Đặc điểm về số lợng các nhóm từ xng hô cụ thể

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa lời thoại nhân vật trong truyện ngắn nguyễn dậu (Trang 28 - 31)

Một yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ cuộc giao tiếp nào đó chính là sự xuất hiện của từ xng hô. Xng hô đó chính là thuật ngữ dùng để chỉ “tự gọi tên mình” (xng) và “gọi tên ngời khác” (hô). Hệ thống từ xng hô trong tiếng Việt rất đa dạng về kiểu nhóm và phong phú về số lợng. Có thể phân chia hệ thống từ xng hô trong tiếng Việt thành hai nhóm lớn:

- Các từ xng hô chuyên dụng (Đại từ nhân xng).

- Các từ xng hô không chuyên dụng (Từ xng hô lâm thời).

Tiến hành khảo sát từ xng hô qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Dậu, chúng tôi thu đợc kết quả thống kê sau:

Từ xng hô

Đại từ nhân xng Danh từ thân tộc Lâm thời khác Số từ Lợt dùng Số từ Lợt dùng Số từ Lợt dùng 27 5,4% 1088 19% 66 13,3% 3620 63% 403 81,3% 1054 18% Qua bảng thống kê về số từ xuất hiện cũng nh tần số sử dụng thuộc các nhóm từ dùng để xng hô, chúng tôi nhận thấy một đặc điểm nổi bật: từ xng hô do các danh từ thân tộc đảm nhiệm chỉ có 66 từ (bao gồm 21 từ đơn trong số 25 danh từ thân tộc, 34 từ dùng theo dạng ghép để biểu thị số nhiều), những từ này tuy có số lợng không nhiều nhng lại có tần số sử dụng lớn hơn cả với 3620 lợt dùng, chiếm tới 63% tổng số lần xuất hiện. Ngợc lại các từ xng hô lâm thời không thuộc danh từ thân tộc có tới 403 từ, chiếm 81,3% tổng số từ xng hô, nhng số lần xuất hiện thì chỉ chiếm 18%. Nhóm từ xng hô này mặc dù có lợt dùng thấp so với hai nhóm từ xng hô còn lại nhng nó có cấu tạo khá phong phú, đa dạng: do các từ đơn, từ ghép, tổ hợp từ đảm nhiệm. Trong đó từ đơn có 60 từ, chiếm 16,1%; từ ghép có 81 từ, chiếm 21,7%; tổ hợp từ có 252 từ, chiếm 64,1%. Các tổ hợp từ này đợc kết hợp một cách đa dạng, do đó chúng tôi chỉ đi vào tập trung miêu tả nhóm từ này thông qua việc thiết lập một số mô hình thờng xuất hiện nhiều nhất trong lời thoại của nhân vật:

Mô hình 1: Danh từ chỉ loại + Danh từ chỉ ngời + Đại từ chỉ định Tổ hợp từ này thờng dùng để chỉ vai giao tiếp nhằm thể hiện thái độ thiếu tôn trọng.

(25) Công an xã càng thét to hơn:

- Bắn! Các đồng chí bắn què cẳng thằng già này cho tôi. (XX, tr.

444).

(26) - Anh rõ điều đó Thoa ạ. Anh chỉ cân nhắc xem sự tận tâm của

chúng ta có nghĩa lý gì không, so với sự phá phách của thằng cha vô học này. Thôi đợc, chúng ta gắng làm phần việc của chúng ta (XX, tr. 427).

Mô hình 2: Danh từ thân tộc + Danh từ nghề nghiệp

Tổ hợp từ đợc cấu tạo theo mô hình này thể hiện sự tôn trọng vai giao tiếp của ngời đối thoại đối với đối tợng ở ngôi thứ hai hoặc ngôi thứ ba vắng mặt nh: anh trởng tàu, anh chị em phục vụ, ông thuỷ lợi, ông bác sĩ,

anh trởng ga, ông chủ nhiệm, ông thầy thuốc, ông chủ tịch xã, anh đại đội trởng, ông phó cạo, chú bộ đội...

(27) - Sắp tới quê hơng chú chăng, chú trởng tầu? (VII, tr. 118).

(28) - Ngời ta không phải con sâu, không rúc mãi vào tổ kén đ“ ” ợc. Tôi định làm lấy ba gian nhà tranh vách đất, muốn nhờ mấy chú bộ đội một tay đây. (XIII, tr. 268).

Mô hình 3: Danh từ thân tộc + Đại từ chỉ định

Các tổ hợp từ đợc kết hợp theo mô hình này thờng dùng để chỉ ngôi thứ ba, số ít nh: chị ấy, ông nọ, chú ấy, cô ấy, ông kia...

(29) - Chị Nhuần vẫn đợi anh đấy. Nhng chị ấy bảo anh phải chém“ ”

sạch bộ râu quai nón đi, không thì đừng hòng. Chứ không à? Rậm chết ngời ta, ai mà chịu đợc? Lớc Việt Lam chứ không phải l” “ ớc Tây đâu nhé.” (III, tr. 54).

(30) - Bác ấy đã bảo thế thì anh cứ bơi vào bờ đi. (VIII, tr. 137). Mô hình 4: Danh từ thân tộc + Đại từ nhân xng

Kiểu kết hợp từ này xuất hiện khá nhiều trong lời thoại của nhân vật, dùng để chỉ ngôi thứ ba số nhiều hoặc ngôi thứ hai số nhiều nh: anh em ta,

cha con nó, cha con ta, anh em mình, vợ chồng ta, bố con mình, bố con nó, chị em chúng em, vợ chồng họ, mẹ con mình, anh em chúng tôi...

(31) - Vậy, nếu anh không chê em xấu xí nghèo hèn, thì vợ chồng ta

chui rúc nhờ vả ít năm, sau này hẵng hay. (XV, tr. 321).

(32) - Dạ, tha ngời - Anh em chúng tôi nối nghiệp cha ông chuyên nghề đa chuyển lâm sản về đất Phòng. Vừa rồi có neo thuyền tại bến nhà, vô ý, để lỡ chuyện làm vỡ đôi nồi hông của gia đình ta. Nay xin đến tạ lỗi hai vị ạ. (XIV, tr. 308).

Mô hình 5: Danh từ thân tộc + Danh từ riêng

Tổ hợp từ đợc kết hợp theo mô hình này thờng dùng để gọi đối tợng một cách cụ thể, tạo sự chú ý nh: em Ngọc ánh, cô Nhuần, bố Nhật, chú

Súng, chị Thoa, em Lâm, bà Nén, anh Tâm, cô Hến, bà cháu Luân...

(33) - Anh Mẫn. Anh không còn nhận ra em nữa sao? Thời gian (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(34) - Về thôi, anh, cháu Quỳnh làm sao thế? (XI, tr. 236).

Tóm lại từ xng hô đợc cấu tạo là tổ hợp từ nói chung, trong đó nhóm từ xng hô lâm thời không bao hàm danh từ thân tộc nói riêng có số lợng nhiều hơn so với từ xng hô đợc cấu tạo là từ đơn, từ ghép. Các tổ hợp từ này thờng có sự tham gia của các danh từ thân tộc. Tuy có số lợt sử dụng không lớn nhng sự xuất hiện của các tổ hợp từ này đã tạo cho lời thoại khi xuất hiện từ dùng để xng tên mình và gọi tên ngời khác, một tính chất đa dạng, linh hoạt, tránh đợc sự nhàm chán cho ngời đọc.

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa lời thoại nhân vật trong truyện ngắn nguyễn dậu (Trang 28 - 31)