Hồi ký Anh Thơ với kỷ niệm về một thời kỳ hoạt động cách mạng và văn học

Một phần của tài liệu Đặc điểm hồi ký của anh thơ luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 53 - 70)

2.2. Hồi ký Anh Thơ với kỷ niệm về một thời kỳ hoạt động cách mạng vàvăn học văn học

Bước vào kháng chiến chống Pháp, nền văn học Việt Nam xuất hiện những nhà thơ mặc áo lính, họ đã đem một sinh khí mới, một giọng điệu mới

cho nền văn học và lập công ngay từ buổi đầu xuất hiện. Ngược lại, không ít những đại biểu của Thơ mới phải loay hoay dò dẫm, tìm đường và nhận đường. Anh Thơ không thế. Bà nhập cuộc khá nhanh và nhuyễn khá sớm với hiện thực chiến tranh và bước vào chặng đường sáng tác mới: tự nguyện biến thơ mình thành công cụ vận động đồng bào đánh giặc cứu nước. Anh Thơ hăng hái tham gia công tác cách mạng, con người công dân, con người nghệ sĩ cùng hòa làm một. Sau hơn nửa thế kỷ với biết bao biến động của đường lối văn nghệ, đọc lại những trang hồi ký Anh Thơ, chúng ta không thể không khâm phục ý chí của bà.

Anh Thơ là một trong những người sinh ra, lớn lên trong suốt thời kỳ dài đau thương của dân tộc, qua hai cuộc kháng chiến ác liệt nhất, kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Một người sớm có ý thức và nhạy bén với không khí thời cuộc, con đường đến với cách mạng của Anh Thơ chắc chắn là một tất yếu.

Anh Thơ và hầu hết các thành viên trong nhóm thơ sông Thương ngày ấy đã chọn đường đi với Cách mạng, một lựa chọn dứt khoát. Trước khi cách mạng giành được chính quyền, tháng 3 năm 1945, Anh Thơ thoát ly gia đình bắt đầu cuộc đời của một chiến sĩ cách mạng. Dấn thân vào thực tiễn cách mạng và kháng chiến, chân trời thơ của chị được mở rộng không ngừng, theo đó cảm hứng, bút pháp cũng được bồi đắp thêm. Cho nên, sẽ là một thiếu sót lớn nếu nói đến nhà thơ Anh Thơ mà không nói đến nhà thơ đảng viên Anh Thơ, người chiến sĩ văn hoá Việt Thi. Đến với Đảng, với cách mạng, Anh Thơ vừa say mê đắm mình, vừa lao động nghệ thuật, vừa quên mình đóng góp cho quê hương cho đất nước với tư cách một cán bộ cách mạng, một chiến sĩ.

Trong hồi ký, Anh Thơ không thể không ghi lại chuỗi thời gian hiến mình cho cách mạng và văn học với những buồn vui lẫn lộn. Khác với những cô gái cùng thời, yếu ớt, phụ thuộc, Anh Thơ ngay từ đầu đã là một người rắn rỏi, nghị lực. Anh Thơ biết rằng muốn sống được chỉ có cách tìm đến Việt

Minh, nhưng biết họ là ai và biết đâu mà tìm? Quả thực, đối với một cô gái vốn xuất thân dòng khoa bảng, đó là một điều không dễ thực hiện. Sự trải lòng với những người bạn sông Thương vô tình đã dẫn dắt Anh Thơ đến với cách mạng. Trong đó công đầu phải kể đến anh Đào Dương. “Ước vọng của cô cũng là ước vọng của chúng tôi và của các bạn sông Thương. Chúng ta đã có một tổ ở thị xã này rồi. Tôi sẽ báo cáo lên thượng cấp để kết nạp cô vào tổ [65, 406]. Đào Dương không quên đem mấy bản cương lĩnh, điều lệ của mặt trận Việt Minh cho Anh Thơ nghiên cứu.

Anh Thơ đã từng được nghe kể về Việt Minh qua hình tượng nữ chiến sĩ cách mạng Hà Thị Quế, một nữ tướng Việt Minh, giỏi võ, khi là một sư nữ khoác tay nải đi quyên giáo, khi là một cô gái tân thời đi với bạn trai, một đêm hạ đồn Yên Thế giắt hai lá cờ sau lưng như nữ tướng Phàn Lê Huê, nhảy vào vọng gác dí sung vào lính gác, gọi cả đồn ra hàng. Hình ảnh Hoàng Ngân đứng đầu đội nữ quân xinh đẹp. Anh Thơ ao ước được như người anh hùng ấy. Bà đã từng mạnh bạo ra khỏi phòng thơ, lao vào cảnh chết chóc đau khổ của nhân dân, của các em bé, để làm một việc thiết thực trong lúc này là cứu đói, và trại Bảo Anh được thành lập. Dù có rất nhiều niềm vui, hữu ích nhưng bà vẫn cảm thấy công mình như muối bỏ biển, không mang tầm ý nghĩa lớn. Nhận được tài liệu của Việt Minh từ tay Đào Dương, Anh Thơ háo hức như được chắp cánh. Bà “đi vào buồng chứa khoai sọ của nhà đội Trọ giở tài liệu Việt Minh ra đọc” [74, 410]. Đọc xong, thích thú nhất hai chính sách của Việt Minh (Phụ nữ được quyền bình đẳng với nam giới về mọi mặt quyền lợi; Văn nghệ sĩ được tự do sáng tác, biểu diễn, không phải bị kiểm duyệt). Bà nghĩ, theo Việt Minh, mới được sống một cuộc sống thật của con người, không còn bị đế quốc, phong kiến kìm hãm và áp bức nữa, còn gì hạnh phúc cho bằng. Và tin tưởng, “hy vọng có một cuộc đổi đời”.

Được kết nạp vào tổ Việt Minh ở Bắc Giang, Anh Thơ nhận ngay công tác thoát ly gia đình lên chiến khu. Mặc dù, nguyện vọng được thực hiện nhưng trong lòng một cô gái, là chị cả trong gia đình, Anh Thơ không khỏi

băn khoăn: “Những lần xa gia đình, dù làm báo, đi buôn hay viết sách, cũng là lo cho nhà một phần. Lần này có đi làm cách mạng, cũng là chung lo với các bạn, để đánh đuổi giặc cướp nước, đem lại cuộc sống thái bình no ấm cho mọi người dân Việt Nam, cho cả gia đình mình, cho các em bé mồ côi khỏi đói rét, thiếu bao tình thương. Nhưng trước mắt tôi thấy con đường tôi tìm đến lần này là con đường đầy chết chóc tù đầy và gian khổ” [74, 411]. Tuy nhiên, điều lo lắng ấy không thể làm nhụt ý chí và quyết tâm theo cách mạng.

Nơi công tác đầu tiên của Anh Thơ là ở Thiết Nham, sau đó chuyển đến làng Vàng. Ở làng Vàng, bà phải lo nhiều việc hơn ở Thiết Nham. Từ việc tổ chức giới nào vào hội giới ấy, đến việc mở lớp học chữ vào ban đêm, tập quân sự vào buổi chiều, rồi quyên góp nhà giàu cứu đói cho dân nghèo [74, 425-426]. Thời điểm này nạn đói đang hoành hành khắp Trung kỳ và Bắc kỳ nên cả huyện lẫn tỉnh tổ chức một tuần lễ vàng. Đây là dịp cho toàn dân náo nức, thi đua nhau tỏ lòng yêu nước. Sân trụ sở huyện nườm nượp những người đến bỏ vàng. Tiếp xúc với những nghĩa cử đẹp đẽ ấy, mà ấn tượng đặc biệt nhất là vợ chồng ông bà già quần áo vá, dắt díu nhau quyên góp, Anh Thơ thấy cần phải viết về sự nhân ái và đã cảm động làm ngay một bài thơ về hai nhân vật đó. Bài thơ ấy như một nét chấm phá tạm thời.

Có năng lực công tác, ngay từ những năm đầu tham gia cách mạng, Anh Thơ đã phải chuyển đến nhiều địa phương để gây dựng phong trào. Từ làng Vàng, bà nhận được thông báo bàn giao công tác, về lo tổ chức và củng cố phong trào phụ nữ huyện. Có thể còn phải lên ban phụ nữ cả ở tỉnh. Được mọi người tín nhiệm nhưng bà không khỏi dè dặt, lo sợ. “Phụ nữ huyện tôi làm còn chưa đủ sức, lên sao được tỉnh”. Được đồng chí Ngộ, một người cấp trên đã động viên giúp đỡ, Việt Thi an tâm nhận nhiệm vụ mới. “Người cách mạng vừa làm, vừa học mà. Rồi thực tế sẽ cho ta kinh nghiệm, chị đừng sợ gì cả. Tương lai của chị còn tiến nhiều, tôi biết. Chị cứ tin ở mình, ở lãnh đạo” [74, 432]. Đó cũng là bài học bổ ích, đáng ghi nhớ nhằm rèn giũa tinh thần

dám xông pha vượt khó của một người cách mạng chân chính. Việt Thi là một hình mẫu như thế.

Sau đó bà được điều sang công tác Phụ nữ Lục Ngạn. Trở lại Tỉnh hội Phụ nữ Bắc Giang, lúc đó đóng ở một làng tận Nhã Nam để chịu sự điều động của Ban Thường trực Hội [74, 432]. Nhưng ở đây, Việt Thi phải chờ đợi mãi vẫn không thấy đựơc đi công tác, trong lòng bà nôn nóng và táo bạo đề xuất “Việc gì của cách mạng, tôi cũng xin làm hết. Nhất là nếu được Nam tiến, đánh trực diện càng hay… Tôi sẽ làm bất cứ công tác nào cần đến tôi” [74, 434]. Từ một Thường vụ phụ nữ lại là bí thư huyện, Việt Thi đảm nhận công tác nuôi quân. Đối với bà, đó là một công việc gian khó nhưng đã là người cách mạng, “nuôi quân thì lại càng được thiết thực phục vụ kháng chiến” [74, 435].

Đọc những trang hồi kí Anh Thơ, chúng ta có thể nhận ra phẩm chất lớn nhất của bà trong tác phẩm cả thơ lẫn văn chính là tính chân thật. Ở các tập truyện trước cách mạng là chuyện gia đình, bạn bè của tác giả. Ở Bức tranh quê là sự quan sát tinh tế cảnh vật nơi mình sống. Với hồi ký, một thể loại yêu cầu rất nghiêm ngặt độ chính xác, chân thực, Anh Thơ đã làm tốt điều này. Cách kể thật thà của tác giả đã cung cấp được khá nhiều chi tiết về một thời kỳ mà không phải ai cũng dám thẳng thắn nhận xét. Anh Thơ không tự thanh minh cho bản thân, cũng không vì mục đích cá nhân hạ thấp người khác, bà cứ lấy thật lòng mình ra mà kể, yêu ghét thế nào cứ nói thật ra. Bà thấy rằng: “Quả thật công tác “nuôi quân” hay đúng hơn là “hoả đầu quân” của Tỉnh Hội quyết nghị tôi làm, là một hình phạt cho cái tội “lãng mạn yêu đương” [74, 439]. Bà đã phải đối mặt một sự thực của thời kỳ đó, người ta nhìn những người thuộc tầng lớp tiểu tư sản lại xuất thân một nhà thơ lãng mạn với con mắt khắt khe, khó cảm thông chia sẻ. Anh Thơ đã phải nhận những lời thị phi kiểu như “đã đi cách mạng còn lãng mạn!”, “văn nghệ sĩ tiểu tư sản mà”…

Nhận công tác nuôi quân, Đào Dương đã không ít ái ngại cho bạn và ngăn cản: “Cô đừng nhận công tác ấy. Vất vả lắm! Sức cô làm sao nấu ăn cho

cả một trăm người!” [74, 437]. Gạt một bên mọi thành kiến và khó khăn, Anh Thơ cố gắng chứng tỏ bản lĩnh một người cách mạng. Nhưng không hẳn hết buồn nhớ lại lời anh Đào Dương mỗi khi phải kéo lê những cái nồi mười đầy cơm, một mình đẩy ra khỏi bếp. Mỗi khi phải đảo thịt như bơi chèo trên cái xanh đồng mười. Công việc thật vất vả, thật là đầu tắt mặt tối, phải làm tất cả, từ việc mượn nhà, mượn chiếu, mượn nồi xanh, bát đũa; đến cả việc rửa bát cũng phải làm [74, 439]. Tuy nhiên, chìm trong công việc, người ta không còn thời giờ để suy luận vẩn vơ, và làm được nhiều công việc hữu ích, Anh Thơ thấy lòng mình thanh thản hơn, không có chỗ cho sự suy xét, thù hận cá nhân nữa. Có lẽ xuất phát từ sự đảm đang, tháo vát của một người chị cả từng xốc vác, lo lắng gia đình, Anh Thơ tỏ ra rất thành thạo công việc. Bà tính sổ và ghi các xuất ăn, tính toán thay đổi món ăn cho anh em khỏi chán. Vì thế, chuông nhà thờ đánh 12 tiếng mới đi ngủ, nhưng đến 5 giờ sang, bà đã phải dậy.

Quan trọng hơn, muốn làm tốt bất cứ công tác nào, cũng phải có tâm huyết. Làm công việc nuôi quân, Anh Thơ thấy gần gũi, đồng cảm và thương yêu hơn những người chiến sĩ, đêm còn phải nhịn đói hành quân dưới sương lạnh. Tự liên hệ công việc mình, dù có vất vả, nhưng so với dân quân, có thấm vào đâu hết nỗi nhọc nhằn. Rồi họ ra đi có còn trở lại hay không? Anh Thơ lại nao nao buồn chẳng thấy cần ngủ nữa, mặc dầu chiếc ổ rơm thật ấm áp, quyến rũ. Bó gối ngồi trước bếp tàn tro lạnh, một ý thơ chợt nẩy ra, chất củi cho ngọn lửa bốc cao, bà viết luôn bài thơ mang ý đó. Bài thơ Lửa hờn được ra đời từ hoàn cảnh như thế. Đặc biệt từ đó, Anh Thơ “ít nghĩ đến nỗi đau riêng mà dồn tất cả tâm trí cho công việc nuôi quân” [74, 444].

Anh Thơ được chuyển sang Bình dân học vụ. Sau một thời gian học lớp đào tạo cán bộ do Ty Giáo dục giúp đỡ, bà được điều xuống huyện Yên Dũng, một huyện vùng chiêm trũng tận chòm núi Neo, cuối sông Thương công tác. Ở đây Anh Thơ đã có những phút giây được tự do sáng tác. Đây là những phút giây bà vẫn ao ước từ khi đi theo Việt Minh. Nhưng có bao giờ

người ta chấp nhận! Vì “thơ thẩn chỉ mất thì giờ”! [74, 453]. Công tác xoá mù chữ muốn được tuyên truyền rộng rãi và đạt hiệu quả cần phải có sự vào cuộc của văn nghệ. Đồng chí Việt Thi nhận nhiệm vụ viết một vở kịch thơ tả cảnh tiên nữ xuống trần dạy lớp bình dân. Sau khi sáng tác xong, tìm một xã có phong trào yếu kém nhất huyện, đến đó, đầu tiên là diễn kịch, bà con đến xem mà thích tiên dạy, thì dạy luôn làm mẫu cho cán bộ xã. Sau đó lại đi xã khác. Vì thế, vở Tiên giáng trần đi dạy bình dân được công diễn, phong trào bình dân phát triển rầm rộ. “Khi tổng kết, được tỉnh cho bằng khen: nhất tỉnh trong phong trào diệt dốt” [74, 466]. Để khuấy động không khí yêu nước căm thù giết giặc trong ngày thương binh, Việt Thi phải viết thêm một vở kịch cho đề tài này. Sau thành công vở kịch Tiên giáng trần… Anh Thơ có không ít áp lực và băn khoăn. Bây giờ, kháng chiến, Pháp chưa đánh Yên Dũng, dân còn yên bình, cán bộ còn thong thả, mình tả thế nào đây? “Nhớ đến chuyện đồng chí Xuân - Bí thư huyện uỷ - kể, có một chị phụ nữ chồng đi Nam tiến chết, chị không khóc, hay chỉ khóc thầm - khi đứng trước cuộc truy điệu của nhân dân, chị đã tuyên bố: thay chồng đi đánh Pháp… tôi sẽ tô vẽ cho chị phụ nữ này có một vẻ nữ tướng, như Kim Đính ngày xưa…[74, 463]. Đó cũng chính là đề tài của vở kịch Một người tử sĩ. Cũng tại nơi làm việc này, Anh Thơ đã có một hành động đáng khâm phục, hi sinh ba trăm đồng tỉnh cho đi chữa bệnh đau dạ dày, để anh chị em được tham gia cắm trại do Khu Bình dân học vụ tập trung bốn tỉnh về dự trại tại khu rừng Thông xã Tiên Lục (Phủ Lạng Thương, Bắc Giang). “Chả lẽ huyện có phong trào nhất tỉnh, mà lại vắng mặt trong cuộc họp toàn khu này ư?” [74, 468].

Anh Thơ cũng là người được cách mạng phân công lấy chồng nước ngoài để làm “địch vận”. Chủ nhiệm Việt Minh tỉnh đã an ủi động viên bà, đã là nữ chiến sĩ Việt Minh thì phải mơ ước hạnh phúc mình nằm trong hạnh phúc nhân dân. Trung ương đang cần một cô gái có văn hoá, có tâm hồn để làm công tác địch vận. Không phải ngụy, là giặc, mà là cán bộ địch vận - chiến sĩ người Đức. Một tiến sĩ văn học người nước ngoài, con nuôi Bác Hồ,

đang công tác rất đắc lực cho ta. Nếu đồng ý, Anh Thơ sẽ góp phần “đánh đổ đồn thù mà không mất xương máu” [74, 479]. Bà còn được căn dặn, chủ nghĩa cộng sản của ta là đi đến thế giới đại đồng, không còn lạc hậu sợ lấy chồng Tây phương. Người chiến sĩ cách mạng thì phải biết đặt hạnh phúc của đất nước, của nhân dân cao hơn hết. Đã yêu cách mạng, tha thiết muốn vào Đảng, đây cũng là một dịp thử thách, “vì người đảng viên là phải đặt hạnh phúc riêng dưới hạnh phúc chung” [74, 481]. Trước lời đề nghị như thế, Anh Thơ đã có những suy nghĩ ngây thơ nhưng đậm chất cách mạng. “Tôi phải làm gì cho xứng đáng là con gái của dòng Trưng, Triệu? Nghĩ vậy, tôi ngẩng phắt đầu, rắn rỏi trả lời anh: Nếu đoàn thể cần, em xin hi sinh, noi gương các nữ đảng viên của Đảng” [74, 481]. Anh Thơ đã liều thân sắm sửa cho lễ cưới và tự an ủi mình bằng vở kịch Cống hồ. Chính vở kịch này đã xoá án “tử hình” (như lời Anh Thơ viết trong hồi ký), và được giới thiệu sang làm việc bên Hội Văn nghệ với Nguyễn Đình Thi.

Trong kháng chiến, các cơ quan mới thành lập, vừa thiếu nhân lực, vừa

Một phần của tài liệu Đặc điểm hồi ký của anh thơ luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 53 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w