7. Cấu trúc của luận văn
2.1.1. Công cuộc mở mang bờ cõi
Lịch sử của một dân tộc thờng bắt đầu bằng việc con ngời tìm địa bàn c trú để sinh cơ lập nghiệp và xác định chủ quyền của mình trên mảnh đất đó. Xây dựng và mở mang bờ cõi là một công cuộc lớn lao đợc nhiều thế hệ chung vai gánh vác. Trong bộ ba tác phẩm của Tô Hoài, công cuộc vĩ đại đó đợc thể hiện rõ nét ở Nhà Chử và Đảo hoang.
Theo sử sách, vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng là nơi c trú của ngời Việt cổ. Trên những cánh đồng màu mỡ ven sông họ cất nhà dựng cửa, lập nên làng xóm, quanh năm cày bừa, gieo trồng, gặt hái, trồng dâu nuôi tằm, dệt vải,
xây dựng nên nền văn minh lúa nớc lâu đời. Trải qua nhiều thế hệ, cùng vớí sự sinh sôi của con ngời và sự phát triển mọi mặt của cuộc sống, địa bàn c trú của ngời Việt ngày càng rộng mở.
Viết Nhà Chử, thông qua hành trình của các thế hệ trong gia đình nhà Chử, Tô Hoài muốn phản ánh công cuộc khám phá, mở mang bờ cõi, xây dựng cuộc sống của cha ông ta từ đời này qua đời khác trên lu vực sông Hồng. Cuộc đời của mỗi ngời ở đây đều là những chuyến đi, những vật lộn với khó khăn, những cuộc chiến đấu với thuỷ quái để bảo vệ và mở mang cuộc sống. Đời ông Chử trôi nổi, phiêu bạt “miệt mài bay lợn bốn bên sông nớc” với khát vọng lớn lao: "Con sông cũng bằng con đờng đa ta đi đến mọi chốn khắp đất nớc, phàm là ngời trong cõi phải am tờng" [39, 81]. Thời trẻ, ông là dũng sĩ đánh thuồng luồng, cá sấu nổi tiếng khắp vùng. Về già, ông sống ở bến sông quê, làm bạn với le le và Vàng. ở đó, qua thời gian, với công sức con ngời, bên con sông “n- ớc chảy chầm chậm, lắm mồi lắm cá chen chúc”, bến sông trở nên tấp nập “các hàng thuyền, nhà đò, nhà bè ra vào ngày đêm”, cuộc sống diễn ra hết sức sôi động.
Nối tiếp chí hớng của ông, bố mẹ Chử lại tiếp tục hành trình khám phá đầu nguồn sông Cái. “Con sẽ ngợc lên cho đến tận nơi chân con đạp đợc vào chỗ đầu nớc róc rách nhích từng giọt trong khe đất ra”. Đó cũng chính là hành trình của ngời Việt từ đồng bằng, trung du lên khai phá, mở mang, lập nên bản làng ở miền núi. Cùng đi với bố mẹ Chử là đông đảo ngời ở các bến. Ai cũng muốn đi xem “chỗ nào thì giẫm chân đợc vào đầu con sông Cái”. Chuyến đi của họ cũng phải trải qua nhiều vất vả, gian lao. Sau nhiều ngày vợt qua bao ngọn thác, con lũ, vực sâu, họ dừng chân ở “một vùng đất đẹp mợt mà. Chỗ nào cũng chằng chịt khe lạch, con suối và dòng sông... Đất phì nhiêu ngả vào đâu cũng có cái ăn”. Nhng để trụ lại đợc, con ngời phải chiến đấu với đủ loại thú dữ. Từng đàn gấu, báo, hổ xám, hổ vàng, hổ trắng... tràn ra cả ban ngày. Sông nớc cũng đầy tai họa. Những bầy cá sấu, thuồng luồng, con giải nhung nhúc. Theo gơng bố mẹ Chử, mọi ngời đào hố, đặt bẫy diệt hổ, dùng giáo đâm, lấy đá ném thuồng luồng, cá
sấu. Dần dần, cuộc sống bình yên đã trở lại. “Ngời ta thong dong đi phá bãi, trồng củ từ, tra ngô”. Quãng sông phẳng lặng, cá khắp nơi nhởn nhơ về. “Trên bến làng xóm mọc nh bát úp...”. Vâng lời ông, bố mẹ Chử đã cùng dân làng ở lại nơi “cái đất đẻ ra cái nớc đầu ngọn sông Cái”. Một miền quê mới lại hình thành. “Vùng trời nớc khuất nẻo ngọn nguồn đã hoá một xóm bến nhà sàn chi chít” [39, 15].
Sinh ra trên sông nớc, lớn lên ở đầu nguồn, theo lời bố mẹ, Chử về bến quê tìm ông. Khác với bố mẹ, Chử một mình trên con thuyền độc mộc xuôi dòng. Cũng khác với chuyến đi của bố mẹ ngày trớc, những làng xóm bên sông nơi Chử dừng chân đều đông vui, tấp nập.
Vẫn là chuyến đi vợt qua bao ghềnh thác, vẫn là những trận chiến với thuồng luồng, cá sấu, nhng hành trình của Chử về xuôi ngợc lại với chuyến đi của bố mẹ lên nguồn mấy mơi năm trớc. Đó cũng chính là hành trình của ngời Việt trong công cuộc mở mang bờ cõi ra phía cửa sông. Dọc đờng, ghé vào đâu Chử cũng gặp xóm làng sầm uất, đông vui, con nguòi chan hòa, thân ái. Miền núi, trung du, đồng bằng, đâu đâu cũng có ngời đến khai phá, lập nên làng xóm. Ngời dới kẻ bể lên. Ngời ở nhiều vùng quần tụ lại. Bàn chân ông Chử cũng đã in dấu khắp nơi. ở đâu, con ngời cũng có khát vọng khám phá, mở rộng địa bàn c trú của mình.
Chử về bến sông quê là tìm về với cội nguồn. Gặp ông, Chử đợc tiếp thêm niềm tin và sức mạnh để thực hiện lời ông dặn “cái chí ngời ta thì không cùng, đã lên đợc nguồn, uống giọt nớc đầu tiên khe đá rỉ ra, tất có khi xuống đến cửa sông, nếm nớc lợ, ăn con ngao con ngán, nghe xem mát ruột đến thế nào... Cháu đợc sinh ra trên ngọn sông. Bây giờ cháu nghe ông, cháu sẽ xuống xa đến chỗ sông mở cửa nớc nhìn ra bể Đông” [39, 92]. Chử lại tiếp tục một hành trình mới.
Sau cuộc gặp gỡ lạ kỳ và nên duyên với Nàng Dong trên bến Tự Nhiên, vợ chồng Chử lại cùng trai gái các bến ra cửa sông để “lập nên bến cửa, trên bãi dới nớc có chợ hôm chợ mai, cho đất nớc thêm một cõi” [39, 147].
Nếu Nhà Chử là câu chuyện của các thế hệ trong một gia đình nối tiếp nhau trên hành trình khám phá con sông Cái từ đầu nguồn ra đến cửa sông, “con sông Cái đã nuôi sống ngời ta, làm cho đông đàn dài lũ giống ngời”, là cái nôi của nền văn hóa lúa nớc của ngời Việt, thì Đảo hoang là chuyện gia đình Mai An Tiêm trở về sau mấy chục năm bị đày ra hoang đảo, ngoài giống da quý tìm đợc còn đem lại một cơ hội mở thêm những làng xóm mới. Nếu hành trình của cha con ông cháu nhà Chử diễn tả công cuộc khai phá đất đai trên lu vực con sông Cái ở đất liền thì hành trình và cuộc sống của nhà An Tiêm trên đảo cũng chính là công cuộc mở mang lãnh thổ ra phía biển của ngời Việt từ thuở xa xa.
Khác với những chuyến đi hào hứng, tự nguyện của mỗi ngời trong gia đình nhà Chử, hành trình ra đảo của gia đình An Tiêm là một chuyến lu đày biệt xứ. Nhng là những ngời có ý chí và nghị lực, vợ chồng con cái An Tiêm đã không cam chịu chết dần chết mòn ở hòn đảo không có dấu chân ngời. Trớc đây, khi còn ở đất liền, An Tiêm đã cùng dân làng năm này qua năm khác ném đá chặn nớc, chống chọi với thiên tai để có đợc vùng Bãi Lở “làng xóm mọc lên ven sông, xa trông chen nh vảy cá, đông vui san sát” [39, 159]. Khi nhà vua nghe lời gièm pha đày cả nhà An Tiêm ra “ngoài bể Đông có dải đất cha ai đến bao giờ” để xem “nó có phép biến chết thành sống”, “có thân lập nổi thân” hay không, An Tiêm đã cùng vợ con chống chọi với muôn vàn khó khăn để tồn tại. Sau một cơn sóng thần, Mon bị cuốn ra bờ biển, lạc mất cha mẹ. Quá trình bố mẹ, con cái tìm nhau kéo dài hàng năm trời từ hang núi đến rừng cây, bãi biển rồi đi vòng quanh đảo cũng là quá trình họ khám phá sự sống trên đảo hoang. Họ nhận thấy “đất này tốt chẳng khác Bãi Lở... Chỉ ớc đợc một hạt thóc con chim đánh rơi, hạt thóc sẽ thành cót thóc, cót thóc thành đồng bãi phì nhiêu... Chúng tôi muốn trở về rồi đem ngời ra đây mở đất lấy của nuôi ngời thật sung túc” [39, 385]. Để rồi khi cả gia đình đợc nhà vua cho thuyền ra đón về, một năm sau, Mon đã trở lại đảo “nối chí cha, đi dựng phên dậu phía nam cho đất nớc” cùng đoàn thuyền 30 chiếc chở dân làng.
Họ mang theo công cụ lao động và hạt giống để đi gieo sự sống trên đảo hoang. Chuyến ra đảo thực sự là một ngày hội tng bừng đi mở cõi. “Thật là một đám r- ớc từ sông Cái ra biển Đông mà cả đất nớc biết tiếng. Bằng cả một làng ra đảo. Ngời Bãi Lở có, lại nhiều ngời các cõi khác đợc lời rao gọi, trai gái đều hăm hở đi. Nhiều ngời đem cả nhà cùng đi, cả con trẻ, chó con và gà lợn. Thuyền nào cũng chất chật ba khoang những vò giống, các giống luá, giống đậu, giống vừng, giống kê. Có ngời đánh cả vừng cây cau non, cuộn dây trầu không, hom dâu, trứng tằm, men rợu và lới mảng. Có thuyền lại tải trâu, thoi dệt, nồi ơm và khuôn đúc cày. Chẳng khác nào ngày trớc, An Tiêm đem ngời đi lập làng ở Bãi Lở” [39, 466].
Dựng lại hành trình của gia đình nhà Chử từ bến quê ở đồng bằng lên ngọn nguồn rồi xuôi ra cửa sông và cuộc sống của gia đình An Tiêm trên đảo, Tô Hoài muốn tái hiện quá trình xây dựng và mở mang bờ cõi của cha ông từ đồng bằng lên trung du, miền núi rồi ra biển. Đó là cả một sự nghiệp vô cùng lớn lao không chỉ của một vài ngời tài giỏi nh ông Chử hay An Tiêm mà là của đông đảo ngời dân khắp mọi cõi cùng góp công, góp sức; cũng không phải chỉ của một thế hệ mà của nhiều thế hệ nối tiếp nhau đời này sang đời khác làm cho bờ cõi ngày càng rộng mở, cuộc sống ngày càng sinh sôi. Với ý nghĩa đó,
Nhà Chử và Đảo hoang thực sự là những bài ca mở nớc hào hùng.
2.1.2 Công cuộc bảo vệ chủ quyền đân tộc
Trong lịch sử của một dân tộc, công cuộc dựng nớc bao giờ cũng gắn liền với công cuộc giữ nớc. Bởi vì con ngời chỉ có thể an c lạc nghiệp khi đợc sống bình yên. Xác định và bảo vệ chủ quyền dân tộc là một việc hết sức quan trọng nhằm khẳng định sự tồn tại của một cộng đồng trên lãnh thổ của mình. Dân tộc Việt Nam, ngay từ khi mới hình thành đã phải nhiều lần đơng đầu với kẻ thù hùng mạnh đến từ phơng Bắc. Dựa vào các truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy, Chuyện Rùa Vàng và tích chuyện về các nhân vật anh hùng, Tô Hoài đã
viết tiểu thuyết Chuyện nỏ thần. Tác phẩm không chỉ phản ánh công cuộc chống ngoại xâm của nhân dân ta trong buổi đầu lịch sử mà nó còn có ý nghĩa
nhắc lại những bài học, và sâu xa hơn, là niềm tự hào, lòng yêu tha thiết của tác giả với buổi đầu dựng nớc, giữ nớc ấy.
Trong Chuyện nỏ thần, câu chuyện diễn ra suốt một thời gian dài từ cuối đời Hùng Vơng sang thời vua Thục đến khởi nghĩa Hai Bà Trng thắng lợi. Mặc dù có sự liên kết nhiều sự kiện, nhiều nhân vật trong nhiều giai đoạn lịch sử nh- ng tác giả tập trung làm nổi bật quá trình xây thành đắp luỹ, chế nỏ, chiến đấu chống kẻ thù dới thời vua Thục.
Tác phẩm bắt đầu bằng việc giới thiệu một nhân vật huyền thoại: Lý Ông Trọng, ngoại hình to lớn khác thờng, tài năng, đức độ, đã từng giúp vua Tần đánh giặc Hung Nô. Khi tuổi cao, ông trở về sống ở vùng bãi bên sông Cái quê nhà. Ông đợc vua Thục hết sức kính trọng. Biết đợc dã tâm của vua Tần, Ông Trọng bày tỏ suy nghĩ của mình với vua Thục: “Nhng tôi còn lo ta cha có thành vững. Đất Văn Lang mới chỉ đợc cái hiểm đồi núi, không phải là nơi dụng võ, không ở thế trung tâm nghìn đời. Ta cần phải xây thành” [39, 507]. Và chính ông đã đi tìm đợc "một vùng đất phong thuỷ có cơ lâu dài. Vùng ấy đất tổ ong, phơi nắng thì rắn chắc hoá đá. Một dải đồi tổ ong tựa bờ sông Thiếp, sông Thiếp nối sông Lý sang các ngọn lên Vũ Ninh, lại ra sông Cái, xung quanh hiểm hóc, bao bọc nhiều đầm hồ, nhiều vực. Đánh bộ, đánh thuỷ, tiến lui đều thuận. Thế dữ nh rừng đại ngàn, dẫu cho kẻ địch có lọt vào cũng khó còn mang xác ra đợc” [39, 508]. Nhìn nhận đợc tình thế, chọn đợc vùng đất vừa ở vị trí trung tâm vừa có địa thế hiểm trở để xây thành chống giặc, chi tiết này cho thấy trí tuệ sáng suốt của cha ông ta trong buổi đầu dựng nớc.
Sự nhìn xa trông rộng của Ông Trọng đã đợc vua Thục đồng tình và liền sau đó là công cuộc xây thành khẩn trơng, tấp nập. Từ quan tớng, công chúa, nàng hầu, thanh niên trai gái, ông già, bà lão đều hăng hái tham gia, mỗi ngời một việc: các lão ông bện chão, lão bà đan thúng mủng, rổ rá, các cô đội đất còn trai tráng dùng chão kéo từng tảng đất đá ong lên đắp thành. Chẳng bao lâu, “nhờ đợc ngời tám cõi cùng một bụng với oai vua, lại có quân quan không phân
biệt ngôi thứ, giờng chiếu, quan đầu triều cũng nh quân dắt ngựa, đã cùng đổ mồ hôi” [39, 570], một toà thành vững chắc đã đợc xây xong.
Thuật lại quá trình xây thành một cách cụ thể, Tô Hoài cho thấy thành Cổ Loa chính là kết quả xứng đáng của trí tuệ và công sức của khối đoàn kết toàn dân. Đó cũng chính là bài học quý báu luôn luôn đợc vận dụng trong lịch sử giữ nớc của dân tộc.
Cao Lỗ là ngời có công lớn trong việc giúp vua xây thành. Cũng chính Cao Lỗ coi sóc việc chế nỏ sau khi vua Thục đợc thần Kim Quy tặng chiếc móng rùa làm lẫy nỏ. Nơi đặt lò đúc kín đáo “khuất dới những vòm tre lẫn rừng trúc chân thành”. ở đó, lặng lẽ mà tấp nập, nơi đúc tên đồng,”cây tên dựng đứng to cao hơn hai đầu ngời sừng sững nh hai chiếc cột đình”, nơi tạc bệ nỏ, nơi mài “chiếc móng rùa vàng thẫm nh ngà con voi trăm tuổi”. Công việc diễn ra trong không khí thiêng liêng: “một đống trầm, những bó hơng đen khói thơm nghi ngút lên suốt ngày đêm”. Miêu tả một cách chi tiết quá trình chế tạo nỏ thần với hình ảnh nổi bật đợc xây dựng bằng thủ pháp phóng đại là cây tên khổng lồ, Tô Hoài phản ánh ớc mơ của ngời Âu Lạc muốn có đợc sức mạnh để bảo vệ vững chắc bờ cõi, nhất là khi đất nớc luôn ở trong hoàn cảnh bị kẻ thù mạnh hơn lăm le xâm lợc.
Những hội thi đấu roi, đấu vật, bắn nỏ đợc mở ra để chọn ngời tài. Ngày giặc sang, cả nớc ra trận. Xe trâu đa đến từng bồ tên nỏ, giáo mác, đinh ba... Rầm rập kéo lên từng đoàn quân đeo nỏ. Voi ngựa các nơi đến. Quân quan các cõi về giữ thành tấp nập. Khắp nơi trong không khí sôi sục chuẩn bị chống ngoại xâm.
Trang trọng và thiêng liêng hơn cả là cảnh chiến đấu bằng nỏ thần. Giữa làn khói trầm nghi ngút, nỏ thần trông thật uy nghi. “Lòng máng nỏ dài mời sải, vành tròn một ôm bằng cả khuôn mặt cái trống đại. Một hàng tên cột đồng to nh những cây gỗ mỡ, sáng loáng, nhô đầu trên cánh nỏ” [39, 588]. Điều khiển đợc cỗ nỏ khổng lồ đó cũng cần một đội quân hùng hậu. “Mỗi bên 20 quân nỏ cao lớn, cởi trần, quỳ một gối. Bốn mơi lực sĩ hai vế, dang tay kéo nỏ. Mỗi cánh
nỏ dài bằng cây luồng ngộ, ghép mảng nửa ống một, buộc ken thừng da trâu nh chiếc cột vút đầu, nặng mà dẻo lạ lùng. Hai đầu cánh từ từ vít xuống. Đến lúc dây nỏ khớp đợc vào máng, cả 80 cánh tay lực sĩ kiệt sức, ngã cả ra. Một lúc sau mới đứng dậy đợc. Mấy chục đô khác đã lại vào túc trực thay tay sẵn bên bệ đá” [39, 588]. Đợc lệnh vua Thục, “những mũi tên xé gió bay ra, tiếng oàng lên nh sét đánh liên tiếp. Nỏ bắn hết sức sầm nhiệt, náo động cả bốn phía mặt thành" [39, 589]. Phút chốc, quân Triệu “nh đám mây lặng lẽ tan”.