7. Cấu trúc của luận văn
1.2.2. Ngời sống qua nhiều sự kiện của lịch sử và những trải nghiệm vô tận
vô tận
Tô Hoài sinh ra và lớn lên ở ngoại ô Hà Nội, nơi làng quê nghèo có nghề thủ công truyền thống là dệt lụa và làm giấy. “Những đờng thôn ngõ xóm, những căn nhà đơn sơ luôn vẳng ra tiếng khung cửi lách cách, những “tàu seo” róc rách nớc đến khuya... Những cánh đồng rộng, những mảnh vờn nhỏ với đủ thứ cây quả quen thuộc của một làng quê, đó là môi trờng sinh sống làm ăn của
thế giới nhân vật Tô Hoài: những ngời nông dân, thợ thủ công hoặc nông dân pha thợ thủ công, vừa làm ruộng vừa dệt lụa, dệt lĩnh” [49, 144]. Những năm tháng tuổi thơ của ông trôi qua trong vất vả, khó nhọc. Sau này ông tâm sự: “Tr- ớc khi vào nghề văn ở Hà Nội, tôi đã đứng bán hàng cho hãng buôn, làm phu, kế toán, dạy học. Nếu không làm nghề văn, chắc tôi cũng làm những nghề tơng tự đã làm, để kiếm sống” [38, 77].
Tô Hoài vừa tự học, vừa đi làm, lại vừa tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ, ông tham gia phong trào ái hữu thợ dệt, làm th ký ban trị sự Hội ái hữu thợ dệt Hà Đông, rồi phong trào Thanh niên Phản đế. Năm 1943, ông gia nhập tổ Văn hoá Cứu quốc ở Hà Nội, viết báo bí mật và tuyên truyền các chính sách của Việt Minh. Ngòi bút hiện thực của Tô Hoài trong những sáng tác ở giai đoạn này đã thể hiện đợc khát vọng của một tuổi trẻ ham hoạt động, mong muốn một cuộc sống bình yên cho mọi ngời. Có lần, ông cho biết: “Thời kỳ ấy, phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dơng đ- ơng rầm rộ lôi cuốn thanh niên giác ngộ chính trị. Làng quê nhỏ bé của tôi cũng sôi nổi trong cơn lốc t tởng cách mạng. Ngay trên bãi nhãn mà năm trớc tôi còn đi đào dế, năm nay tôi là thanh niên, tôi hăng hái dự những buổi họp lập ái hữu thợ dệt và tham gia chống thuế, chống đốn bãi nhãn bán lấy tiền cho hơng lý chè chén... Sự trải biết của tuổi thơ ở bãi Cơm Thi đã vào trong tôi cùng với ý thức t tởng và hành động đấu tranh của chúng tôi lúc ấy. Dế Mèn, Dế Trũi đều đợc tôi phú cho những đờng nét t tởng xã hội của tôi, của thời đại tôi đơng sống [38, 59].
Trở thành nhà văn nổi tiếng với những sáng tác viết về loài vật cho các em thiếu nhi, khả năng quan sát tinh tế, óc tởng tợng phong phú cùng những kỷ niệm tuổi thơ của tác giả đợc huy động. Tô Hoài nhớ lại: “Cạnh bãi Cơm Thi bên kia sông Tô Lịch trớc cửa đình làng thuở nhỏ, đối với chúng tôi, bao trùm một thế giới kỳ ảo, lạ lùng. Hầu nh tôi viết đồng thoại hay những truyện khác cho các em, bao giờ trong trí óc tôi cũng thấp thoáng quang cảnh ở đây” [38, 59].
Cách mạng tháng Tám thành công đánh dấu một bớc chuyển biến quan trọng trong t tởng và sáng tác của Tô Hoài. Ông trở thành phóng viên báo Cứu quốc rồi đi vào mặt trận phía Nam, có mặt ở Nha Trang, chiến trờng Tây
Nguyên và mặt trận An Khê. Năm 1946 Tô Hoài đợc kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dơng. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông ra Hà Nội rồi lên chiến khu Việt Bắc. Vai trò của một phóng viên trong những chuyến đi liên tiếp đã giúp cho Tô Hoài có đợc một vốn sống mới, một nhận thức mới, vợt ra ngoài khuôn khổ chật hẹp của vùng quê ngoại ô Hà Nội trớc đây. Những sáng tác ở giai đoạn này cho thấy một sự chuyển biến trong t tởng và tình cảm của Tô Hoài khi đã dấn thân vào hành động. Trong những năm tháng theo bộ đội lên Tây Bắc, Tô Hoài đã thâm nhập thực tế vùng cao, làm cán bộ địa phơng, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với đồng bào các dân tộc anh em. “Ngày ngày vác dao, mang gùi ra rẫy, ra nơng theo bà con, vừa làm việc, vừa nói chuyện tuyên truyền, tổ chức cơ sở. Đêm dạy họ học chữ, kể chuyện đời xa, đời nay, truyền bá văn minh khoa học tiến bộ, hoặc quy tụ trẻ em dạy chúng hát, học dệt vải sợi thô, học thổi khèn, múa vũ, học bắn ná, làm bẫy, đi săn với các thanh niên trong bản, cùng các cụ già chuyện trò, uống rợu cần... Tô Hoài phải tập ăn các món ăn không quen, mặc quần áo bằng vải sợi thô, học nói tiếng dân tộc. Từ cách sống, từ thói quen, từ nếp suy nghĩ, phong tục tập quán cho đến tâm hồn của đồng bào dân tộc ít ngời thấm hẳn vào Tô Hoài” [49, 174]. Nhờ am hiểu sâu sắc phong tục, cảnh sắc thiên nhiên, sinh hoạt, tâm lý của đồng bào miền núi mà Tô Hoài đã viết đợc Truyện Tây Bắc, Tào Lờng, Miền Tây và những sáng tác về các tấm gơng tiêu biểu của tuổi trẻ vùng cao. Theo chúng tôi, trong văn học Việt Nam hiện đại, ít có tác giả viết về miền núi nhiều và hay nh Tô Hoài. Có thể nói, Tây Bắc đã trở thành quê hơng thứ hai của nhà văn.
Trong những năm miền Bắc tiến hành cải cách ruộng đất, Tô Hoài trực tiếp tham gia với cơng vị là đội phó đội cải cách, làm chánh án ở Thanh Hóa, Hải Dơng. Dựa trên nhiều vốn sống thực tế về nông thôn và cải cách ruộng đất, năm 1992 ông đã viết tiểu thuyết Ba ngời khác, “một trong những tác phẩm
thiết yếu để con ngời phấn đấu làm ngời lơng thiện, nâng cao chất lợng sống và nhân văn cho con ngời chúng ta” (http:// phong điep. net).
Là ngời Hà Nội gốc nên Tô Hoài rất am hiểu về Hà Nội. Đọc những trang viết của ông thì phải nhận rằng “Tô Hoài là pho từ điển sống về Hà Nội ở phơng diện tái hiện Hà Nội thời thuộc Pháp, Hà Nội những tháng năm sôi sục trớc và sau Cách mạng, Hà Nội của những năm sau hòa bình lập lại...” [49, 174]. Ngoài vốn sống trực tiếp, ông còn tích luỹ vốn sống bằng cách chăm chỉ đọc sách báo, chịu khó quan sát rồi ghi chép tỉ mỉ về giá cả, mốt quần áo, bài hát, trò chơi, tiếng lóng, từ ngữ thông dụng trong từng giai đoạn. Tô Hoài còn nhận làm đại biểu tổ dân phố, làm đủ mọi công việc linh tinh, phức tạp để tìm hiểu về đời sống, ý nghĩ, tình cảm của ngời lao động... Đó là cách thâm nhập thực tế quen thuộc của ông.
Đợc đồng nghiệp đánh giá “là nhà văn giàu chất chuyên nghiệp bậc nhất. Sống đến đâu viết đến đấy. Việc viết lách đối với ông là một thứ lao động hàng ngày” [49, 182], nhng Tô Hoài không chỉ có viết, ông còn tích cực tham gia công tác chính trị, xã hội. Ông từng là Tổng th ký, Phó Tổng th ký Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội, Đại biểu Quốc hội khoá VII, Phó Chủ tịch Uỷ ban đoàn kết á - Phi, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - ấn, ủy viên Ban chấp hành Hội Hữu nghị Việt - Xô. Ngoài làm báo, làm xuất bản và công tác đối ngoại, Tô Hoài còn tham gia sinh hoạt tổ dân phố, các hoạt động của mặt trận, của tổ chức ngời già... Công việc nào ông cũng cố gắng làm tròn. Những chuyến công tác ra nớc ngoài đã giúp ông tích lũy thêm nhiều vốn sống thực tế để đa vào các sáng tác của mình. Ông đã ra đến cửa sông Nê-va thăm dinh thự mùa hè của vua Pi ốt Đại đế; đến Ai Cập ngắm nhìn Kim Tự Tháp; sang Cu Ba gặp lại những cây tre, cây đa, vờn xoài, vờn dứa nh ở Việt Nam. Ông từng ngắm hoa li la nở tím từng chùm trên mặt lá ở Ri-ga, xem lạc đà ở v- ờn bách thú Mat-xcơ-va, Ap-ga-ni-xtan và Mông cổ, gặp chú bồ nông ở Sa- mác-can, hơu ở ấn Độ, Mông Cổ, Ru-ma-ni... Đến đâu ông cũng chú ý quan sát, ghi chép, tìm hiểu. Nhờ vậy mà vốn sống của ông càng đầy lên theo năm
tháng và “càng về cuối đời ông viết càng lên tay” nh nhận xét của một nhà nghiên cứu văn học.
Hơn nửa thế kỷ lao động sáng tạo nghệ thuật, Tô Hoài đã có những đóng góp quan trọng vào nền văn học cách mạng. Cả hai thời kỳ trớc và sau cách mạng tháng Tám ông đều có mặt. ở giai đoạn trớc ông là một trong số những ngòi bút hiện thực có giá trị, có bản sắc riêng. Sau cách mạng, ông tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh xã hội và sáng tác với t cách một nhà văn chiến sĩ, nhà văn kiểu mới của giai cấp vô sản. Tác phẩm của ông đã phản ánh đợc nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nớc qua các giai đoạn, đi sâu vào nhiều giá trị thẩm mỹ phong phú và sáng tạo. Đồng nghiệp nói về ông bằng những lời hết sức trân trọng: “Chúng tôi nghĩ ông đã đạt tới sự hiểu biết sâu sắc về cái hữu hạn của đời ngời và cái vô cùng của thời thế. Sự bình thản ở nơi ông là sự tự chủ cao của tuệ giác. Cách sống của ông ẩn dấu một triết lý mang màu sắc phơng Đông về cái Hữu và cái Không” [49, 165]. Những năm gần đây, do tuổi cao, sức khỏe giảm sút, Tô Hoài ít viết hơn. Nhng với những sáng tác đã ra mắt bạn đọc, ông luôn là tấm gơng về tinh thần say mê lao động và tinh thần tự học để tích lũy kiến thức và vốn sống cho nghề nghiệp của mình. “Có cảm tởng Tô Hoài là cái cây khỏe, đất nào cũng mọc đợc, vứt vào đâu cũng sống đợc, và sống đến đâu viết đến đấy” [49, 193]. Chính vì vậy, “nếu đóng góp của một nhà văn vào nền văn học dân tộc, vào đời sống tinh thần của cộng đồng là ở phong cách, ở khối lợng và chất lợng tác phẩm thì có thể nói Tô Hoài là một trong những đời văn đẹp của văn học Việt Nam đơng đại” [49, 208].