Giọng điêu trong hồi ký Anh Thơ

Một phần của tài liệu Đặc điểm hồi ký của anh thơ luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 95 - 106)

3.1.2.1. Giọng trữ tình sâu lắng

Hồi ký của Anh Thơ có một giọng điệu chung đó là giọng trữ tình. Cảm hứng trữ tình là cảm hứng chủ đạo trong suốt bộ ba tác phẩm. Qua hồi ký, Anh Thơ đã chinh phục người đọc bằng những hồi ức với rất nhiều cung bậc tình cảm, cảm xúc của một người con gái đậm chất Á Đông, thuần phác, giản dị. Đó là giọng ấm áp, uyển chuyển, đầy “nữ tính”. Câu chuyện cuộc đời được kể theo mạch hồi tưởng rất tự nhiên, dung dị, đời thường đi ra từ cõi nhớ. Ngay từ những trang đầu tiên, Anh Thơ đã dẫn dắt người đọc đến với tình cảm quê hương sâu nặng như một lời tâm sự thủ thỉ, nhẹ nhàng mà da diết. “Tôi nhớ đến bến sông Thương những đêm thu nước cũng lặng gương, cũng mảnh trăng như chiếc lược vàng cài bóng thông xa. Chỉ khác đất trời

sông Thương đượm hương hoa ngâu, hương hoa lý. Hương mùa thu vàng quê hương. Rồi tôi nhớ…” [74, 9]. Con sông Thương nước chảy đôi dòng, nơi gắn bó biết bao kỷ niệm tuổi thơ và cũng là nơi nuôi dưỡng tâm hồn cho một nhà thơ mới tài danh, một nhà thơ cách mạng xông xáo trên mọi nẻo đường. Anh Thơ khởi đầu cuộc đời thơ của mình bằng những bài thơ tả cảnh, đó cũng chính là kết quả tấm lòng gắn bó với quê hương: “Ở đó, không biết tôi đã yêu say mê và cũng say mê làm thơ tự lúc nào? Những buổi trưa thiu thiu trên võng me nghe tiếng lá mít rụng ngoài vườn, tiếng gà gáy trưa xa xa… Nghe từng câu thơ trong truyện thơ ông ngoại. Những chiều hè cùng cô tôi ngồi bên hồ Thùng Đấu, tiếng hát dân ca quan họ, từ sông Cầu trôi sang sông Thương” [74, 10].

Anh Thơ xuất thân từ phong trào Thơ mới nhưng bà sớm ra Hà Nội làm báo. Thời gian làm báo đã tôi luyện bà thành một cây bút đa phong cách, đa giọng điệu. Bà không chỉ là một nhà thơ với những vần thơ thôn quê độc đáo mà còn có những trang văn mượt mà với tập phóng sự về các bà vợ các nhà văn, các tiểu thuyết Răng đen, Bến Ly giang. Chính vì điều đó nên trong văn xuôi Anh Thơ nói chung, trong ba tập hồi ký nói riêng có sự hài hoà đan xen nhiều giọng, và rất giàu chất thơ, chất trữ tình bàng bạc.

Giọng điệu trữ tình thoáng nét đượm buồn là một sợi dây truyền cảm, đồng cảm mãnh liệt nhất của nhân vật “tôi” với những gì mình đã trải qua, đã từng chứng kiến. Anh Thơ nhớ về mẹ, một hình mẫu người phụ nữ đẹp người đẹp nết bằng những tình cảm thân thương, gần gũi: “Mẹ tôi người đẹp, mặt trái xoan, mũi dọc dừa, tóc đen lánh, lại quăn quăn giữa hai đường ngôi, và quăn cả chiếc đuôi gà, như một mảnh trăn bán nguyệt, buông sau vành khan trắng. Cái bụng to cũng làm mẹ tôi đẹp một cách phúc hậu. Gò má mẹ thường đỏ hồng, tươi lửa bếp. Cặp môi mẹ thắm vì quết trầu. Hàm rang hạt na đen lánh, luôn cười với chồng con” [74, 18]. Những câu chuyện mẹ hay kể là cái đận hàn vi, phải ăn tấm để nuôi bố ăn học, cho các con ăn gạo đỏ, mặc áo vải ta dầy. “Như thế, sau này các con có phải khổ, sẽ quen chịu khổ. Chứ ăn trắng

mặc trơn ở nhà, rồi sau phải làm dâu như mẹ, phải bỏ cả dày dép, lượt là, phải chạy chợ ngược, xuôi, thì khổ quá! [74, 18]. Dù mẹ là người phận bạc, nhưng đối với Anh Thơ, mẹ vẫn là điểm tựa tinh thần lớn nhất. Hồi ức về mẹ bao giờ cũng là những trang đẹp nhất, nặng trĩu niềm chua xót, thân thương không thể nào quên.

Anh Thơ dành tình cảm sâu sắc, thiêng liêng nhất khi kể về giây phút cuối cùng bên mẹ, chứng kiến nỗi đau và cuộc sống mẹ ngày một mong manh bằng giọng trữ tình xót xa. “Mẹ tôi đòi ăn sữa… nghiêng người uống được một nửa. Rồi mẹ tôi rời hộp sữa. Hai mắt trợn ngược, không rên rỉ nữa… Mẹ tôi đã chết! Nỗi đau đớn vừa bất ngờ vừa quá lớn đối với tôi” [74, 35]. Giọng trầm tư, tiếc nuối còn thể hiện khi tác giả một mình lên thăm mộ bà và mẹ trong niềm vui chung của đất nước sau cuộc kháng chiến chống Pháp. “Hàng lau trắng vẫn phất phơ góc mộ, nắm chân hương còn đỏ. Mây trắng vẫn lang thang chân trời. Tôi đến trước hai nấm mộ mới đắp, lòng vẫn bùi ngùi; giá ngày vui của toàn đất nước này còn mẹ và bà…” [74, 765].

Trong cuộc đời của mình, Anh Thơ rất có duyên với những mối tình thi sĩ. Tuy đó là những mối tình không trọn vẹn nhưng trong hồi ký của mình, Anh Thơ cũng ít nhiều đã có những khoảnh khắc thật đẹp, thật nên thơ. Lời bộc bạch về mối tình thơ thứ nhất, mối lương duyên với thi sĩ Nguyễn Bính được tác giả kể bằng giọng văn thủ thỉ, tâm tình. “Một hôm anh Ngọc, con ông bác tôi dưới phố Thọ Xương (thị xã Bắc Giang lên Thùng Đấu, giấu bà tôi, đưa cho tôi một phong thư của thi sĩ B… Trong thư anh hết lời ca ngợi tôi đã có những bài thơ tả thôn quê rất đẹp. Rồi ngỏ cảm tình của anh với tôi, người không hẹn mà thành đồng điệu” [74, 91]. Những bài thơ, những dòng thơ trao đổi qua lại là chiếc cầu nối giữa hai người, đưa họ xích lại gần nhau, dù chưa một lần gặp mặt. Người đọc cảm nhận được sự lãng mạn và đáng yêu trong câu chuyện tình này.

Sẵn có mối tương giao, đồng cảm của những thi sĩ đồng nội, hai người ngày càng thắm thiết qua những trang thư. Buổi gặp mặt đầu tiên, dù không

khỏi bàng hoàng, bất ngờ nhưng đó là những cảm xúc đẹp: “Gió may vẫn thổi dài suốt dọc đường đi. Trời hơi u ám. Lòng tôi càng bâng khuâng - chả gì thì mình cũng có một đương kim thi sĩ lặn lội từ Hà Nội lên tìm. Chàng đang đứng đợi bên sông. Ôi! Người trong mộng, người lý tưởng, người tôi yêu bằng cả trái tim thơ tha thiết. Tôi đang là nữ chúa đang ngự trong những vần thơ đẹp của chàng” [74, 97]. Nhưng càng háo hức mong chờ, càng tưởng tượng đẹp đẽ bao nhiêu, Anh Thơ lại càng cay đắng, hụt hẫng bấy nhiêu. Bởi, người và thơ không phải là một. Trước mắt bà chỉ là một anh chàng thân hình thấp bé đầu tóc bù xù, tay vất vội chiếc điếu cày đang hút dở, hai hàm răng đen cáu nhựa thuốc. Bất ngờ và xa lạ hơn khi anh chàng cầm lấy tay trước nỗi sửng sốt bàng hoàng và sợ hãi của bà. Giọng trữ tình tỏ ra rất đắc địa trong việc thể hiện những giây phút nhạy cảm, thay đổi cực kỳ kín đáo và bí ẩn trong lòng nhân vật “tôi” khi lần đầu nhìn thấy “người tình trong mộng”.

Anh Thơ nhầm tưởng, nhà thơ ấy cũng phải trong lành như thơ quê của anh, như thơ quê của mình. Nhưng cuộc đời gió bụi đã tách “văn” với “người”, vì thế, mộng ước của người con gái mới chỉ hiểu qua khoảng trời từ nhà đến chợ tan tành trước con người thực. Anh Thơ phủ lên một giọng điệu chua chát: “Đây là một người lạ! Lạ hoàn toàn từ hình thức đến tinh thần. Ta chưa bao giờ yêu con người này. Ta chỉ yêu thư và thơ. Ta thất vọng rồi. Ôi giấc mộng yêu đương của ta! Mộng lại hoàn là mộng” [74, 99]. Có thể nói đây là những xúc động đầu đời của một người con gái, cho nên, Anh thơ cảm thấy vừa cay đắng, vừa tủi nhục trước nỗi thất vọng lớn về sự hoang dã của chàng thi sĩ mình đã thầm mơ.

Giọng điệu trữ tình được xem là chủ đạo trong những câu chuyện Anh Thơ thổ lộ về những điều thầm kín nhất trong đời, những mối tình gắn với đời thơ đời văn. Có thể coi, đó như là chất men say tô đậm thêm sức hấp dẫn của tác phẩm. Mối tình thứ hai, với thi sĩ Cẩm Văn, chủ Nhà xuất bản Nguyễn Du, với những kỷ niệm nên thơ trên bài biển Đồng Châu ngập tràn ánh trăng được thể hiện qua những rung cảm tinh tế. “Tôi đứng dẫm chân trên cát. Từ

khơi xa, từng lớp từng lớp sóng ào đến, rồi sóng lại rút ra xa. Sóng như nghịch ngợm, giỡn đùa với bãi cát. Hai tay tôi giữ chặt hai mép vạt áo, nhưng gió vẫn giật mạnh, cuốn tung lên và cũng lượn theo làn sóng. Trăng trong mây, bỗng ló mặt ra. Triều càng dâng cao. Chung quanh tôi là cả một biển vàng sôi động, như sắp nhấn chìm tôi, lẫn bái cát vào mênh mông. Bỗng tiếng ngâm thơ cao vút hàng dương; Cẩm Văn chợt xuất hiện như một hoàng tử đa tình” [74, 247]. Yêu tha thiết, đằm sâu, tình cảm nhân bản ấy đã được Anh Thơ thể hiện bằng một giọng văn da diết, bùi ngùi, dịu dàng, sâu lắng. Hình ảnh Cẩm Văn được Anh Thơ miêu tả đầy lịch lãm, say trăng, say thơ, say tình. Nỗi nhớ niềm thương ấy được hiển thị dưới chất giọng nồng nàn, đắm say: “Tóc Cẩm Văn bay lộng ánh trăng, ánh mắt anh cũng sáng rỡ ánh trăng. Triều rút ra xa, bất ngờ anh quỳ xuống bãi cát, dưới chân tôi: Xin thứ lỗi, hãy thứ lỗi cho tôi… Chưa bao giờ tôi thấy anh đẹp một cách xuất thần như vây. Tiếng anh ngâm thơ, vượt lên muôn trùng sóng, gió cuốn xa xa, rồi sóng biển lại ngân gần. Tôi tưởng tôi đang sống trong cõi mộng, đang dắt tay anh, bay trên sóng biển rợn vàng” [74, 248]. Đúng là ánh trăng đêm đó đã rơi khuất, nhưng nó mãi mãi giữ trọn trong tâm hồn Anh Thơ những khoảnh khắc đẹp đẽ, thơ mộng của hai người. Để rồi, sau này, khi không còn tháng ngày hạnh phúc bên nhau, những kỷ niệm đẹp ấy vẫn ùa về trong những câu văn mang giọng điệu dằn vặt, đớn đau. Định tâm dành cho người yêu một phút bất ngờ không hẹn mà gặp nhưng “Nhà xuất bản Nguyễn Du hôm nay hình như có khách?... Cẩm Văn thì ngồi bên cạnh một người đàn bà khoảng 24 - 25… Nhưng mắt Cẩm Văn lại đang nhìn toàn thể con người cô ta rất âu yếm, và cô ta đang lả lơi dựa sát vào anh. Không biết vì có luồng gió độc tạt quá bất ngờ, hay tại niềm thất vọng đột ngột bóp chặt tim tôi, tự nhiên chân tôi hẫng đi, rồi ngã rụi xuống sàn gác không biết gì…” [74, 280].

Mối tình với Cẩm Văn không xuất phát từ những cánh thư qua lại, Anh Thơ ấn tượng và yêu ngay từ phút đầu gặp gỡ con người thực của anh. Không dối trá, không toan tính, tự mình tìm hiểu, tự chọn và tận mắt thấy, hiểu bằng

cả trái tim, tin vào sự nhạy bén của tâm hồn nên sau cú vấp ngã ấy, Anh Thơ khó lòng vực dậy. Tác giả dằn vặt suy nghĩ, bi quan, thở than trước hạnh phúc mong manh: “Còn đâu người trai trong sạch với tình yêu lý tưởng của tôi nữa?... Bây giờ tôi phải làm gì đây? Viết thư cho anh để hỏi rõ đầu đuôi? Cắt đứt hết mọi chuyện giả dối?… Tại sao tôi lại khóc nhỉ? Phải thù thì mới đúng hơn? Nhưng thù ai? Ả cô đầu đó có đáng cho tôi thù không? Cũng không thù được Cẩm Văn, mà thù là thù cái phong trào vui vẻ trẻ trung” đẩy tất cả thanh niên ưu tú của đất nước vào trong truỵ lạc?”. Dù cố tỏ ra là người rắn rỏi, nhưng vẫn rất đau buồn “Bóng anh mãi mãi không xa khuất, hoặc khuất một đoạn vòng nào đó, rồi anh lại hiện ra trước cặp mắt u buồn xa vắng của tôi” [74, 284]. Sau khi chia tay Cẩm Văn đó là khoảng thời gian Anh Thơ phải đối mặt rất nhiều nỗi buồn. Báo Đông Tây đóng cửa, gia cảnh ngày càng khốn đốn vì Nhật nhảy vào Việt Nam gây nên nỗi thống khổ, đói kém cho nhân dân. Được bạn rủ đi buôn tận Thái Bình, Anh Thơ không hào hứng, nhưng khi nhắc đến bãi biển Đồng Châu, như một lưỡi dao xoáy mạnh vào vết thương lòng, Anh Thơ lại thèm muốn mãnh liệt được trở lại nơi hò hẹn, để sống lại kỷ niệm đẹp. Phải nói, những trang viết của Anh Thơ đã tái hiện chân thực nỗi lòng quay quắt của một cô gái tột cùng nỗi đau khổ. “Tự nhiên tôi muốn gào to lên, gào cả nỗi thống khổ mênh mông của tôi giữa vũ trụ lớn rộng. Rồi tôi lại muốn tắt hết tiếng sóng, tắt cả ánh trăng. Biển sẽ chỉ còn một biển đen và tối, sẽ dìm tôi vào cõi tối tăm mịt mù ấy. Sẽ không còn cảm nghĩ, sẽ không còn nhớ thương gì” [74, 295]. Lời bộc lộ những nỗi lòng sâu kín của một người con gái bị thương tổn cũng là sự thể hiện của một thế giới nội tâm phong phú, bí ẩn.

Là người đã trải qua nhiều dấu mốc lịch sử đáng nhớ, có niềm vui, có nỗi buồn, Anh Thơ không quên tái hiện những hồi ức ấy trong hồi ký của mình. Nạn đói khủng khiếp năm 1945 được nhắc đến với những buồn thương. “Từ Tết đến giờ, đội quân đói đã đi vô cùng tận. Nhìn bất cứ người nào, cũng không phân biệt được đàn ông hay đàn bà, già hay trẻ, vì ai cũng chỉ còn bộ

xương xám nhoẹt, đầu tóc bơ phơ. Mình quấn manh chiếu, hoặc buộc túm những bao tải… Họ run rẩy đi trong mưa bay, gió buốt” [74, 388]. Giọng điệu đượm buồn ấy còn thể hiện rõ khi tác giả gợi lại câu chuyện nhẫn tâm nhưng cũng đầy thương tâm trước số phận của những con người trước cái đói. Đấy là câu chuyện mẹ con chị Hưng, vẫn thường ngồi nhờ trước cửa nhà bà bán bún xáo thịt chó. Một hôm người ta bắt chị và hai đứa con, đầu đội mấy mẹt thịt người, phèng la rầm rầm. Những cái mẹt mẹ con chị Hưng đội, thấy mẹt thì đựng đầu lâu, mẹt thì đựng toàn những cánh tay thui, mỡ vàng ươm. Nhìn lại chị Hưng đầu tóc rũ rượi, hai mắt trắng dã như quỷ cái. Đó là những cảnh tượng điển hình trong nạn đói năm Ất Dậu vừa ghê sợ nhưng cũng đầy đau xót, thương tâm cho cảnh nước nhà. Hồi ký của Anh Thơ không ít những trang viết lặng thầm như thế. Không quá trĩu nặng, xoáy sâu mà man mác đầy dư vị xót xa. Là một người từng chịu nhiều mất mát, đau thương trong kháng chiến, hơn ai hết, Anh Thơ nếm trải được giá trị thực của độc lập, tự do. Trong phần vĩ thanh ngắn ngủi, bà đã gửi một thông điệp ngắn đối với những người xa nước nói chung, hãy biết trân trọng quê hương trong sắc điệu của chất giọng đằm thắm, dịu ngọt. “Hỡi người bạn đọc yêu mến Từ bến sông Thương… hãy yêu nền độc lập và chủ quyền của ta để có một tổ quốc mà tự hào” [74, 791].

Viết về nỗi đau chiến tranh chống Mỹ, Anh Thơ có những xúc cảm mãnh liệt: “Từng vành khăn trắng, từng giải khăn xô, thấp thoáng qua khu tường đổ, qua cửa sổ nghiêng khung nhìn trời. Những cây bàng nằm lẫn với cột điện. Tiếng khóc sụt sùi trong gió như lạnh thêm giá lạnh ngoài trời. Ôi, tôi muốn quay lại cùng với bà con dân phố đau thương kia, nhưng tôi ở thì làm gì được trước cảnh chết chóc này!” [74, 1091].

Vòng quay thời gian không bao giờ trở lại, chính vì thế mà mỗi khi nhớ lại bất cứ việc gì, giọng văn Anh Thơ cũng mang dư vị, có khi tươi đẹp đáng yêu, có khi ngậm ngùi xót xa. Tình người trong mỗi kỷ niệm đã trở thành một

giọng điệu riêng tạo nên phong cách - giọng điệu trữ tình ấm áp, uyển chuyển đầy “nữ tính” Anh Thơ.

3.1.2.2. Giọng tự nhiên thân mật

Anh Thơ viết hồi ký là kể về cuộc đời mình, những người thân, bạn bè, và những sự kiện trực tiếp chứng kiến hoặc tham gia. Những lúc đó, cảm xúc yêu mến trào dâng nên giọng văn tự nhiên, thân mật, đời thường, phù hợp để giãi bày, tự thuật như lời tâm sự thường tình.

Mỗi một nhà văn thường tạo nên trong sáng tác của mình một môi trường giọng điệu. Khrápchencô đã khẳng định: “Đề tài, tư tưởng, hình tượng

Một phần của tài liệu Đặc điểm hồi ký của anh thơ luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 95 - 106)