Nhận xét chung

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển hệ thống cây trồng huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 96 - 98)

6 Những đóng góp của đề tài

3.1.3 Nhận xét chung

Đà Bắc là huyện miền núi của tỉnh Hoà Bình. Độ cao trung bình của toàn huyện khoảng 560 m. Trung tâm huyện chỉ cách thành phố Hoà Bình và thủ đô Hà Nội lần l−ợt khoảng 20 km và 92 km dọc theo đ−ờng 433 và quốc lộ 6. Đây là điều kiện rất quan trọng cho huyện phát triển kinh tế trong đó trọng tâm là phát triển nông nghiệp. Phần lớn diện tích đất là đất dốc đồi núi. Hiện đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 4,87% đất tự nhiên.

Về mặt kinh tế-x0 hội, số hộ đói nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao, hệ thống thuỷ lợi đ−ợc đầu t− gia tăng kinh phí trong những năm qua nh−ng còn không ít khó khăn ở vùng cao. Hệ thống th−ơng mại dịch vụ ch−a phát triển t−ơng xứng nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp của ng−ời dân địa ph−ơng. Nhận thức của ng−ời dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế trong tự chủ phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và hệ thống cây trồng nói riêng. Trong những năm qua, huyện có nhiều chủ tr−ơng, chính sách để hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Bản sắc văn hoá ng−ời dân địa ph−ơng đ−ợc duy trì theo truyền thống phong tục của từng dân tộc và tựu chung lại của cả 5 đồng bào dân tộc cùng chung sống trên địa bàn huyện là cần cù, chịu khó và luôn thực hiện tốt

chỉ đạo của UBND các x0 trong các công việc sản xuất nông nghiệp. Do địa hình bị chia cắt mạnh bởi các d0y núi cao nên giao thông đi lại của ng−ời dân trong huyện gặp nhiều khó khăn. Xói mòn và rửa trôi xảy ra mạnh ở diện tích đất dốc đồi núi. Hiện t−ợng chua hoá đất ruộng bằng thung lũng có xu h−ớng tăng cao theo thời gian.

Đất n−ơng rẫy chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 90%) trong diện tích đất canh tác. Trong những năm qua nhờ áp dụng những tiến bộ kỹ thuật đặc biệt là về cây ngô, diện tích ngô đ−ợc mở rộng và nhờ đó thu nhập từ đất n−ơng rẫy tăng lên nhiều, thu nhập từ đất n−ơng rẫy gấp 1,7 lần đến 1,9 lần đất ruộng.

Đất ruộng dù chỉ chiếm diện tích rất hạn hẹp nh−ng sản xuất lúa vẫn giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống cây trồng, đảm bảo sự ổn định cuộc sống và đảm bảo an ninh l−ơng thực cho ng−ời dân địa ph−ơng.

So với đất đồi làm n−ơng rẫy thì đất ruộng bằng thung lũng và ruộng bậc thang ít bị tác động rửa trôi, xói mòn đất và có điều kiện thâm canh do có nguồn n−ớc chủ động. Vì thế, có thể áp dụng các giống lúa năng suất cao đòi hỏi thâm canh và các loại cây trồng phù hợp có giá trị kinh tế cao cũng nh− có thể tăng vụ và mở rộng diện tích gieo trồng. Cụ thể là làm thêm vụ đông trên đất ruộng 2 vụ/năm hoặc làm thêm vụ xuân trên đất ruộng 1 vụ/năm.

- Do vị trí địa lý và địa hình của huyện nên trong thời gian tới cây lúa vẫn giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống cây trồng đảm bảo giữ ổn định an ninh l−ơng thực và trên cơ sở đó để sản xuất gia tăng thu nhập cho ng−ời dân địa ph−ơng.

- Vấn đề là phải bố trí sắp xếp hệ thống cây trồng ở các vùng sao cho phù hợp với những giống cao sản, chất l−ợng. Bên cạnh đó, gia tăng hệ số sử dụng đất bằng giải pháp tăng vụ, sử dụng kỹ thuật canh tác và giống cây trồng phù hợp, nâng cao nhận thức của ng−ời dân trong huyện về khoa học công nghệ trong nông nghiệp, tận dụng tối đa sức cày kéo và phân bón của đàn gia súc để phục vụ cho việc chuyển đổi hệ thống cây trồng phát triển theo h−ớng bền vững.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển hệ thống cây trồng huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)