3 Nguyễn Tuân
2.1.3. Câu đơn bình thờng
Đây là loại câu chỉ chủ ngữ và vị ngữ, không có thêm bất cứ một thành phần phụ nào. Hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ có mối quan hệ ngữ pháp chặt chẽ với nhau tạo thành một nòng cốt C - V.
Trong tác phẩm của một số nhà văn, loại câu này đợc sử dụng khá nhiều, cấu trúc của chúng ngắn gọn đến mức tối đa. ở tuỳ bút nh Hoàng Phủ Ngọc Tờng, câu
đơn chỉ có nòng cốt C - V là 10,13%, Vũ Bằng: 7,8%, Nguyễn Tuân: 6,8%. Loại câu này trong văn Vũ Bằng, Hoàng Phủ Ngọc Tờng thờng ngắn gọn, rõ ràng; chủ ngữ và vị ngữ chỉ một đến hai từ do những danh từ, cụm danh, động từ, cụm động, tính từ, cụm tính đảm nhiệm:
- Tôi nhìn kỹ Thi
- Thi quay lại - Tôi nín lặng - Tôi ngạc nhiên.
(Hoàng Phủ Ngọc Tờng)
- Các con đi học cả rồi - Ngời Thổ trồng nhiều đào.
(Vũ Bằng)
Câu đơn chỉ có nòng cốt C – V ít đợc Nguyễn Tuân sử dụng, một khi có mặt trong lời văn của ông, chúng vẫn có những nét khác biệt. Sự đa dạng về cách tạo lập câu, sự phong phú trong cách dùng chủ từ, vị từ, sự vận dụng linh hoạt các từ loại làm nòng cốt câu tạo cho câu văn của ông dấu ấn đặc trng. Đọc lên những câu văn này, chúng ta có thể nhận ngay ra chúng là thành phẩm ngôn từ đợc sản sinh bởi lối trần thuật riêng của Nguyễn Tuân:
- Cái dốc lên đồn dần tắt nắng.
- Lòng khe suối mở thẳng ra một chân trời núi. - Nắng tắm mãi lên rừng thu biên giới.
- Mặt trời đang hạ thấp xuống dần.
(Tây Trang)
- Một năm Tây Bắc qua đi cũng nhanh. - Đất cha phục hồi hết màu mỡ.
- Gió dúi gục đầu ngựa. - Ngựa bạt hơi.
(Gió Than Uyên)
Có thể thấy câu đơn chỉ có nòng cốt C - V của Nguyễn Tuân không hề đơn điệu, khuôn mẫu. Dù là câu chỉ có hai thành phần chính, nhng nó vẫn không cộc lốc, tủn ngủn. Đọc lên, sẽ có cảm giác giống nh văn vần, có nhịp có điệu, có sự hoà phối âm thanh: "Thuyền tôi trôi trên Sông Đà", "Thuyền buông trôi trên Sông
Đà", "Cái dốc lên đồn dần tắt nắng", "Nắng tắm mãi lên rừng thu biên giới"…
Những câu văn mang chất thơ lai láng, đan xen vào những câu văn dài vừa ngân lên vừa chùng xuống nh một cung đàn. Loại câu này rất tha thớt trong văn bản, nhng nó để lại ấn tợng khá mạnh cho ngời đọc, chẳng khác gì một sự dừng chân sau hàng chặng đờng mãi miết đi theo gót chân của Nguyễn Tuân để thởng ngoạn cảnh trời Tây Bắc.
Về cấu tạo ngữ pháp, loại câu này trong tuỳ bút Nguyễn Tuân cũng đầy biến hóa. Chủ ngữ không chỉ là những danh từ, cụm danh từ, mà nó còn có thể là một h từ, quan hệ từ đảm nhiệm: "Nh thế đã là loại thuyền to", "Thế là hết thác"... Chủ ngữ ít khi là một từ mà chủ yếu là cụm từ: "Con Sông Đà", "Cỏ tranh đồi núi",
"Lòng khe suối"… Câu có khi na ná một trạng ngữ chỉ thời gian: "Một năm Tây Bắc qua đi cũng nhanh"… Vị ngữ trong câu chỉ có nòng cốt C - V cũng có nhiều
phá cách, khác lạ. Thông thờng, vị ngữ do động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ đảm nhiệm, nhng trong câu văn Nguyễn Tuân, vị ngữ có khi là số từ + danh từ: "năm mái chèo"; có khi là cụm động từ + cụm tính: "qua đi cũng
nhanh", "đang hạ thấp xuống dần", "cha phục hồi hết màu mỡ"; cụm động +
cụm danh: "tắm mãi lên rừng thu biên giới", "buông trôi trên sông Đà", "mở
thẳng ra một chân trời núi", "đang ra những nõn búp"; cụm tính + cụm
danh: "khoẻ nhất hai cánh tay"… Phân tích thành phần câu đơn chỉ có nòng cốt C - V của Nguyễn Tuân mới thấy nó không hề đơn điệu, đơn giản. Phối hợp với những loại câu khác, chúng tạo cho văn tùy bút Nguyễn Tuân một giọng điệu riêng.