng hình thức khá tân kì.

Trớc hết, về cấu tạo ngữ pháp, câu đơn đặc biệt của Nguyễn Tuân trong tập

Sông Đà thờng có cấu trúc rờm rà, dong duỗi, dài dòng. Những câu ngắn gọn nh:

"Cây số 120", "Tới cái thác rồi" "Chèo cả đêm" là rất ít và hiếm gặp mà chủ yếu là những câu rất dài thiếu một thành phần chính mà thêm vào nhiều thành phần phụ. Trong tất cả các tác phẩm đã khảo sát, chỉ có một vài câu do một từ hoặc một cụm từ nh danh từ, hoặc vị từ đảm nhận mà thờng là câu khuyết chủ ngữ hoặc khuyết vị ngữ, thậm chí chỉ có thành phần trạng ngữ.

2.1.4.1. Câu đơn đặc biệt - Danh từ, cụm danh

Câu đơn đặc biệt do danh từ hoặc cụm danh từ đảm nhiệm xuất hiện khá nhiều trong sáng tác của Nguyễn Tuân. Chúng có cấu tạo ngữ pháp rất khác lạ.

- Rồi Hát Nhạt, Mằn Thắm, Hát No Kéo, Kẻng Mõ Dới.

- Rồi đến thác La Sa, thác Hát Vá, thác Mằn Hi, thác Mằn Lay. - Lại nh quãng Tà Mờng Hát Vát phía dới Sơn La.

- Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn, bơm bớm trên Sông Đà.

(Ngời lái đò Sông Đà)

Thông thờng, câu đơn đặc biệt của các nhà văn khác chỉ dùng một danh từ ngắn gọn, cộc lốc. Nguyễn Tuân thì khác, ông hay dùng danh từ hoặc cụm danh từ

kết hợp với phép liệt kê để giới thiệu địa danh và thiên nhiên Tây Bắc. Bằng cách ấy, Nguyễn Tuân vừa đem ra đợc cách tạo câu mới mẻ vừa gây đợc ấn tợng lạ mắt vừa tạo cho câu văn có giọng điệu lạ tai.

2.1.4.2. Câu đơn đặc biệt khuyết chủ ngữ

Hầu hết các tuỳ bút của Nguyễn Tuân trong tập Sông Đà không có câu đặc biệt vị từ (do động từ, tính từ, cụm động, cụm tính đảm nhiệm), kiểu nh "Đấm. Đá.

Thụi. Bịch." trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. Nguyễn Tuân thờng sử

dụng vị từ làm trung tâm cú pháp chính của vị ngữ để tạo thành một dạng câu đơn đặc biệt chỉ có vị ngữ với nhiều thành phần phụ. Đặc điểm cấu tạo của loại câu này thờng có một vị từ đứng đầu câu. Phổ biến trong lời văn của ông là những câu đặc biệt kiểu:

- Cũng còn đủ cái linh lợi để chở mừng một phái đoàn Trung ơng vừa lên vừa xuống thăm dò khảo sát toàn bộ Sông Đà cho đến biên giới Trung Quốc.

- Thờng thờng là chở chè cối, và thỉnh thoảng cũng có những chuyến chở cánh kiên trắng, cánh kiến đỏ, sợi móc, da trâu sống, xơng và sừng nai hơu, xơng gấu, xơng hổ.

- Lao xe xuống dốc, dùng phanh chân phanh tay, những góc ác, thì tiến lên lùi lại, một đỏ không lọt thì hai đỏ, xe mà mời bánh thì ba đỏ.

- Thổi cơm ăn, đóng kịch vui bắt chớc giọng thằng quản Tây hách dịch thu bơi chèo rồi lại giả bơi chèo.

(Ngời lái đò Sông Đà)

- Nghe xong và ghi xong những tội ác địch và những chuyện nông dân Than

Uyên bị trùm phỉ cỡng bức vứt bỏ cày cuốc bị dí súng vào tay dấy lên để vô tình bị lừa đế quốc âm mu chia rẽ dân tộc.

Câu khuyết chủ ngữ, chỉ có vị ngữ dài lê thê và chứa đựng nhiều thành phần phụ, và chúng đợc phức tạp hoá bằng nhiều cách. Câu không có chủ ngữ nhng lại nhiều vị ngữ tạo thành từng vế, hoặc có thêm thành phần phụ bổ ngữ, giải ngữ, liệt kê, tạo thành chuỗi, hoặc vị ngữ đợc phát triển bởi rất nhiều thành phần phụ bao chứa trong nó các cụm chủ - vị. Cấu tạo của loại câu này có sắc nét riêng, mới lạ và luôn biến hoá để phù hợp với những liên tởng bất tận của lối văn tùy bút.

2.1.4.3. Câu đơn đặc biệt không chủ ngữ

Câu đơn đặc biệt không chủ ngữ là câu có chủ ngữ zêrô, nó không cần có chủ ngữ mà thờng có trạng ngữ kết hợp với vị từ có ý nghĩa chỉ sự tồn tại, xuất hiện và biến mất. Trong các tác phẩm của Nguyễn Tuân dạng câu này có tỷ lệ cao nhất trong các dạng câu đặc biệt. Ông rất a dùng trạng ngữ cho câu văn của mình nên dạng câu đơn đặc biệt không chủ ngữ xuất hiện với tần số cao là điều dễ hiểu.

- Qua thác Sông Đà, cũng chỉ là một vấn đề bình tĩnh.

- Cách biên giới Trung Quốc phía Vân Nam khoảng mơi cây số là thác Kẻng Mỏ Trên.

- Bây giờ nói đến xuôi Sông Đà, xuống thác Sông Đà.

- Nhng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của ngời cầm lái.

(Ngời lái đò Sông Đà)

- Thế nào ngày mai rời đồn Tây Trang mà về, cũng phải rẽ vào bản Mèo thăm bà chủ tịch Mèo, cái ngời đã có công vận động ngời Mèo giúp thóc giống cho nông trờng Điện Biên đây.

- Đêm đêm lại cứ nghĩ lung về biên giới, về đồn Tây Trang.

(Tây Trang)

Loại câu này có thể có hai, ba trạng ngữ. Thành phần trạng ngữ đợc ông sử dụng nhiều và có hiệu quả cao trong việc miêu tả. Chúng làm cho câu văn không

còn cảm giác cộc lốc mà đầy đặn viên mãn mặc dù thiếu đi một thành phần chính - chủ ngữ.

- Trong nắng hanh, trớc mắt đã hiện lên một khu doanh trại, xa trông nh t- ờng luỹ gạch cũ của một mái thành xa.

(Tây Trang)

- Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình nh đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung của sổ nào từ cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.

(Ngời lái đò Sông Đà)

Trạng ngữ trong câu đặc biệt - vô chủ của Nguyễn Tuân cũng rất đa dạng. Thành phần trạng ngữ chỉ nơi chốn địa điểm, thời gian không gian, phơng thức, đợc ông sử dụng nhiều và nội dung cũng khá trọn vẹn: "Thế nào ngày mai rời đồn Tây

Trang mà về", " Trên mặt cái hút xoáy tít đáy", "Nhng trên cái thuyền sáu bơi chèo". Những trạng ngữ đợc giới thuyết đầy đặn nh vậy khiến cho chủ ngữ hoàn

toàn có thể vắng mặt và làm cho câu đặc biệt của Nguyễn Tuân đặc biệt về mặt cấu tạo ngữ pháp lẫn mặt ngữ nghĩa.

2.1.4.4. Câu đơn đặc biệt chỉ có trạng ngữ

Đây là loại câu có cấu tạo rất lạ và cha có nhà nghiên cứu ngữ pháp nào đề cập đến trong các công trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt. Có thể xem đây là lối kiến tạo câu riêng của Nguyễn Tuân. Tuy loại câu này xuất hiện không nhiều, nhng nó góp phần làm phong phú cho câu đơn đặc biệt của ông. Ví dụ:

- Chỗ này và chỗ khác, bên này rồi lại bên kia.

(Ngời lái đò Sông Đà)

Đọc văn tùy bút Nguyễn Tuân, gặp những câu kiểu này, độc giả không khỏi ngỡ ngàng vì hình thức rất khác biệt của chúng. Tuy nhiên, cũng nh những loại câu đơn đặc biệt khác, loại này không thể tồn tại độc lập, mà phải dựa vào ngữ cảnh.

Những câu trớc và sau chúng có chức năng thuyết minh để câu đơn đặc biệt có đợc ý nghĩa xác định.

Có điều đáng nói, so với truyện viết trớc cách mạng, ở tập tùy bút Sông Đà, Nguyễn Tuân sử dụng câu đơn đặc biệt cao hơn hẳn (17,3% so với 4,7%). Chỉ riêng loại câu đơn đặc biệt thôi cũng đủ thấy nhà văn tìm đủ cách để làm mới cho câu văn của mình, cấp cho chúng "ấn tín riêng" không lẫn với lời văn của bất kì ai.

Một phần của tài liệu Khảo sát câu văn trong tập sông đà của nguyễn tuân (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w