Các biện pháp xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết lịch sử của tô hoài viết cho thiếu nhi qua nhà chử, đảo hoang, chuyện nỏ thần (Trang 118 - 128)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.3.Các biện pháp xây dựng nhân vật

Để xây dựng nên thế giới nhân vật phong phú và đa dạng trong bộ ba tiểu thuyết lịch sử của mình, Tô Hoài đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật để miêu tả ngoại hình, hành động và nội tâm, qua đó nhằm bộc lộ tính cách nhân vật.

Là nhân vật chức năng, các nhân vật trong truyền thuyết hầu nh không đ- ợc miêu tả qua ngoại hình. Những chi tiết về vóc dáng, trang phục, diện mạo của nhân vật ít đợc bộc lộ trong tác phẩm. Truyền thuyết Chử Đồng Tử giới thiệu về nhân vật rất sơ lợc: “Xa ở làng Chử Xá có hai cha con Chử Cù Vân và

Chử Đồng Tử nhà nghèo phải chung nhau một cái khố... Bấy giờ vua Hùng V- ơng thứ mời tám có nàng công chúa tên là Tiên Dung, tuổi đã mời bảy, mời tám mà không chịu lấy chồng, chỉ thích chèo thuyền đi xem sông núi”. Trong Sự

tích quả da hấu, cuộc sống của gia đình An Tiêm nơi đày ải cũng chỉ đợc kể

vài dòng vắn tắt, ta không biết mặt mũi, đầu tóc, ăn mặc của họ ra sao.

Trong bộ ba tác phẩm của mình, Tô Hoài thờng xây dựng nhân vật từ nhiều điểm nhìn. Ông để nhân vật xuất hiện trong những hoàn cảnh không gian và thời gian khác nhau, đồng thời chọn một vài nét tiêu biểu về diện mạo và trang phục để làm nổi bật ngoại hình nhân vật. Trong Nhà Chử, nhân vật Chử trên đờng về bến quê thăm ông đã ghé vào nghỉ lại nhà ông lão ở một xóm bến nhà sàn vùng trung du. Trong buổi hoàng hôn, Chử xuất hiện khá đột ngột: “Bỗng trông xuống chân đồi, thấy một ngời lạ đơng đi lên. Ngời ấy trần trùng trục, đóng khố một, sợi thừng thắt lng buộc con dao. Ngời dới sông lên, mà lại dắt dao đi rừng khác kiểu cách ngời các bến dới đây” [39, 22]. Sáng hôm sau, nghe tin có khách lạ, dân làng kéo đến thăm. “Ban ngày ban mặt ai nấy mới trông rõ Chử ngời cao to, vạm vỡ, đứng bằng đầu cây cọ đơng tuổi. Khuôn mặt rạng rỡ, cời nói nh hoa nở. Mới nhác nhìn, ai cũng sinh quyến luyến ngay” [39, 30]. Lại một hôm khác, dừng chân ở một xóm ven sông xanh ngắt bãi dâu, Chử nghỉ lại nhà một bà lão, bà ngạc nhiên thấy Chử cũng cao cao, “vành tai to nh cánh dơi bà, nhất là hai con mắt long lanh", giống ông Chử hồi trẻ nh tạc. Còn trong mắt dân làng, đó là chàng trai “búi tóc ngợc. Chiếc khố một đóng cũng khác lối ngời kẻ bãi ở đây” [39, 45]. Họ còn thấy Chử là “chàng trai lạ, ngời hiên ngang cao lớn nh cây đình liệu. Cha nhìn mà tởng ra đã nh thấy đợc dáng ngồi thảnh thơi trên chiếc độc mộc nhẹ nhõm nh chiếc lá tre, mà khỏe bằng trâu, bằng voi” [39, 46]. Bằng vài nét phác họa về vóc dáng, diện mạo và trang phục theo lối so sánh và nêu ấn tợng của mọi ngời khi gặp Chử, Tô Hoài đã khắc họa đợc hình ảnh một chàng trai khỏe mạnh, đầy sức sống của miền sông nớc.

Để tả sắc đẹp và tài năng của Nàng Dong, Tô Hoài đã sử dụng nghệ thuật đòn bẩy. Đầu tiên là bài ca ca ngợi ngời đẹp đất Mờng Na. “Mờng Na ở cõi nào, không đâu biết- chỉ nghĩ đấy nh là đất tổ sinh ra mọi thứ tốt tơi trên thế gian” [39, 108].

ở Mờng Na có một nàng Bớc chân dẻo nh nai lợn Miệng nói vui hơn suối reo

Tóc dài, một bớc, tóc leo lên gót... Nàng ra suối, suối bỏ đờng đi

Nàng ngồi bên lửa, lửa quên reo cháy Nàng vào rừng, nai quên theo đàn... Nàng cất tiếng hát bên núi

Voi đội ngà ra nghe

Nàng cất tiếng hát bên rừng

Chim quên ăn trái xanh trái chín... " [39, 109].

Bằng biện pháp so sánh, cờng điệu, tác giả đã làm nổi bật sắc đẹp mê hồn và sức quyến rũ trong tiếng hát của ngời đẹp Mờng Na. Cô gái Mờng Na quả là có sức hấp dẫn của một nàng tiên. Sau đó, tác giả khẳng định: “Nhng Nàng Dong con vua chủ chắc còn hơn ngời đẹp Mờng Na nhiều. Nàng Dong thạo bắn nỏ, đánh vật, lắm tay đô nam các lò giỏi cũng ít ai bì, lại năm nào cũng giật giải hội cơm thi” [39, 109]. ở đây, Tô Hoài đã dùng nghệ thuật đòn bẩy để miêu tả sắc đẹp và giới thiệu tài năng nhiều mặt của Nàng Dong. Tài năng đó thật hợp với tính cách phóng khoáng, yêu tự do, thích du ngoạn của nàng. Tài sắc của Nàng Dong cũng thật xứng với chàng Chử, một dũng sĩ lừng danh miền sông nớc.

Nhận xét về nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật trong truyện của Tô Hoài, tác giả Nguyễn Thị Mỹ Dung cho rằng: “Chân dung nhân vật Tô Hoài khác hẳn những hình tợng của Nam Cao, Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố; ông không chú ý nhiều đến gơng mặt, đến dáng đi, giọng nói. Ngời ta khi nhớ đến

nhân vật Tô Hoài thờng nhớ đến trang phục bên ngoài của nó” [12, 62]. Theo chúng tôi, nhận xét này có thể đúng với nhiều trờng hợp khác, nhng không đúng với các nhân vật trong bộ ba tiểu thuyết lịch sử của Tô Hoài. ở Đảo

hoang, trong những năm đầu sống ở rừng, gia đình An Tiêm dùng vỏ sui phơi

khô, lấy đá ghè kỹ rồi xé ra, buộc lại. Trong trang phục: “váy áo vỏ sui trắng bệch, trắng xám, ai trông cũng lúi húi, lọm khọm nh nhà gấu trắng ở núi... Bao lâu rồi, tóc An Tiêm dài quá lng, kín tai, chỉ còn hai con mắt lay láy giữa bộ râu quai nón lốm đốm bạc mọc trùm lên cả đuôi mắt” [39, 263]. Đến khi ra làm nhà ở bãi biển, họ dùng sợi móc khâu lại để mặc. “Quần áo, váy lùng nhùng, bùng nhùng, cả nhà đen sì nh họ nhà gấu” [39, 347]. Sau nhiều năm bị lạc, đến khi gặp lại cả nhà, Mon trông “bố đã già thật rồi... Tóc bố dài xõa giữa lng, ngày trớc dày đen, một đệp, bây giờ chỉ thấy lơ thơ lốm đốm bạc. Hai bên tóc mai đã bạc hẳn nh bông... Râu ria mọc kín mặt bố, cả đến hai bên lông mày cũng đã có nh giắt bông. Nhng khắp mình các bắp tay, lốt xăm chàm mới vẫn vằn lên và răng bố đen nhoáng” [39, 382]. Mon lại thấy “mẹ còn lạ hơn, già hơn bố. Tóc mẹ đã rụng tha trên đỉnh đầu và bạc xuống cả hai mái. Còn cái Gái thì cao ngồng. Gái mặc cái váy khép vạt cồng kềnh từng nan nâu nan mây vồng trớc vồng sau... Mặt nó trắng hồng, hai mắt sáng tơi cời và tóc nó dài mợt xõa xuống tấm lng lực lỡng” [39, 384]. Khi nhà vua cho thuyền ra đón gia đình An Tiêm, từ xa, quan quân “đã trông rõ có ba ngời đàn ông mình xăm chàm vằn vèo và hai ngời đàn bà váy áo lá lớp tớp. Những mớ tóc dài xuống đến bắp chân và mặt những ngời đàn ông thì râu rậm rịt quấn lẫn cả tóc, chẳng khác mặt con gấu đơng bò thủng thỉnh đằng sau” [39, 441]. Về đến đất liền, Mon trông lại: “Bố mẹ đã già, tóc phơ phơ nh nạm cớc ở con cớc mới nhả, nhng thần thái vẫn quắc thớc nh ngày ở nơi hoang vu. Mon đơng trạc tuổi tay bơi lực lỡng kia, nh- ng Mon đứng cao lớn hơn hẳn một đầu... Gái nhìn mẹ, Gái mỉm cời. Đôi má ngời con gái đơng độ đỏ hồng và trên miệng cời chợt hé hàm răng đen rng rức nh hạt na. Ngời nào cũng xống áo rách bợt hết cửa tay; gấu và dải áo phải buộc túm bằng dây rừng, vai áo bạc mờ nh đổ muối. Nhng da dẻ ai cũng hồng hào đỏ

lịm bồ quân, khoẻ mạnh đến tởng nh cha ai đợc thấy trên đất nớc này có những cụ già, ngời trai và cô con gái ở đâu sức lực đến nh thế” [39, 458]. Nh vậy, Tô Hoài đã lựa chọn nhiều chi tiết về trang phục, râu, tóc là những nét ngoại hình dễ nhận thấy nhất để miêu tả nhân vật, nhằm khắc họa cuộc sống vô cùng vất vả, thiếu thốn của vợ chồng, con cái nhà An Tiêm. Mặt khác, việc miêu tả thần thái, diện mạo, nớc da hồng hào của các nhân vật, vóc dáng của Mon và vẻ đẹp tràn đầy sức sống của Gái đã cho thấy sức mạnh về thể chất cũng nh tinh thần của mỗi ngời trong những năm vật lộn với hoàn cảnh khắc nghiệt để tồn tại trên hoang đảo.

Trong Chuyện nỏ thần, để miêu tả Lý Ông Trọng, một nhân vật đặc biệt, đã ngoài trăm tuổi mà vẫn có tầm vóc và sức khỏe khác thờng, Tô Hoài đã chọn những chi tiết thật tiêu biểu về diện mạo, trong đó có chi tiết tóc, râu vẫn đợc tác giả sử dụng để tả nhân vật trong Đảo hoang: “một cụ già quắc thớc. Tóc râu và lông mày bạc trắng. Cố cao lớn khác hẳn mọi ngời, đến độ trông nh không phải ngời thật. Cố cởi trần, da mồi đỏ hắt. Hai hàm răng đen rức, vẫn cha rụng chiếc nào. Con mắt cố sáng ngời...” [39, 481]. Đối với vua Thục, vị thủ lĩnh của nhân dân Âu Lạc trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, Tô Hoài đã chọn nhiều thời điểm khác nhau để khắc họa chân dung. Khi đến tìm Ông Trọng bàn việc xây thành, “vua Thục cởi trần, lực lỡng, tay cầm cơng ngựa, cái giậm xúc cá vác trên bả vai” [39, 504], trông thật bình dị, gần gũi. Trên chiếc thuyền đi trông coi việc xây thành, “vua Thục cao lớn, cằm bạnh râu quai nón rậm kín nửa mặt. Vua mặc tấm áo chàm không dải, phanh ngực, hai ống tay xắn lên tận khuỷu. Lằn khăn chàm mới còn sạm màu óng ánh xanh lơ chít lẫn với mớ tóc dài” [39, 567]. Khi chỉ huy chiến đấu: “Trên mặt thành, vua Thục oai nghiêm đứng xắn một bên ống tay áo. Tay kia rút dải khăn chàm trên đầu quấn xuống làm thắt lng. Tóc xõa liền với hàm râu quai nón. Vua Thục chống tay vào bậc đá nhìn ra” [39, 587]. Khác với Đảo hoang, những chi tiết về trang phục, râu, tóc ở đây lại nhằm khắc họa vẻ oai phong lẫm liệt của ngời đứng đầu đất nớc. Tả Cao Lỗ, tác giả lựa chọn những chi tiết phù hợp với từng hoàn cảnh

xuất hiện của nhân vật. Khi xuống thuyền cùng đi với vua Thục, “Cao Lỗ bớc ra, mình cao chín thớc, búi tóc ngợc, diện mạo cơng nghị. Tấm áo chồi điều buộc dải gió bay lồng lộng” [39, 570]. Tất cả toát lên phong thái của một vị t- ớng chỉ huy quân đội. ở hội vật, Cao Lỗ bớc ra, “hai vai trần lực lỡng che nửa khung cửa... Hai tay chống nạnh. Hai đầu gối hạ xuống, bành ra” [39, 637]. Lúc này Cao Lỗ lại là một đô vật không có đối thủ. Nhìn chung, khi miêu tả ngoại hình nhân vật, Tô Hoài rất linh hoạt. Ông tả qua nhiều điểm nhìn để nhân vật đợc soi chiếu từ nhiều góc độ và hiện lên mỗi lúc một rõ nét hơn. Ông thờng để nhân vật xuất hiện ở những hoàn cảnh khác nhau, trong nhiều trờng hợp, ngoại hình đã góp phần thể hiện nội tâm, tính cách nhân vật. Khi miêu tả, ông chọn vài nét tiêu biểu về trang phục, diện mạo. Những chi tiết ngoại hình này không chỉ cho thấy hoàn cảnh sống mà còn phản ánh địa vị xã hội của nhân vật.

Tô Hoài cũng rất chú ý khắc họa nhân vật qua hành động. Trong truyền thuyết, hành động của nhân vật thờng đợc kể ngắn gọn, đơn giản. Chẳng hạn đoạn nói về gia đình An Tiêm tìm đợc da: “Mai An Tiêm trẩy một quả, bổ ra... Vợ chồng con cái cùng nếm thử... Từ hôm đó hai vợ chồng cố trồng thật nhiều da”. Cũng có khi hành động của họ đợc hỗ trợ bởi yếu tố thần kỳ (Chử Đồng Tử và Tiên Dung cắm gậy, úp nón lên đầu gậy, nửa đêm thấy mình ở trong cung điện nguy nga tráng lệ. An Dơng vơng cầm sừng tê bảy tấc, theo Rùa Vàng rẽ nớc đi về thuỷ cung...). Trong bộ ba tiểu thuyết lịch sử của Tô Hoài, nhân vật phần đông là những ngời anh hùng với những hành động phi thờng trong công cuộc dựng nớc và giữ nớc: chống thiên tai, thú dữ và ngoại xâm. Để các hành động không bị trùng lặp, tác giả đã có bút pháp miêu tả thật linh hoạt. Trong

Nhà Chử, cả cha con, ông cháu đều nối tiếp nhau đánh thủy quái nhng cách

đánh của từng ngời đợc miêu tả khác nhau chứ không lặp lại một cách đơn điệu. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng thủ pháp nghệ thuật cờng điệu làm cho hành động của nhân vật mang sức mạnh của thần linh: ông Chử đâm một lúc đợc hàng chục con thuồng luồng, trong khi mỗi thuyền cả đêm chỉ đánh đợc một con.

Riêng Chử một đêm ném đá diệt đợc cả một sông thuồng luồng. Rồi cảnh An Tiêm đánh trâu nớc trên sông Cái, thi đấu vật trong hội đầu năm; Cao Lỗ so tài với các tớng; các ả đô trong hội vật bên sông Lú; cảnh các lực sĩ kéo cánh nỏ trong cuộc chiến đấu chống quân Triệu; cảnh gia đình An Tiêm chống chọi với sóng thần, bão lũ, thú dữ... đều đợc tả nhiều lần, trở đi trở lại trong từng tác phẩm nhng nhờ Tô Hoài khéo lựa chọn chi tiết và phối hợp các biện pháp nghệ thuật so sánh, cờng điệu, tả cụ thể, tỉ mỉ hoặc tả bằng vài nét tiêu biểu nên hành động của nhân vật không bị trùng lặp, không gây nhàm chán cho ngời đọc. Ngoài ra, tác giả còn chọn những tình huống thử thách nguy hiểm làm nổi bật đợc sự mạnh mẽ, khéo léo, dũng cảm của nhân vật qua hành động (cảnh Chử v- ợt thác, An Tiêm đánh cá mập, Đô Nồi, Đô Lỗ trong cuộc săn voi...). Với cách tả biến hóa, những trang viết đầy hấp lực của tác giả khiến ngời đọc nh đang đ- ợc chứng kiến hành động anh hùng của nhân vật, đồng thời đem lại cho các tác phẩm âm hởng anh hùng ca, gợi nhớ đến sử thi Đam San, Xing Nhã của đồng bào Tây Nguyên hay I-li-át, Ô-đi-xê của ngời Hy Lạp.

Để xây dựng nhân vật, Tô Hoài không chỉ tập trung miêu tả ngoại hình và hành động mà ông còn chú ý miêu tả nội tâm của họ (phần in nghiêng là ý nhấn mạnh của tác giả luận văn). Điều này không có trong truyền thuyết. Theo tác giả Bùi Việt Thắng, "Truyện kể dân gian thờng chú ý đến "chuyện" (cốt truyện) hơn là nhân vật và ở nhân vật thì hành động đợc chú ý hơn tâm lý" [79, 127]. Do đặc thù của t duy nghệ thuật, nhân vật trong truyện dân gian chỉ có hành động, ít suy nghĩ, nói năng, phẩm chất của họ chỉ đợc thể hiện qua hành động hoặc qua lời của ngời kể chuyện. Nhân vật có thể buồn vui, nhng do đặc trng truyện kể nên những trạng thái nội tâm thờng bị lớt qua hoặc kể vắn tắt. Chẳng hạn, để thể hiện tấm lòng của Chử đối với cha, truyền thuyết Chử Đồng Tử kể lại: “Cù Vân chết, Chử Đồng Tử không nỡ để cha trần truồng, anh lấy

khố đóng cho cha rồi mới chôn”; hoặc giới thiệu Tiên Dung: “tuổi đã mời bảy, mời tám mà không chịu lấy chồng, chỉ thích chèo thuyền đi xem sông núi”. Trong Sự tích quả da hấu, khi gia đình An Tiêm bị đày ra đảo, ta cũng chỉ thấy

đợc hành động mà không biết đợc những tâm t, suy nghĩ của nhân vật thế nào: “Hơn một tháng đầu, đời sống của vợ chồng đã tạm ổn. Nhà ở thì chui trong hốc đá đã đợc đan phên che sơng gió. Nớc uống thì đã có suối. Muối không có thì đã có nớc biển”. Truyền thuyết Chuyện Rùa Vàng nói về sự kiện Trọng Thủy sang ở rể và lấy cắp nỏ thần bằng mấy dòng vắn tắt: “Triệu Đà xin giảng hòa và sau đó xin cầu hôn cho con trai là Trọng Thủy với con gái của An Dơng Vơng là Mỵ Châu. An Dơng Vơng ng thuận và cho Trọng Thủy sang ở gửi rể trong thành. Trọng Thủy bảo vợ cho xem nỏ thần rồi đánh tráo lẫy nỏ (lấy vuốt rùa thờng thay cho vuốt rùa vàng), sau đó thác kế xin về phơng Bắc thăm cha”.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết lịch sử của tô hoài viết cho thiếu nhi qua nhà chử, đảo hoang, chuyện nỏ thần (Trang 118 - 128)