- Thế là ngày mồng 6 tháng 2 năm 1946, trớc Tết ta mấy ngày, quân Pháp lại đóng đầy Lai Châu" (Một tý về lịch sử và một bản lý lịch)
3.3.2. Tách câu, giải ngữ
3.3.2.1. Tách câu
Tách câu (còn gọi là chiết cú) “là một biện pháp tu từ cú pháp nhằm tách các
bộ phận của một câu có cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ pháp thống nhất thành những phát ngôn biệt lập bằng một chỗ ngừng, hay một dấu chấm ngắt câu, với một dụng ý đặc biệt, hoặc do nhịp cảm xúc của giọng văn” [16, tr. 204].
Trong sáng tạo nghệ thuật, các nhà văn hay dùng lối tách câu với dụng ý tu từ rõ rệt. Đó là khi ngời viết cần diễn tả nhịp suy nghĩ dồn đập của nhân vật hoặc miêu tả những động tác rời rạc, những suy đoán rời rạc trong một ngữ cảnh phù hợp với hình thức này. Vì thế, xét về mặt cấu tạo ngữ pháp, tách câu "là sự cố ý vi phạm chuẩn mực cú pháp". Phép tách câu là nguyên nhân tạo ra câu đặc biệt, câu dới bậc. Những câu này không thể đứng độc lập. Muốn tồn tại hợp lí trong văn bản, chúng phải dựa vào ngữ nghĩa của những câu trớc đó.
Câu tách biệt thờng do một từ, một cụm danh từ hoặc cụm vị từ đảm nhiệm, nên chúng có cấu tạo ngữ pháp khá giống nhau. Cũng nh các tác giả khác Nguyễn Tuân không có sáng tạo gì đáng kể về phơng diện cấu tạo ngữ pháp của câu tách biệt khi sáng tác truyện ngắn. Nhng đến tập Sông Đà thì biện pháp tu từ này đã
thực sự phát huy hiệu quả. Nhiều trờng hợp ông tung ra một loạt câu tách biệt liên tiếp nhau để ngợi ca về sự giàu đẹp của núi rừng Tây Bắc hay những hành động đồn dập liên hồi theo giọng kể của ngời lái đò Sông Đà:
- Cuối cùng, nh là để kết thúc câu chuyện, anh đã bảo tôi: "Có dịp đi đi về
về với Tây Bắc, nên ghé nơi đó. Nhiều hoa quả. Chợ búa nhiều màu sắc dân tộc.
Nhiều ngựa. Nhiều lợn ăn giải về kỹ thật chăn nuôi. Rợu Mèo nấu bằng ngô bắp ở đó cũng có tiếng" (Bài ca trên phần mặt đờng).
- Chúng tôi quay đầu sào đinh lên chống bằng ngọn sào ngợc cho khỏi
động vào đá sông, cứ êm nh thế thoát xa bến. Chèo cả đêm. Sáng rõ mặt ngời, nhìn nhau mà cời. Nghỉ trên bãi cát Sông Đà. Thổi cơm ăn, đóng kịch vui, bắt chớc giọng thằng quản Tây hách dịch thu bơi chèo rồi lại giả bơi chèo. Và thấy mình tự do từ đó" (Ngời lái đò Sông Đà).
Những đoạn văn trên gồm nhiều câu tách biệt có quan hệ lệ thuộc về nghĩa với câu trớc nhng chúng có cấu tạo rất đa dạng. Có câu đợc cấu tạo bởi một cụm từ do danh từ, vị từ đảm nhiệm, có câu lại là một cụm chủ - vị. Bằng cách tạo những câu vợt lên sự khuôn thức thông thờng, tác giả đã diễn tả cảm xúc dạt dào, háo hức của nhân vật.
Câu tách biệt của Nguyễn Tuân ít khi ngắn gọn đơn giản về cấu tạo nh những nhà văn khác. Là câu đợc tách ra từ bộ phận của câu trớc nhng cấu trúc phức tạp r- ờm rà. Nó cũng chẳng khác xa mấy những thành phần câu đợc phức tạp hoá ở câu văn tích luỹ nhiều thành phần - một sở trờng của Nguyễn Tuân. Rất nhiều câu chủ ngữ đợc tách ra thành một câu, vị ngữ làm thành một câu và bao chứa bên trong chúng những cụm chủ - vị, những tổ hợp câu con.
"Giời đang xuống màu dần ở nớc hàng xóm. Mà bên nớc tôi / thì đang bừng c v
lên cái nắng bốn giờ chiều, cái nắng / đậm đà của mùa thu biên giới, cái thứ nắng
hanh / đang sấy khô gió Tây Trang và đang mài sắc thêm tiếng động của hoa lau
c v
phất cờ trong bóng núi.
Nhiều khi, câu tách biệt của Nguyễn Tuân chỉ có thành phần vị ngữ mà không có chủ ngữ. Chúng có dáng dấp những câu đặc biệt khuyết chủ ngữ xếp cạnh nhau, chỉ khác là có sự ràng buộc về ngữ nghĩa khiến cho mạch t duy không bị đứt đoạn:
- Muốn đi bộ thì xuống mặt trớc, muốn đi thuỷ thì xuống mặt sau, đổ xuống
cái bến Sông Đà ngay chỗ định cắm làm đờng dây dự bị hồi còn bí mật ấy. Đờng hoàng mà đi họp, đờng hoàng mà sinh hoạt (Ngời lái đò Sông Đà).
- Cũng nh một số anh em kỹ thuật ở công trờng này. ở trờng giao thông công chính là chuyên học về đờng sắt, nay về công trờng này, thì toàn là có đờng đất đ- ờng đá chứ có đờng sắt nào thế rồi cũng làm đợc (Đờng lên Tây Tây Bắc).
Nguyễn Tuân không chỉ vận dụng tốt biện pháp tách câu để phức tạp hoá thành phần câu mà còn tạo dựng nhịp điệu riêng cho câu văn của mình. Sau những câu văn dài, lắm thành phần phụ, nhiều tầng bậc, bất chợt có một câu tách biệt ngắn xen vào làm giọng văn biến đổi đột ngột. Nhiều khi phải đọc thành âm mới thấy đ- ợc hiệu năng của chúng. Dùng phép tách câu, Nguyễn Tuân tránh đợc sự đơn điệu, nhàm mòn – những điều tối kị trong văn bản nghệ thuật.
3.3.2.2. Giải ngữ
Giải ngữ còn gọi là phụ chú ngữ, là thành phần phụ nhằm giải thích ý nghĩa của một từ một ngữ hay để cụ thể hoá hay nhấn mạnh một nét nghĩa nào đó mà ng- ời viết hoặc ngời nói muốn truyền đạt [22, tr. 224]. Nguyễn Thái Hoà còn lu ý thêm: "những trờng hợp không dùng ngoặc đơn hoặc dấu ngang nối mà vẫn diễn đạt với ý giải thích thì không nên xếp vào giải ngữ hay phụ chú ngữ".
Chúng tôi thấy lu ý trên của tác giả cha thoả đáng. Bởi vì trong thực tế, để đạt hiệu quả giao tiếp, ngời viết cần có một lối diễn đạt riêng khi giải thích một bộ phận trong câu, và đơn vị có chức năng giải thích chính là giải ngữ chứ không thể là cái gì khác. Không nên quá câu nệ hình thức (đòi hỏi phải có dấu ngoặc đơn hoặc gạch nối mới đợc xem là giải ngữ).
Trong tập Sông Đà, Nguyễn Tuân sử dụng khá nhiều giải ngữ trong câu. Cụ thể: Ngời lái đò Sông Đà: 13 lần, Một tý về lịch sử và một bản lí lịch: 11 lần, Tây
Trang: 12 lần. Tác giả dùng giải ngữ để giải thích bất cứ đối tợng nào đợc nói đến
trong câu. Cũng vì thế, vị trí của giải ngữ có thể thuộc bất cứ thành phần nào của câu.
Về mặt hình thức, giải ngữ của trong câu văn của Nguyễn Tuân có khi đợc đặt trong dấu ngoặc đơn:
Qua Hát Tiếu (tiếng Thái chữ hát nghĩa là thác) ngời lái đò Sông Đà hay
có câu: "Qua thác Tiếu rải chiếu mà nằm .” Có khi đợc tách ra bởi dấu ngang nối:
Nhng cũng nh ngời Mèo kêu mỏi chân khi dẫm lên đồng bằng thiếu dốc thiếu đèo, ông bảo rằng: "Chạy thuyền trên khúc sông không có thác, nó dễ dại tay dại chân và buồn ngủ" cho nên thờng ông chỉ muốn cắm thuyền ở Chợ Bờ, -
Chợ Bờ, cái chỗ biên giới thuỷ phận cuối cùng của thác Sông Đà.
Nhiều trờng hợp đợc tách riêng khỏi nòng cốt câu, đặt ở cuối câu, sau dấu phẩy: - Trên bến Quỳnh Nhai, tiếng trống trên châu vừa thu không, các thuyền độc
mộc đi làm nơng bắp xa từ sáng sớm đã trở về bến gần hết, và ngời lái đò Quỳnh Nhai kể chuyện Sông Đà, một con sông mà trớc đây có rất nhiều ngời kéo đò hát hò lên âm u ghê rợn không kém gì đoàn ngời hò đò sông Vôn ga thời Nga hoàng.
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, giải ngữ nằm cuối câu, sau dấu phẩy và tách khỏi nòng cốt câu thể hiện sự sáng tạo đặc sắc hơn cả. Loại này có số lợng nhiều và đợc sử dụng đều đặn ở các tác phẩm. Thành phần này đã giúp Nguyễn Tuân mở rộng nòng cốt câu, gia tăng lợng thông tin trong câu. Giải ngữ trong câu văn của ông cũng không đơn giản về cấu tạo. Nó là nhánh phụ của câu, chứa nhiều bổ ngữ hoặc cụm từ, kết cấu C – V, góp phần làm cho câu phát triển nhiều tầng bậc, nhiều tổ hợp câu con. Có những trờng hợp, Nguyễn Tuân sử dụng một loạt giải ngữ trong một câu, giải ngữ này nằm trong giải ngữ kia, giống nh một cái cây cứ trổ ra chi chít cành nhánh. Đó là lúc ông phát huy sở trờng phát triển thành phần phụ ở câu văn. Giải ngữ đóng vai trò nh một nhánh phụ để phức hoá thành phần câu theo sở thích diễn đạt của nhà văn:
- Chánh sứ sơn phòng đồn Hng Hoá Nguyễn Quang Bích, một nhà thơ ái quốc hồi đó, chống Pháp và mất ở Tây Bắc (lúc ấy từ Hng Hoá ngợc lên đều gọi là Tây Bắc) đã đem Sông Đà vào một bài thơ hoạ lại bài thơ của Tôn Thất
Thuyết (Ngời lái đò Sông Đà).
- Giời đang xuống màu dần ở nớc hàng xóm. Mà bên nớc tôi thì đang bừng
lên cái nắng bốn giờ chiều, cái nắng đậm đà của mùa thu biên giới, cái thứ nắng hanh đang sấy khô gió Tây Trang và đang mài sắc thêm tiếng động của hoa lau phất cờ trong bóng núi.
- Cứ thẳng cái hớng Tây Bắc đó, băng qua cái dãy núi án ngữ tầm mắt ta đó,
mà đi miết tám ngày đờng tỉnh Phong Xa Ly, cái tỉnh thân yêu của Pa Thét Lào, cái tỉnh đợc liên quân Lào - Việt hai lần giải phóng khỏi áp bức của đế quốc Pháp và cũng là cái tỉnh còn d âm những ngày tập kết (Tây Trang).
Có những trờng hợp, Nguyễn Tuân đã dùng một loạt câu chỉ để giải thích cho một từ, một ngữ hoặc một đối tợng đợc nói đến ở câu trên. Những câu này phát triển thành một đoạn văn đặt trong dấu ngoặc đơn nh là thành phần tờng thuật
thêm. Ví nh cảnh kéo đò trên Sông Đà đợc ông miêu tả giải thích thêm bằng một đoạn văn:
- Ví dụ qua thác Hát Nhạt và Mằn Thắm thì cảnh kéo đò thật là nh kéo
pháo; trong lòng đò, dở hết hàng, tuyệt đối không còn để sót một sợi chỉ một cái kim trong khoang thuyền. (Tôi cha từng đợc thấy cảnh kéo thuyền cạn này trên Sông Đà, tôi cha qua mấy cái thác ác này, nhng nghe kể mà thấy tràn ngập những cảm xúc quay phim ảnh lên màn bạc; tôi nghĩ rằng về mặt tạo hình, cảnh này còn có một cái khía cạnh khác, nó phong phú hơn cả cảnh ngời hò đò sông Vôn ga. Con Sông Đà thật dữ thật lớn và lớn hơn nữa là những ngời lao động chở đò kéo đò thắng cái thiên nhiên không bình thờng của một con sông Tây Bắc hiểm trở) (Ngời lái đò Sông Đà).
- Chiến sĩ biên phòng chật vật nhất là về mặt tình cảm. (Tháng sau nằm ở Điện Biên tôi mới hiểu thêm về sự dồi dào tình cảm của chiến sĩ biên phòng. Chả là có đội Ca Múa của Tổng cục Chính trị lên diễn ở đồn biên giới. Lúc đội ca múa trở về xuôi, chiến sĩ gửi văn công mấy đôi chim bồ câu thông tin, để mỗi lúc văn công ngừng ở dọc đờng thì viết mấy dòng cảm tởng buộc vào chân chim, thả chim, chim lại bay lộn lại Tây Trang "báo cáo" tình hình xuống núi về xuôi của đội Ca Múa tơi đời) (Tây Trang).
Hầu hết những câu dùng giải ngữ trong văn Nguyễn Tuân là lời thuật chuyện. Khi tờng thuật hoặc miêu tả, ông thờng dùng một giọng văn giàu cảm xúc tự hào về những thành quả lao động của nhân dân Tây Bắc. Bởi vậy mà giải ngữ của ông không hề khô khan, máy móc nh chức năng vốn có của chúng, ngợc lại, chúng có chức năng nh những định ngữ nghệ thuật, cung cấp cho ngời đọc những thông tin cụ thể, sống động, chính xác về đối tợng:
- Tôi ngắm cái khe nớc biên thuỳ, cái khe nớc dùng làm biên giới thiên nhiên nớc Lào có hai triệu ngời và khu Tây Bắc Việt Nam và cả châu Điện Biên này, mỗi cây số vuông chỉ độ bảy ngời.
- Phân trờng bộ đội giồng dứa, chăn nuôi hàng ngàn bò, và giồng cà phê,
thứ cà phê nòi, loại cà phê Arabica chánh tông danh tiếng".
- Giời đang xuống màu dần ở nớc hàng xóm. Mà bên nớc tôi thì đang bừng
lên cái nắng bốn giờ chiều, cái nắng đậm đà của mùa thu biên giới, cái thứ nắng hanh đang sấy khô gió Tây Trang và đang mài sắc thêm tiếng động của hoa lau phất cờ trong bóng núi (Tây Trang).
Dựa trên sự phân tích ngữ liệu trên đây, phải thừa nhận rằng Nguyễn Tuân là một nhà văn luôn luôn ý thức đợc vai trò của cấu tạo ngữ pháp cũng các biện pháp tu từ cú pháp trong sáng tác văn chơng. Chính vì vậy mà ông luôn cố gắng để tạo vóc dáng, khuôn hình và giọng điệu cho câu văn của mình mới lạ, độc đáo hơn. Ông không chỉ vợt lên trên đợc những lối mòn, những khuôn sáo, những quy tắc khô khan công thức mà còn phát huy đợc những khả năng, những tiềm lực của nó để làm tăng hiệu quả nghệ thuật trong biểu đạt và xây dựng đợc cho mình một phong cách một cá tính sáng tạo khi sử dụng ngôn ngữ.