- Em ấy ạ? (V, tr 85).
3.2.2. Lời thoại phản ánh những quan niệm về nhân sinh mang tính triết lý
tính triết lý
Triết lý là một nhu cầu tự thân, nhằm giải bày, bày tỏ những quan niệm, những đúc kết, những chiêm nghiệm của mỗi cá nhân trớc những vấn đề của cuộc sống. Xuất hiện trong thế giới của truyện, mỗi nhân vật là một cá thể, họ tham gia vào cuộc đối thoại cũng với t cách đó để nói lên tiếng nói riêng biệt của cá nhân mình. Về mặt ngữ nghĩa lời thoại, chúng tôi nhận thấy: trong truyện ngắn Nguyễn Dậu, thế giới nhân vật là một tập hợp với đủ hạng ngời, loại ngời cũng nh những chuyện đời, chuyện ngời. Mỗi nhân vật dờng nh trong lời thoại của mình đều mang một nhu cầu đợc triết lý. Họ triết lý để có thể tìm sự đồng cảm, đồng tình ở ngời đối thoại; triết lý để biện minh bào chữa cho hành động của chính mình hay đơn giản chỉ để bộc lộ những thấm thía, những trải nghiệm từ chính những đau khổ, va vấp của bản thân trong cuộc sống với những cách nhìn nhận vấn đề hết sức phong phú, đa dạng. Quan điểm
đó có thể đúng, có thể sai, có thể đầy lạc quan, tin tởng hay thậm chí mang màu sắc bi quan, yếm thế, chua chát, xót xa. Song chính nhờ điều này đã góp phần tạo nên một mảng màu trong việc xây dựng giọng điệu của nhân vật. Các nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Dậu triết lý bộc lộ quan điểm của mình với nhiều mục đích.
Nhìn chung có thể khái quát thành những mảng vấn đề chủ yếu thờng đợc đề cập đến trong lời thoại của các nhân vật đó chính là tình yêu, tình mẫu tử, về thái độ sống, lẽ sống, về cuộc đời và con ngời gắn với những sự lựa chọn và chiêm nghiệm sống của từng cá nhân nhân vật.
3.2.2.1. Triết lý về đời sống tâm hồn con ngời
- Bày tỏ những chiêm nghiệm đợc rút ra từ chính bản thân:
(201) - Đàn bà không thể nào dập xoá đợc những gì đã đậm nét
trong tim mình (...)(I, tr. 16).
Thật đúng vậy, nếu nh có ngời nào từng nghĩ răng “Đàn ông nông nổi giếng khơi. Đàn bà sâu sắc nh cơi đựng trầu” thì cũng không thể không thay đổi quan niệm của mình về ngời phụ nữ khi đứng trớc cuộc đời của con ngời này. Ni s đã không ngại ngần khi nói lên suy ngẫm đó từ chính tâm hồn của mình hay cũng chính là sự đúc rút từ bao tâm hồn của những ngời phụ nữ khác. Ngay trong chính lời biện luận, cụ Từ cũng đã xác nhận rằng: “Phải, bộ đội thì nghiêm, có khi còn ngây thơ và quá trẻ. Thế nếu mọi sự ở phía các bà thì sao? Tôi biết đích mục sở thị, có hàng trăm bà con cháu đầy đàn vẫn thơng tiếc ngấm ngầm một ông nào đó từ thuở trẻ trung, đến lúc răng long đầu bạc vẫn suốt đơi không quên... ” (I, tr. 12).
- Có khi chỉ xuất phát từ câu chuyện về lòng yêu thích đối với một nhân vật nào đó trong truyện mà nhân vật ở truyện ngắn của Nguyễn Dậu cũng bộc lộ những suy nghĩ hết sức sâu sắc về tâm hồn:
(202) - Khi ngời ta thích một nhân vật nào đó trong sách, có nghĩa
là ngời ta thấy một chút gì là mình ở trong ấy ” (V, tr. 85).
Lời nói của kỹ s Lý tuy đợc nói ra một cách thật tự nhiên, bình dị song nó đã nêu bật đợc một nét tâm lý trong đời sống tâm hồn của con ngời đó chính là sự đồng điệu.
Bà buôn táo tàu lại có cách triết lý thật hình ảnh theo cách nhìn của riêng mình:
(203) - Tôi không rõ. Một nụ buôn bán táo tầu nh tôi thì biết làm
sao mọi nguồn cơn của ngời đời? Hãy đa cho tôi một quả táo, tôi nói đúng trăm phần trăm trong ruột của nó có bao nhiêu hạt - và bà thở dài - Đằng này là lòng ngời ” (V, tr. 92).
Không cần những từ ngữ cao siêu chỉ bằng những lời lẽ mộc mạc gắn với công việc hàng ngày của mình, ngời đàn bà buôn bán đã tỏ rõ những suy nghĩ về những bí ẩn của lòng ngời thật chính xác: lòng ngời còn khó dò hơn cả số hạt trong một quả táo mà hàng ngày bà vẫn tiếp xúc.
- Chiêm nghiệm về nỗi đau trong tâm hồn, trong trái tim của mỗi kiếp ngời:
(204) - Có lẽ mẹ sẽ nói cùng con, song cha phải lúc này. Trong mỗi
kiếp ngời, hầu nh khó có ai tránh thoát một vết rạn nứt đau đớn trong lòng...(IV, tr. 65).
Lời thoại là một sự chiêm nghiệm từ chính cuộc đời với những éo le khó có thể nói thành lời của bà Nhật song đã phản ánh đúng thực tế của cuộc sống con ngời, không ai sống trong cuộc đời này dù ít, dù nhiều lại không có một lần đau đớn, những vết thơng lòng khó phai. Đấy cũng chính là quy luật của cuộc sống, và cũng là điều tạo nên sự khác biệt giữa thế giới của loài ngời và thế giới bản năng của loài vật.
- Triết lý để bộc lộ nỗi niềm của bản thân:
(205) - Làm ngời, ai không xót thơng vợ con mình? Nhng tôi còn sống, còn có thể lấy vợ sinh con đẻ cái. Anh chị tôi chẳng may bị giặc giết rồi, nếu con của anh chị tôi chẳng may bị bắn chết thì lấy ai nối dòng và hơng khói cho anh chị tôi sau này? Vì thế mà tôi đành nghiến răng lại, cứu cháu chứ không cứu con. Vợ con tôi ở suối vàng cũng sẽ hiểu mà tha thứ cho tội của tôi hôm nay (XIV, tr. 312).
Không ai sống đợc mà không lu giữ một tình thơng trong lòng huống hồ gì lại là tình nghĩ vợ chồng, cha con ruột thịt, cái tình ấy sâu nặng biết nhờng nào. Buộc phải lựa chọn giữa tình vợ chồng, cha con với tình anh em chú cháu, Cơng Thạch đã cắn chặt lòng mình để cứu cháu mà không cứu
con. Khẳng định triết lý để bộc lộ nổi niềm của bản thân nh vậy, chính C- ơng Thạch cũng đã thấu hiểu rất rõ điều đó nh thế nào rồi.
3.2.2.2. Triết lý về tình yêu, tình mẫu tử
Tình yêu là một điều diệu kỳ của đời sống tâm hồn mà cuộc sống đã ban tặng cho loài ngời. Tình yêu chính là chất men cho cuộc sống thêm phần tơi đẹp, có lẽ cũng chính vì vậy mà có rất nhiều và sẽ còn nhiều hơn nữa những triết lý về tình yêu nh Ph.Phe-nơ-lông từng nói: “Không yêu ai tức là không sống...” hay Shakespeare cũng có một câu nói về sức mạnh của tình yêu “Tất cả những ngời đang yêu đều thề nguyền làm nhiều hơn là sức họ có thể làm đợc”. Không phải là một nhân vật có tên tuổi nh những triết gia hay những nhà văn hoá lớn kia song qua lời đối thoại của mình các nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Dậu bộc lộ những suy nghĩ của bản thân về tình yêu hết sức sâu sắc.
Trong cuộc đối thoại với anh chàng kỹ s trẻ tuổi về tình yêu của anh cùng cô gái Nhợc Lan bí hiểm nọ, Nguyễn Tầm T đã bày tỏ quan niệm của mình về sức mạnh của tình yêu:
(206) - Vậy, ta có thể tạm thời kết luận: cô ấy yêu cậu, nếu không nói là cô ấy đã chọn cậu làm ng“ ời của suốt cuộc đời . Do đó tôi khuyên”
cậu đây: hãy cảm hoá cô ấy nữa đi. Nếu mất cậu cô ấy hoàn toàn dấn thân vào kiếp bụi. Tôi khẳng định rằng chỉ có cậu, cô ấy sẽ trở nên lơng thiện. Vì sao ấy à? Vì cô ấy yêu cậu. Khi yêu, ngời ta trở nên tốt đẹp hơn, hoặc cố gắng trở thành ngời tốt đẹp hơn. Cũng may, cậu còn cha biết cô ấy đã bụi tới mức nào “ ” (I, tr. 36).
Tình yêu sẽ cải hoá tâm hồn, hớng con ngời ta tới nhứng điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Những suy nghĩ về tình yêu ấy của ông không phải tìm dẫn chứng đâu xa mà chính Nguyễn Thị Nhợc Lan đã chứng minh cho quan niệm về sức mạnh cải biến của tình yêu đối với những ngời đang yêu nh thế nào rồi. Nhợc Lan sau khi tìm đợc tình yêu của mình đã từ bỏ kiếp sống hoang để trở thành một ngời yêu vẹn toàn, đầy hạnh phúc bên cạnh Thanh Tâm.
(207) - Giá trị của một ngời cha hờ và một ngời cha thực không quan
trọng ở huyết thống, mà là ở tâm địa. Con nhìn nhận và đón rớc một kẻ bội bạc và nhẫn tâm là gì, tha cha? (XVIII, tr. 400).
Tình mẫu tử, huyết thống đối với con ngời là một thứ tình cảm hết sức thiêng liêng và cao cả, cũng chính vì mối dây ràng buộc vô hình giục giã con ngời đi tìm về “cội gốc” đó mà noọng Ngàn cùng ngời con trai của mình đã khăn gói không biết bao nhiêu lần đi tìm chồng, tìm cha. Song không phải lúc nào con ngời ta cũng đợc vui sớng trọn vẹn khi tìm lại nguồn gốc của mình. Nguyễn Việt đã tìm đợc ngời cha cho mình cho dù đó không phải là ngời cha ruột thịt, bởi theo anh giá trị của một ngời cha đâu chỉ dựa vào huyết thống mà còn bởi tâm địa. Triết lý của anh thể hiện một cách nhìn nhận và đánh giá hết sức mới: khi ngời ta đã nhẫn tâm bội bạc chính ngời con ruột thịt của mình thì còn có ý nghĩa gì chăng khi níu kéo, nhìn nhận ngời cha đó. Tất cả chỉ làm cho cả hai đều phải khổ sở nhiều hơn mà thôi. Chính vì vậy, với anh dù là ngời đã sinh thành ra mình hay không điều đó không quan trọng bằng cái tâm của con ngời đó nh thế nào?
3.2.2.3. Triết lý về thái độ sống, lẽ sống
Đã từng có một câu nói nói rằng: “Cái nhìn của chúng ta quyết định cuộc sống của chúng ta”. Cuộc sống là vô cùng đa dạng, những vấn đề của cuộc sống xảy ra với ngời này hay ngời kia là hoàn toàn khác nhau. Chọn lựa cho mình một điểm nhìn, môt cách nhìn nhận cũng tức là mỗi cá nhân đã tự quyết định cuộc sống của chính bản thân mình. Trong truyện ngắn Nguyễn Dậu, có thể nói lời thoại nhân vật tập trung chủ yếu thể hiện những quan điểm về lẽ sống, sự lựa chọn một thái độ sống trớc cuộc đời. Có những triết lý mang cái nhìn tích cực tiến bộ, song cũng có những triết lý nhằm chỉ để biện minh cho hành động, sự tính toán của bản thân.
a, Những triết lý nhằm đa đến cho bản thân và cho ngời đối thoại một thái độ sống tích cực:
Đây là lời khuyên của bà Nhật sau khi biết con gái mình có ý định sẽ quay trở về Hà Nội để tìm hiểu nguyên do sự căng thẳng giữa bố và mẹ:
(208) - Mẹ biết là quay về Hà Nội con sẽ tiến hành những điều gì đó.
khoan dung những gì đáng khoan dung. Con biết nhà bác Tờng rồi chứ?
(IV, tr. 71).
Hớng lời thoại của mình nhằm tác động tới cách suy nghĩ, nhìn nhận và hành động của con gái Kim ánh, song đồng thời thể hiện một quan điểm sống đầy tính chất động, biện chứng. Trong cuộc sống, con ngời không thể sống với một cái nhìn tĩnh, cứng nhắc mà phải biết “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, biết tôn trọng, khoan dung, độ lợng nếu điều đó đáng đợc đối xử nh vậy. Quan niệm thể hiện một thái độ sống đầy bao dung, nhân hậu của một trái tim giàu tình cảm dù phải chịu nhiều éo le mà cuộc sống đem lại.
Cuộc đối thoại giữa bà Lam cùng Kim Loan lại đem đến cho ta một cách nhìn về lòng căm thù - một trạng thái tình cảm căm giận đến mức thôi thúc phải trả thù xuất hiện không ít trong mối quan hệ giữa con ngời với con ngời. Đề cập chung một vấn đề, tác giả đã để cho hai ngời phụ nữ bày tỏ quan niệm của mình thật đồng điệu:
(209) - Thế thì tốt. Xét cho cùng con ạ, chẳng có gì đáng phải căm
thù nhau cả.
- Vâng ạ, mẹ nói đúng. Căm thù là tiền đề của mọi sự mù loà (X,
tr.196).
Dùng căm thù để đối lại với căm thù dù với bất kỳ lý do nào thì cũng sẽ dẫn con ngời tới một kết cục ảm đạm. Mẹ Teresa đã từng nói “Nếu thực sự muốn yêu thơng ta phải học cách tha thứ”, chỉ có sự tha thứ con ngời mới nhận lại đợc tình thơng yêu, trân trọng của ngời khác. Suy nghĩ của hai mẹ con bà Lam thể hiện một quan điểm sống tích cực, đáng quý, khiến cho mỗi chúng ta không khỏi có những nghĩ suy về việc lựa chọn cho mình một thái độ sống làm sao để cuộc sống này thêm nhiều niềm vui, đáng quý, đáng trân trọng hơn.
- Triết lý để bộc lộ ớc vọng của bản thân:
(210) - Ngời ta không phải con sâu, không rúc mãi vào tổ kén đ“ ” ợc. Tôi định làm lấy ba gian nhà tranh vách đất, muốn nhờ mấy chú bộ đội một tay đây (XIII, tr. 268).
Lời thổ lộ về khát vọng sống của anh Kỳ trong một bữa rợu thịt chó cùng với anh em bộ đội đã mợn chính hình ảnh của con sâu, cái kén để nói lên một lẽ sống ở đời: con ngời ta không thể và không mãi mãi trốn tránh trong tổ kén do mình tạo ra đợc mà phải đến lúc bay đi tự do tìm kiếm những cái khác lạ, những chân trời mới rộng mở. Quan niệm của anh Kỳ cho thấy một cái nhìn tích cực và cũng đầy tiến bộ, nếu biết rằng trớc đó anh đã từng rúc vào “tổ kén” khá lâu bởi sự mặc cảm về bản thân. Song bản chất cuộc sống là sự thay đổi, với một lẽ sống gợi mở, biết nhận ra cái hạn chế của bản thân để khắc phục đã thực sự giúp anh có một cuộc sống rộng mở hơn, tràn đầy sinh khí hơn. Vấn đề mà anh đa ra thật sự có ý nghĩa, đó chính là sự nhận chân về một thái độ sống trong cuộc đời.
- Bộc lộ một cách nhìn đậm chất nữ tính khi nói về lẽ sống ở đời: (211) - Em vẫn sợ Chúa ?
- Ngời ta ai cũng cần phải biết sợ một cái gì đó. Nỗi sợ của lòng em là sợ chính lòng mình. Ôi! Trong đêm tân hôn với chồng, em chỉ toàn gọi tên anh. Em đã ăn một trận đòn nhớ đời, vì anh. Vậy là trả đợc món nợ thủng ngực vì xe đạp của anh rồi nhé. Từ khi trả đợc nợ, em chỉ còn toàn tâm với chồng em: nội trợ, sinh đẻ và giao tiếp xã hội (XVII, tr.
364).
Quả là không dễ dàng để con ngời ta bày tỏ cho ngời khác thấy rõ nỗi sợ hãi trong tâm hồn mình, song không vì thế mà phủ định sự tồn tại của nó. Con ngời ai cũng cần phải biết sợ một cái gì đó, nỗi sợ này không phải để làm cho chúng ta nhụt chí mà chỉ càng giúp ta nhận thức rõ thêm bản thân. Con ngời không có sự sợ hãi thì cũng tức là đã mất đi một biểu hiện trong đời sống tâm lý phong phú đa dạng của loài ngời. Biết sợ để sống mạnh mẽ hơn, nhân ái hơn phải chăng chính là ý nghĩa đợc gửi gắm trong quan niệm này của nhân vật Nhã Châu.
- Nhận chân về giá trị của niềm vui và hạnh phúc:
(212) - Tìm đợc anh là tìm đợc ngời cha, ngời ông cho con và cho
cháu, chứ không phải tìm cho em. Không cứ phải ở cạnh nhau mới là điều vui. Anh Kiểm xem đây, em già rồi, năm mơi tám chứ có trẻ trung gì nữa? Chuyện này cũng chẳng nên cho chị ấy biết. Chị ấy biết sẽ có thêm
một ngời đàn bà nữa đau khổ. Anh cứ để mẹ con em về đằng cơ quan của cậu nó. Chỉ cần hàng ngày anh đến chơi, hai cha con trò chuyện cùng nhau thế là em chết cũng đ“ ” ợc rồi (XVIII, tr. 374).
Là một ngời phụ nữ của miền núi cao, suốt đời chỉ gắn bó với nơng