Canh tác trên đất dốc và phát triển bền vững

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển hệ thống cây trồng huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 37 - 44)

6 Những đóng góp của đề tài

1.1.3Canh tác trên đất dốc và phát triển bền vững

Trên toàn thế giới, đất dốc chiếm khoảng 1/2 diện tích đất nông nghiệp. N−ơng rẫy là ph−ơng thức canh tác phổ biến trên đất dốc và nó chiếm tỷ lệ t−ơng đ−ơng 30% diện tích đất đ−ợc khai phá trên thế giới. ở Đông Nam á có khoảng 1/3 tổng số đất nông nghiệp canh tác theo kiểu n−ơng rẫy, −ớc tính Châu á-Thái Bình D−ơng có khoảng 80 triệu ng−ời sống du canh du c− và sử dụng hơn 120 triệu ha đất nông nghiệp. Canh tác n−ơng rẫy là ph−ơng thức canh tác có thể chấp nhận đ−ợc khi mật độ dân số còn thấp, thời gian bỏ hoá kéo dài 10-30 năm, −u điểm là tiết kiệm năng l−ợng sống (Nguyễn Duy L−ợng, 1995) [41]. Nh−ợc điểm của cách tính toán này bỏ qua giá trị năng l−ợng to lớn của sinh thái rừng khi thiếu đất để trồng trọt. Các nhà khoa học đ0 tổng kết các ảnh h−ởng xấu của canh tác du canh đến xói mòn, sự giảm sút độ phì của đất, sự thay đổi xấu về lý tính và hoá tính của đất dẫn đến năng suất cây trồng ngày càng giảm, nguyên nhân dẫn đến đất trống đồi núi trọc bị bỏ hoang.

ở Việt Nam đ0 có nhiều công trình nghiên cứu về khoa học kỹ thuật canh tác trên đất dốc. Vì ở n−ớc ta, đất có độ dốc >250 chiếm 63,3% diện tích đất đồi núi và 51,1% diện tích tự nhiên toàn quốc (Bộ NN&PTNT, 1995) [7]. Đất dốc ở

n−ớc ta đ0 đ−ợc sử dụng từ lâu đời. Có khoảng hơn 54 dân tộc cùng chung sống ở vùng Tây Bắc, Đông Bắc, khu 4 cũ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, Đông Nam bộ đ0 có lịch sử c− trú lâu đời và canh tác trên đất dốc. Lê Duy Th−ớc (1995) [67] đ0 nghiên cứu về kỹ thuật canh tác trên đất dốc của các dân tộc miền núi và đề xuất những mô hình canh tác trên đất dốc có sự kết hợp với kinh nghiệm truyền thống và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới theo mô hình nông lâm kết hợp (NLKH). Phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái của đất dốc và đề xuất các biện pháp kỹ thuật bảo vệ và tăng c−ờng độ phì nhiêu của đất bằng cách thay thế độc canh thành cơ cấu cây trồng đa dạng theo ph−ơng thức NLKH (Thái Phiên và cs, 1994) [44].

Tác giả Nguyễn Xuân Quát (1994) [51] đ0 đề xuất loại mô hình canh tác nông nghiệp trên đất dốc bằng kết hợp giữa cây ngắn ngày, cây dài ngày có băng cây phân xanh họ đậu và cây lâm nghiệp để giữ đất và tăng thu nhập sản phẩm, có kết hợp sử dụng một số biện pháp canh tác nông nghiệp để hỗ trợ chống xói mòn trên s−ờn dốc. Xác định cơ cấu cây trồng ổn định là 75% cây nông nghiệp và 25% cây lâm nghiệp. Trong cây trồng nông nghiệp thì 50% thuộc nhóm dài ngày và 50% là thuộc nhóm cây trồng ngắn ngày hàng năm. Nhiều tác giả đ0 nghiên cứu và tổng kết về các biện pháp chống xói mòn bảo vệ đất chia ra 5 nhóm các biện pháp chống xói mòn, nghiên cứu về các loại cây họ đậu trồng xen trên đất dốc và đ0 khẳng định trồng xen, trồng gối giữa các loại cây trồng là biện pháp sinh học rất có hiệu quả trong việc phòng chống xói mòn và tăng độ che phủ mặt đất, hạn chế đ−ợc xung lực của hạt m−a đập vào mặt đất, hạn chế cỏ dại, giữ ẩm cho đất và tăng sản phẩm thu hoạch, bồi d−ỡng cải tạo đất (Lê Trọng Cúc, 1990) [12]. Trần Khải (1994) [30] đ0 nêu ra mục tiêu chiến l−ợc sử dụng đất đến năm 2000 là nâng cao thu nhập, ổn định và phát triển kinh tế, bảo vệ và tăng độ phì của đất, xây dựng nền sản xuất bền vững. Trong đó tác giả đ0 rất quan tâm đến giải pháp là giao đất, giao rừng cho dân và vận động định canh, định c− ổn định đời sống cho nhân dân miền núi.

Canh tác trên đất dốc vùng đồi núi thực chất là nghiên cứu và phát triển bền vững hệ thống NLKH. Theo Võ Tòng Xuân (2005) [90] thì phát triển bền vững: (i) Bảo tồn đất, nguồn n−ớc và đa dạng sinh học; (ii) Không làm thoái hoá môi tr−ờng; (iii) Kỹ thuật phải thích hợp; (iv) Có giá trị kinh tế; (v) Chấp nhận đ−ợc về mặt x0 hội. Theo lý thuyết phát triển h−ớng đến bền vững của Ismail (1993) [112] và Bộ KH&ĐT (2006) [6] cho thấy phát triển bền vững là phát triển những nhu cầu cần thiết để cùng gặp nhau ở hiện tại mà không làm tổn th−ơng khả năng của các thế hệ trong t−ơng lai để các nhu cầu cần thiết đó cùng đáp ứng đ−ợc cho chính họ. Theo đó, nông nghiệp có vai trò quan trọng nh− là chìa khoá để mở những vấn đề cấp thiết của x0 hội: giảm nghèo đói, đảm bảo an ninh l−ơng thực, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và tính bền vững của môi tr−ờng (Ismail, 1993) [112].

Trên thế giới thật khó có thể xác định thời điểm mà tại đó hệ thống NLKH đ0 ra đời. Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu vẫn thừa nhận rằng sự hình thành và phát triển của hệ thống NLKH đ−ợc gắn liền với sự phát triển của các ngành khoa học nông nghiệp, lâm nghiệp cùng với sự phát triển về nhận thức của con ng−ời về sử dụng đất và nhu cầu gia tăng kinh tế. Lúc đầu, du canh (shifting cultivation) đ−ợc xem là ph−ơng thức cổ x−a nhất, sau này ph−ơng thức Taungya (canh tác đồi núi) ở vùng nhiệt đới đ−ợc xem là một dấu hiệu

báo tr−ớc cho ph−ơng thức NLKH sau này. ở n−ớc ta, NLKH đ0 xuất hiện từ

rất sớm, từ canh tác n−ơng rẫy truyền thống của đồng bào dân tộc ít ng−ời chuyển sang hệ sinh thái v−ờn nhà ở mọi vùng của cả n−ớc. Xét ở góc độ mô hình và kỹ thuật thì từ những năm 1960 hệ sinh thái V−ờn-Ao-Chuồng (VAC) đ0 đ−ợc nông dân các tỉnh miền Bắc phát triển, sau đó là hệ sinh thái Rừng- V−ờn-Ao-Chuồng (RVAC), đến nay NLKH đ0 có nhiều mô hình phát triển nh− rừng ngập mặn-nuôi trồng thuỷ sản và các mô hình NLKH vùng đồi núi. NLKH trên địa bàn thực chất là sự sắp xếp hợp lý các loại hình sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, ng− nghiệp, cây công nghiệp dài ngày và cây lâm nghiệp trên một địa bàn đất đai sản xuất cụ thể của một huyện, một x0, một đội sản xuất, thậm chí trên một quả đồi (Nguyễn Viết Khoa và cs, 2006) [32].

Nh− vậy, NLKH là môn khoa học tổng hợp nghiên cứu hệ canh tác giữa cây trồng lâm nghiệp và cây trồng nông nghiệp trên cùng một khu đất. Có nhiều định nghĩa khác nhau về NLKH (Bene và cộng sự, 1977; Combe và Budowski, 1979; ICRAF, 1979; Lundgren và Raintree, 1982). Định nghĩa NLKH trải qua 2 giai đoạn phát triển, giai đoạn đầu nhìn chung các tác giả đề cập định nghĩa mở rộng giống nh− danh sách diễn tả sự mong muốn. Nhiều thực nghiệm về NLKH giai đoạn sau đ0 diễn tả hiện thực hơn, phù hợp với kinh nghiệm ban đầu của ngành học (Sommarriba, 1992) [118].

Định nghĩa NLKH xuất hiện thuyết phục thế giới phát triển từ giữa những năm 1970 lôi cuốn hứa hẹn cả hai việc là loại trừ nghèo nàn và tình trạng nghèo đói mà NLKH đ−ợc xuất phát từ xu h−ớng giảm sút độ phì của đất trong vùng nhiệt đới hoặc các n−ớc đang phát triển (Dianne, 1999) [101]. NLKH đ0 đ−ợc định nghĩa nh− h−ớng chính tới sử dụng đất, trên cơ sở sự kết hợp của cây trồng lâu năm và những loại cây bụi nh− cây trồng ngắn ngày, đồng cỏ hoặc những loại cây dùng vào làm thức ăn vật nuôi sử dụng những đơn vị đất t−ơng tự, nó đồng thời diễn ra hoặc theo thứ tự nối tiếp (Lundgren, 1987) [114].

Theo De Baets và cs (2007) [100] thì NLKH là hệ thống quản lý đất đ−ợc kết hợp giữa gieo trồng cây lâu năm và cây bụi với cây trồng hàng năm hoặc cây sử dụng cho vật nuôi trong sự sắp xếp phát sinh kinh tế, lợi nhuận về môi tr−ờng và x0 hội. NLKH là tập trung cao độ vào hệ thống quản lý đất đai để thu đ−ợc lợi nhuận tối −u từ sự tác động với nhau của: vật chất tự nhiên, sinh vật học, sinh thái học, kinh tế và x0 hội tạo ra khi gia tăng sự kết hợp giữa cây lâu năm và cây bụi với cây hàng năm hoặc cây dùng vào việc làm thức ăn vật nuôi (Garrette và cs, 1994) [107]. NLKH đơn giản là sự kết hợp giữa nông nghiệp và lâm nghiệp truyền thống (Bruce, 2007) [97]. NLKH dễ hiểu hơn cả là chế độ sử dụng đất hợp lý theo một hệ canh tác trồng cây lâu năm, cây lâm nghiệp cho gỗ, củi và cây nông nghiệp dài ngày cho nông sản, kết hợp cây trồng hàng năm (cây l−ơng thực, cây công nghiệp ngắn ngày...cho nông sản) và cây làm thức ăn gia súc (để phát triển chăn nuôi) trên cùng một khoảnh đất (Lê Duy Th−ớc, 1995) [67].

Cả ba nhóm cây đó có thể trồng theo ph−ơng pháp xen canh với nhau trong cùng một thời gian (theo mùa, vụ) hoặc luân canh với nhau theo không gian (luân canh đổi chân đất). NLKH tận dụng đ−ợc khí hậu, đất đai, thời gian và không gian của nhiều tầng sinh thái, hạn chế đ−ợc sự bốc hơi n−ớc vật lý, hạn chế xói mòn rửa trôi, hạn chế sự thoái hoá của đất vì vậy NLKH là chế độ sử dụng đất hợp lý theo hệ sinh thái NLKH và phát triển bền vững. NLKH là một ph−ơng thức canh tác đất dốc đ0 và đang đ−ợc áp dụng rộng r0i ở các tỉnh miền núi và trung du n−ớc ta hiện nay. Trên phạm vi cả n−ớc với gần 4 triệu ha đất dốc ch−a đ−ợc sử dụng (Đàm Văn Vinh, 2007) [87], đây là những vùng đất t−ơng đối dốc, canh tác gặp nhiều khó khăn, nhất là sản xuất nông nghiệp chủ yếu là độc canh cùng với hiện t−ợng m−a tập trung theo mùa ở n−ớc ta đ0 nhanh chóng làm suy thoái đất đai và xói mòn rửa trôi.

ở n−ớc ta, năm 1986 nghiên cứu về NLKH đ0 đ−ợc ghi vào ch−ơng trình khoa học cấp Nhà n−ớc: Ch−ơng trình sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi tr−ờng”. Giai đoạn 1986-1990 tr−ờng Đại học Tổng hợp Hà Nội đ0 nghiên cứu đề tài Hệ sinh thái NLKH ở vùng trung du-Vĩnh Phúc”. Đề tài đ0 nêu ra 3 khả năng trồng phối hợp trong NLKH là: Cây gỗ trồng phối hợp với cây nông nghiệp (Agrosilviculture); cây gỗ rừng với cây nông nghiệp và cây chăn nuôi (Agrosilvopastoral); cây gỗ rừng với cây chăn nuôi (Sivopastoral) (Lê Trọng Cúc, 1990) [12].

Thực tiễn NLKH ở Việt Nam những năm gần đây có nhiều cơ sở sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp đ0 chọn đ−ợc các cây lấy gỗ bản địa thích hợp cho nhiều vùng sinh thái (mỡ, quế, bồ đề, keo) đ−a vào NLKH kiểu Taungya (Lê Duy Th−ớc, 1995) [67]. Đàm Văn Vinh (2007) [87], nghiên cứu 4 mô hình NLKH ở Võ Nhai, Thái Nguyên: Mô hình 1 là dạng mô hình rừng-ruộng (R-Rg) có độ dốc 22,50. Bố trí cây trồng nh− sau: đỉnh đồi là cây mỡ, keo (tuổi 8); gần chân đồi là gieo trồng ngô thuần và chân đồi là lúa n−ớc. Mô hình 2 là dạng mô hình rừng-v−ờn-chuồng (R-V-C) có độ dốc 230. Bố trí cây trồng: keo trên đỉnh đồi; giữa là cây vải xen hồng không hạt (tuổi 8,9); tiếp đến là chè xen cây

cốt khí và chân mô hình để cỏ mọc tự nhiên. Mô hình 3 là dạng mô hình rừng- chè-ruộng (R-Che-Rg) với độ dốc 21,50. Bố trí cây trồng nh− sau: Keo xen trám trên đỉnh đồi (tuổi 7,8); tiếp đến là chè trồng thuần năm thứ 4; d−ới chân đồi là rau và phần trũng chân đồi là lúa n−ớc. Mô hình 4 là dạng mô hình rừng-v−ờn với độ dốc là 23,50. Bố trí cây trồng nh− sau: keo xen lát, bạch đàn trắng trên đỉnh đồi (tuổi 6, 7, 8), gần đỉnh đồi là che măng Bát Độ trồng thuần, phần s−ờn đồi phía d−ới trồng mía theo vạt và cuối cùng d−ới chân đồi là ngô, đậu t−ơng, khoai sọ, lạc, rau xanh trồng theo vạt.

Kết quả cho thấy: Mô hình 2 có khả năng hạn chế xói mòn cao nhất sau đó theo thứ tự giảm dần là mô hình 4, 3 và 1. Đồng thời hàm l−ợng một số chỉ tiêu dinh d−ỡng của đất nh−: N tổng số, P2O5 tổng số, K2O tổng số, OM... trong đất có sự khác biệt giảm dần theo thứ tự từ mô hình 2 đến mô hình 4, đến mô hình 3 và cuối cùng là mô hình 1. Nh− vậy, cho thấy mô hình nào đa dạng loại cây trồng và có sự bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp giữa cây trồng nông nghiệp dài ngày và cây ngắn ngày thì sẽ hạn chế đ−ợc xói mòn và đồng thời cũng hạn chế rửa trôi mất dinh d−ỡng đất nh− đạm, lân, kali, mùn...

ở Gia Lai, mô hình NLKH đ0 đ−ợc áp dụng trên đất bạc màu quy mô 3 ha thuộc sự quản lý của 3 hộ ng−ời đồng bào dân tộc ở làng Kon Brung thuộc x0 Ayun, huyện Mang Yang. Mô hình đ−ợc thực hiện bằng ph−ơng pháp trồng cây bời lời, bạch đàn xen với các loại cây gừng, khoai tím... Gia đình ông Đông đ0 trồng 1.000 m2 cây bời lời đỏ và 540 m2 bạch đàn xen với cây gừng. Năm đầu cho thu hoạch 3 triệu đồng, năm thứ hai thay cây gừng bằng cây khoai củ tím cho phù hợp với sự tăng tr−ởng của v−ờn cây. Từ năm thứ ba trở đi v−ờn cây phủ tán không trồng xen đ−ợc và nguồn thu hàng năm từ việc tỉa tán cành cây bời lời, bóc vỏ bán đi cũng đ−ợc 500.000-1.000.000 đồng. Sau 7 năm trồng và chăm sóc cây bời lời sẽ cho thu nhập tới hàng trăm triệu đồng/ha. X0 Auyn có hơn 11.000 ha đất lâm nghiệp, trong đó phần lớn là đất bạc màu nằm ở các làng vùng đồng bào dân tộc nên đây là mô hình thích hợp để x0 tuyên truyền chuyển đổi mang lại hiệu quả kinh tế, x0 hội và môi tr−ờng (Rau hoa quả Việt Nam, 2007) [49].

Mô hình NLKH ở Vĩnh Phúc của gia đình chị Tr−ơng Thị Mòi dân tộc Sán Dìu, x0 Đạo Trù huyện miền núi Tam Đảo: Xây dựng các đ−ờng đồng mức theo ph−ơng pháp m−ơng d−ới bờ trên, có độ chênh bờ là 1 m, tạo thành những bậc thang từ trên đỉnh xuống chân để củng cố bờ giữ đất, hạn chế dòng chảy của n−ớc và tránh xói lở đất, tăng khả năng giữ n−ớc, giữ màu tạo điều kiện cho cây trồng sinh tr−ởng phát triển tốt. Trên đ−ờng đồng mức kết hợp trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp và tận dụng khoảng đất trống để trồng cây công nghiệp ngắn ngày. Hiện nay riêng củ sắn cho năng suất bình quân đạt 12-15kg/gốc tăng gấp 3 lần so với tr−ớc đây ch−a cải tạo đất, dự kiến 2 năm tới cây ăn quả sẽ cho thu nhập 25-30 triệu đồng/năm, 4-5 năm tiếp theo cây lâm nghiệp sẽ cho sản phẩm phục vụ chế biến giấy, chế biến gỗ của địa ph−ơng. Bên cạnh đó các chỉ tiêu dinh d−ỡng của đất có sự thay đổi đáng kể nh− độ mùn, độ ẩm trong đất tăng gấp 2 lần, các cation trao đổi nh− Ca++, Mg++ cải thiện có lợi cho môi tr−ờng đất. Huyện Tam Đảo hiện còn trên 3.380 ha đất trống, đây là mô hình tiến bộ để huyện phổ biến chuyển đổi mang lại hiệu quả kinh tế, x0 hội và môi tr−ờng (Khuyến nông Việt Nam, 2008) [34].

Theo nghiên cứu của Lê Trọng Hùng (2008) [28] thì kinh tế trang trại hộ gia đình ở Bát Xát, Lào Cai đang ở giai đoạn chuyển dần từ kinh tế hộ gia đình sang làm kinh tế trang trại NLKH đa dạng nhiều loại hình sản xuất, trong đó sản xuất cây l−ơng thực và cây lâm nghiệp là chính, đang chuyển dần sang chuyên

môn hoá và tập trung thâm canh NLKH có hiệu quả kinh tế cao. NLKH không

chỉ đơn thuần canh tác bao hàm ý nghĩa trong HTTT, vì nh− vậy tính bền vững về môi tr−ờng và kinh tế-x0 hội theo thời gian sẽ không còn đ−ợc duy trì lâu bền. Việc phát triển các hệ thống canh tác kết hợp cây trồng với vật nuôi mà trong đó có NLKH phù hợp ở từng vùng, từng địa ph−ơng đ−ợc xem nh− là giải pháp bền vững để đáp ứng nhu cầu l−ơng thực và thực phẩm cho số dân ngày càng tăng, đồng thời giảm thiểu những tác hại đến môi tr−ờng (Đặng Vũ Bình và cs, 2002) [3]. Những năm qua, đ0 có nhiều mô hình phát huy hiệu quả rõ rệt theo h−ớng phát triển bền vững. Mô hình nuôi nhốt dê theo mùa ở các tỉnh

Đông Bắc n−ớc ta theo ph−ơng pháp NLKH đ0 góp phần khẳng định luận điểm phát triển bền vững trên đất dốc. Đối với vùng còn canh tác n−ơng rẫy thì dê

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển hệ thống cây trồng huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 37 - 44)