Phong cách ngôn ngữ của một tác giả

Một phần của tài liệu Khảo sát câu văn trong tập sông đà của nguyễn tuân (Trang 88 - 93)

- Thế là ngày mồng 6 tháng 2 năm 1946, trớc Tết ta mấy ngày, quân Pháp lại đóng đầy Lai Châu" (Một tý về lịch sử và một bản lý lịch)

3.6.1. Phong cách ngôn ngữ của một tác giả

Từ trớc đến nay đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đa ra những quan điểm khác nhau về phong cách. Xuất phát từ những điểm nhìn, những phơng pháp tiếp cận

khác nhau mà khái niệm phong cách tuôn ra với hàng trăm định nghĩa khác nhau. Có ngời cho phong cách gắn với tác giả, có ngời cho phong cách gắn với tác phẩm, phong cách thuộc về ngôn ngữ học, vì thế có nhiều khái niệm cụ thể nh: phong cách tác giả, phong cách nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ ... Chúng tôi không đi vào nghiên cứu sự phức tạp và phổ rộng của khái niệm phong cách mà chỉ tập trung vào khái niệm phong cách ngôn ngữ, phong cách ngôn ngữ của một tác giả.

Trớc hết, phong cách ngôn ngữ là một phạm trù nghiên cứu của ngôn ngữ học. "Do thực hiện những chức năng ngôn ngữ khác nhau để phù hợp với từng ngành khoa học mà phong cách ngôn ngữ dần dần đợc hình thành. Chẳng hạn nh phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ hành chính, phong cách ngôn ngữ văn học (nghệ thuật ngôn từ)... Những phong cách ngôn ngữ này thuộc phạm trù ngôn ngữ học" [10, tr. 212]

Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Phong cách ngôn ngữ văn học là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ giàu chất thẩm mỹ, giàu phẩm chất tâm lý xã hội, văn hoá, truyền thống... đợc nhà văn vận dụng một cách sáng tạo nhằm biểu đạt ý đồ nghệ thuật, nội dung t tởng của tác giả trong tác phẩm văn học. Bản thân ngôn từ nghệ thuật trực tiếp mang thái độ, t tởng, tình cảm của nhà văn nên nó là yếu tố hình thức, là phơng tiện biểu hiện nội dung của tác phẩm. "Ngôn ngữ không chỉ là công cụ của t duy, cái vỏ chứa của t tởng mà còn sản sinh ra t tởng" [29, tr.32]. Ngôn ngữ nghệ thuật là một thành tố quan trọng của phong cách nghệ thuật. Nó là một thành tố không thể thiếu, góp phần định hình một phong cách nghệ thuật. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là một thể thống nhất hữu hình và có thể tri giác đợc, nó là yếu tố hình thức nghệ thuật xuyên suốt trong quá trình sáng tác của nhà văn mà ngời đọc có thể nắm bắt đợc một cách rạch ròi cụ thể qua từ ngữ, các phơng tiện, các biện pháp tu từ.

Tuy nhiên, không phải bất cứ một nhà văn nào cũng tạo đợc cho mình một phong cách ngôn ngữ mặc dù họ có những đặc điểm riêng, những cách lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ riêng trong sáng tác. Chỉ có những nhà văn có tài năng, có bản

lĩnh mới có phong cách riêng độc đáo. Cái nét riêng trong sử dụng ngôn ngữ ấy đợc thể hiện lặp đi lặp lại ở các tác phẩm của họ làm cho ta có thể nhận ra sự khác nhau giữa tác giả này với tác giả kia, nhà văn này với nhà văn nọ. Nét riêng ấy đợc thể hiện trong cả quá trình sáng tác của nhà văn, nhà thơ tạo nên phong cách ngôn ngữ riêng của từng ngời. Phong cách ngôn ngữ của tác giả có tính độc đáo bền vững nh- ng cũng có sự phát triển, đổi mới. Chẳng hạn, nét độc đáo trong phong cách ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trớc và sau khi "Lột Xác" vẫn rất cầu kỳ, kiểu cách, dài dòng. Dù quan điểm, đờng lối sáng tác có thay đổi thì một khi ngôn ngữ đã định hình đợc một phong cách nó vẫn có độ bền vững. Chúng ta quan niệm ngôn ngữ là hình thức biểu đạt của nghệ thuật là cái chung nhng bản thân ngôn ngữ đợc nhà văn lựa chọn lại thể hiện t tởng tình cảm và quan niệm của họ là cái riêng. Dới ánh sáng của thi pháp học thì ngôn ngữ nghệ thuật vừa là hình thức vừa là nội dung của tác phẩm văn học. Ngôn ngữ nghệ thuật là hình thức mang tính nội dung, mang tính quan niệm. Chúng tôi muốn tìm hiểu phong cách ngôn ngữ dới hai góc độ phong cách nghệ thuật và phong cách chức năng bởi vì xét cho cùng "phong cách học nghiên cứu hình thức nh tập hợp các kiểu lựa chọn để phục vụ nội dung, chứ không biến hình thức thành một thế giới riêng" (Phan Ngọc). Chúng ta xét phong cách chức năng của ngôn ngữ cũng không ngoài mục đích hớng tới chức năng nghệ thuật, nghĩa là ngôn ngữ có thích hợp với việc tờng thuật, miêu tả của nhà văn hay không. Cũng nh M. Bakhtin từng đa ra luận điểm: "Nói chung, nếu vẫn đứng trong giới hạn của phong cách học ngôn ngữ học thì không thể khảo sát đợc nhiệm vụ nghệ thuật thực sự của phong cách. Không có một cách định nghĩa hình thức ngôn ngữ học nào về lời văn mà không che đậy mất chức năng nghệ thuật của nó trong tác phẩm. Các nhân tố cấu tạo phong cách thật sự vẫn còn nằm ngoài trờng nhìn của phong cách học ngôn ngữ học" [2, tr. 218].

Turin cho rằng: “Phong cách - đó là ngôn từ đợc xét trong mối quan hệ của nó với hình tợng, đó là tác động qua lại thờng xuyên giữa những khái niệm và ý nghĩa nảy sinh trong ngôn từ vốn đặt vào một văn cảnh nghệ thuật” [19, tr. 259]. Những

luận điểm trên đều thừa nhận vai trò của ngôn ngữ đối với việc hình thành phong cách. Chúng ta có thể khẳng định rằng phong cách ngôn ngữ là một biểu hiện rõ nét nhất, sinh động nhất của phong cách nghệ thuật. Các nhà nghiên cứu phong cách ở nớc ta nh Phan Ngọc, Đỗ Lai Thuý cũng đã xác định vai trò của ngôn ngữ trong việc thể hiện phong cách. Phan Ngọc với công trình Tìm hiểu phong cách Nguyễn

Du trong truyện Kiều và Đỗ Lai Thuý với Con mắt thơ là hai tác giả tiên phong

trong việc vận dụng lý thuyết để phân tích những trờng hợp cụ thể làm nổi bật phong cách ngôn ngữ tác giả. Những công trình này không phát triển lý thuyết nh- ng phần nào chứng minh và khẳng định việc dựa vào ngôn ngữ để xác định phong cách ngôn ngữ tác giả là một thao tác đúng. Phong cách ngôn ngữ của một tác giả trớc hết phải đợc xác lập dựa trên phong cách chức năng. Nếu chúng ta xem những đặc trng của ngôn ngữ nghệ thuật nh tính cấu trúc, tính biểu cảm, tính hình tợng, tính đa nghĩa, tính cá thể hoá là "mẫu số chung" thì những đổi mới của nhà văn trên mọi cấp độ ngôn ngữ để thể hiện tính cá thể hoá là "tử số" riêng. Những nét riêng độc đáo mang đậm dấu ấn sáng tạo dựa trên sự đổi mới cách tân một cách lặp lại có hệ thống các đơn vị ngôn ngữ đó sẽ tạo nên phong cách ngôn ngữ của một tác giả.

Sáng tạo văn học nhà văn dùng ngôn ngữ để bày tỏ t tởng, tình cảm, thái độ và thể hiện cách chiếm lĩnh thực tại của mình đối với cuộc sông con ngời. Thông qua ngôn ngữ, những cá tính, thói quen, sở trờng, thị hiếu, vốn sống, mỹ cảm của họ đ- ợc thể hiện. Và theo đó, cách sử dụng ngôn ngữ cũng có nhiều nét cá biệt. Những nét cá biệt đó khi đã lặp lại một cách có hệ thống, có ý thức và đạt giá trị nghệ thuật thì nó sẽ hình thành một phong cách. Phong cách ngôn ngữ của một tác giả là sự khẳng định giá trị độc đáo ở các cấp độ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, các phơng tiện và các biện pháp tu từ... Mỗi nhà văn, nhà thơ có một cá tính sáng tạo riêng và có sự lựa chọn ngôn ngữ riêng sẽ tạo ra nhiều phong cách khác nhau. Vì thế mà chúng ta vẫn thờng nắm đợc "cái bản sắc tinh thần riêng" của thơ văn họ. Chúng ta vẫn thờng nói "quê mùa nh Nguyễn Bính"; "kì dị nh Chế lan Viên"; trong sáng, nhẹ nhàng, tinh tế nh lời văn Thạch Lam; gân guốc xô bồ, trào phúng nh Vũ Trọng

Phụng... Các phong cách ngôn ngữ không mâu thuẫn, loại từ nhau mà chỉ làm cho ngôn ngữ văn học thêm phong phú sắc màu.

Nghiên cứu phong cách ngôn ngữ của Nguyễn Du, Phan Ngọc đã chỉ ra hai "mã" "trật tự" và "đối xứng" (Ngữ pháp và từ vựng) nh là sự lựa chọn của Nguyễn Du để tạo đợc một phong cách ngôn ngữ độc đáo bậc nhất nền văn học Việt Nam. Trên cơ sở đó ông đa ra định nghĩa về phong cách:

“Phong cách là một cấu trúc hữu cơ của tất cả các kiểu lựa chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử, và chứa đựng một giá trị lịch sử có thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại, một tác phẩm hay một tác giả” [35, tr. 22]. Đỗ Lai Thuý khi nghiên cứu về ngôn ngữ thơ, ông cho rằng: “Phong cách là sự lệch chuẩn”. Nói nh vậy có nghĩa là sự sáng tạo của ngời nghệ sỹ về mặt ngôn từ tạo ra những bớc đột phá trong cách diễn đạt riêng của họ khác với cái chuẩn chung là phong cách. Tác giả đề cao năng lực sáng tạo câu chữ để tìm ra một cách nói riêng, độc đáo.

Trên cơ sở tìm hiểu lý thuyết về phong cách ở nhiều nguồn tài liệu và đi vào phân tích sự lựa chọn ngôn ngữ ở một số tác giả cụ thể, Nguyễn Thái Hòa đã đa ra định nghĩa: "Phong cách là những đặc trng trong hoạt động lời nói đợc lặp đi lặp lại ở một ngời nào đó, ở một môi trờng ngôn ngữ hay một cộng đồng, có khả năng khu biệt với những kiểu biểu đạt ngôn ngữ khác; nói cách khác, nó là tổng số của những dấu hiệu khu biệt của các sự kiện lời nói trong giao tiếp, phản ánh một cấu trúc bên trong và một cơ chế hoạt động ngôn ngữ” [14, tr. 172].

Từ những tài liệu lý thuyết cũng nh nghiên cứu cụ thể về phong cách ngôn ngữ ở một số tác giả chúng ta có thể nói rằng: Phong cách ngôn ngữ của một tác giả là sự lựa chọn có ý thức các cấp độ ngôn ngữ một cách lặp lại có tính hệ thống để thể hiện tốt nhất nội dung, t tởng của tác phẩm nghệ thuật. Một mặt sự lựa chọn của nhà văn phải tạo ra đợc những nét cá biệt về cách sử dụng ngôn ngữ đó nhằm tạo hiệu quả thẩm mỹ cao trở thành những dấu hiệu đặc trựng độc đáo mà khi nhìn vào đó ngời đọc nhận diện và định hình đợc phong cách ngôn ngữ của một tác giả.

Một phần của tài liệu Khảo sát câu văn trong tập sông đà của nguyễn tuân (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w