Đặc tr−ng địa hình và đất đai

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển hệ thống cây trồng huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 78)

6 Những đóng góp của đề tài

3.1.1.2Đặc tr−ng địa hình và đất đai

Địa hình của huyện Đà Bắc đ−ợc hình thành do tác động trên cơ sở hai kiểu kiến tạo địa tầng là Phan Xi Păng và Sầm N−a (Phòng NN&PTNT, 2004) [47]. Đà Bắc là chặng mở đầu của kiểu địa hình vùng cao Tây Bắc Việt Nam với đặc tr−ng địa hình vùng núi cao và chủ yếu là núi đá vôi. Địa hình huyện chia cắt xen kẽ bởi các d0y núi và sông suối tạo thành nhiều dải đất bằng hẹp. Đất đai phần nhiều có độ dốc lớn. Huyện lỵ cách thành phố Hoà Bình khoảng 20 km và cách thành phố Hà Nội khoảng hơn 92 km theo đ−ờng quốc lộ 6. Huyện Đà Bắc nằm ở độ cao trung bình 560 m so với mực n−ớc biển. Huyện Đà Bắc có 7

ngọn núi cao là Phú Canh: 1.373 m; núi Phu úc: 1.373 m; núi Đức Nhân: 1.320 m; núi Biêu: 1.196 m; núi Hêu: 1.162 m; núi Phu Bua: 1.078 m; núi M−ờng Chiềng cao 1.011 m (Phòng Tài nguyên và Môi tr−ờng, 2006) [48]. Tỉnh Hoà Bình cú 3 ngọn núi cao nhất: núi Phu Canh: 1.373 m, núi Phu úc: 1.373 m và núi Đức Nhàn: 1373 m. Trong đó huyện Đà Bắc có 2 ngọn núi: Phu Canh và Phu úc.

Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Đà Bắc [71]

Căn cứ vào điều kiện địa hình huyện Đà Bắc đ−ợc phân thành 3 dạng địa hình:

Một là, địa hình núi đá và rừng bao phủ

Với 7 ngọn núi cao bao quanh chiếm 90,26 % (65.670,79 ha) tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong đó, huyện có 6.939,00 ha là diện tích rừng nguyên sinh, 32.355,24 ha là diện tích rừng phòng hộ, diện tích rừng đ−ợc trồng mới trong những năm qua khoảng 10.597,16 ha, diện

tích có khả năng tái sinh là 4.845,6 ha. Địa tầng của vùng này chủ yếu là núi đá xen lẫn đất xám ở tầng đất mặt, với diện tích rừng che phủ nh− vậy nên trong nhiều năm trở lại đây đ0 góp phần ổn định nguồn n−ớc cung cấp từ các khe núi, suối dẫn vào hệ thống thuỷ lợi tự chảy tạo cho huyện chủ động trong gieo trồng cây l−ơng thực và cây thực phẩm ở vùng giữa và thấp.

Hai là, địa hình đất đồi dốc

Vùng này thực chất là vùng đất tiếp giáp với địa hình núi đá và rừng, ng−ời dân địa ph−ơng th−ờng hay gọi là đất chân núi. Với diện tích khoảng hơn 8.000 ha hàng năm vùng này cung cấp khoảng: 19.000 tấn ngô, 19.000 tấn mía, 14.000 tấn sắn và khoảng trên 50 tấn sản phẩm cây công nghiệp hàng năm, cây khác nh− đỗ t−ơng, vừng, dong riềng. Do huyện có diện tích rừng che phủ cao nên đặc điểm địa hình vùng này có tầng canh tác sâu, đất thuộc nhóm đất nâu xám, giàu dinh d−ỡng. Những năm qua, xuất phát từ nhu cầu thức ăn chăn nuôi của các nhà máy thuộc các tỉnh đồng bằng sông Hồng nên cây ngô đ0 từng b−ớc thay thế cây dong riềng truyền thống của ng−ời dân địa ph−ơng, bên cạnh đó các tiến bộ kỹ thuật về giống, canh tác cũng đ−ợc ng−ời dân bắt đầu chú trọng đầu t− phát triển.

Ba là, địa hình ruộng bậc thang và ruộng bằng

Diện tích ruộng bậc thang không nhiều. Hàng năm cơ cấu cây trồng ở đây chủ yếu là 2 vụ lúa với năng suất chỉ đạt 30-36 tạ/ha/vụ (UBND huyện Đà Bắc, 2007) [84] mặc dù nguồn n−ớc t−ới cũng thuận lợi cho canh tác cây l−ơng thực và cây thực phẩm. Do vị trí vùng này nằm ở địa hình trên 400 m và liền kề với đất chân núi, đ−ờng giao thông ch−a thuận lợi đi lại và vận chuyển của ng−ời dân còn nhiều khó khăn.

Diện tích tự nhiên huyện Đà Bắc 72.755,62 ha. Trong đó, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 60,08%, diện tích đất sản xuất nông nghiệp không nhiều 3.543,00 ha chiếm 4,87% tổng diện tích tự nhiên. Quỹ đất ch−a sử dụng còn khá nhiều 23.233,31 ha chiếm 31,93%.

Đặc điểm của đất ruộng:

Kết quả phân tích các thành phần hoá học của đất ruộng sản xuất nông nghiệp ở huyện Đà Bắc cho thấy:

- Trong tổng số 47 mẫu đất phân tích đại diện thì 35 mẫu có pHKcl d−ới 5,0. 39 mẫu có hàm l−ợng chất hữu cơ d−ới 2. Điều đó cho thấy đất ruộng ở huyện Đà Bắc phần lớn là chua và nghèo chất hữu cơ. Kết quả trên chúng tôi sẽ phân tích ở mục 3.2.

- Các chất dinh d−ỡng nh− đạm, lân, kali cả tổng số và dễ tiêu đều ở mức nghèo.

Bảng 3.3: Hiện trạng đất đai huyện Đà Bắc năm 2006

TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng số 72.755,62 100,00 I Đất nông nghiệp 47.330,26 65,05

Đất sản xuất nông nghiệp 3.543,00 4,87

Đất lâm nghiệp 43.712,16 60,08

Đất nuôi trồng thuỷ sản 75,10 0,10

II Đất phi nông nghiệp 2.192,05 3,01

Đất ở 1.233,72 1,70

- Đất ở nông thôn 1.140,09 -

- Đất ở thành thị 93,63 -

Đất chuyên dùng (bao gồm Quốc phòng, an ninh) 703,93 0,97

Đất tôn giáo - -

Đất nghĩa trang, nghĩa địa 254,40 0,35

Đất phi nông nghiệp khác - -

III Đất ch−a sử dụng 23.233,31 31,93

Đất bằng ch−a sử dụng 211,63 0,29

Đất đồi núi ch−a sử dụng 21.958,63 30,18

Đất núi đá không có rừng cây 1.063,05 1,46

3.1.2 Điều kiện kinh tế-xI hội

3.1.2.1 Dân số và thành phần dân tộc

Huyện Đà Bắc có 52.750 ng−ời với 5 dân tộc cùng chung sống trên địa bàn. Trong đó ng−ời Tày: 40,65% chiếm tỷ lệ dân số đông nhất; ng−ời M−ờng: 34,14%; ng−ời Dao: 12,86%; ng−ời Thái: 0,50%; ng−ời Kinh: 11,85%. Cơ bản toàn huyện vẫn là địa bàn sản xuất nông nghiệp chiếm chủ yếu với 10.076 hộ gia đình chiếm 92,10% là thuần nông, số hộ phi nông nghiệp là 572 hộ chiếm 5,23% và 292 hộ tham gia hoạt động dịch vụ chiến 2,67% (Phòng NN&PTNT, 2004) [47].

3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp

Hệ thống thuỷ lợi: Toàn huyện có 270 công trình thuỷ lợi, chủ yếu là hồ chứa và đập dâng cho hệ thống t−ới tiêu tự chảy.

Do đặc điểm địa hình chia cắt bởi các d0y núi cao nên trên phạm vi toàn huyện hệ thống t−ới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp đều là hệ thống tự chảy. Hàng năm huyện đ0 gia tăng đầu t− để kiên cố hoá kênh m−ơng nhằm thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển. Năm 2004 số tiền đầu t− cho kiên cố hoá kênh m−ơng là 298 triệu đồng, năm 2005 là 308 triệu đồng và đặc biệt năm 2006 là 1.200 triệu đồng.

Hệ thống thuỷ lợi hàng năm t−ới tiêu cho khoảng 1.006 ha đất nông nghiệp, hầu hết là 2 vụ lúa/năm. Diện tích đất canh tác còn lại khác hoàn toàn nhờ n−ớc trời.

Diện tích đất ruộng bằng nhìn chung đều rất thuận lợi cho t−ới tiêu theo hệ thống thuỷ lợi tự chảy đáp ứng tốt cho cơ cấu 2 vụ lúa/năm. Tuy nhiên, vào mùa khô khoảng 40% diện tích đất ruộng bậc thang lại gặp khó khăn trong việc sử dụng hệ thống thuỷ lợi tự chảy. Vào mùa khô (từ tháng 11 năm tr−ớc đến trung tuần tháng 2 năm sau) do l−ợng m−a ít nên nguồn n−ớc từ các khe suối, hồ chứa cạn kiệt.

+ Vào mùa m−a lũ th−ờng xảy ra là nguyên nhân chính gây nên sạt lở hoặc phá huỷ hồ chứa, đập hoặc hệ thống m−ơng t−ới tại một số nơi trong huyện. Việc khắc phục là rất khó khăn vì kinh phí của huyện rất hạn hẹp trong khi chi phí đầu t− cho công trình thuỷ lợi ở một huyện miền núi nh− Đà Bắc lại rất cao.

+ Vào mùa khô diện tích đất ruộng bậc thang (40%) hệ thống thuỷ lợi tự chảy ch−a thể đáp ứng.

• Hệ thống đ−ờng giao thông

Hệ thống đ−ờng giao thông của huyện có chiều dài 726 km. Huyện có đ−ờng 433 nối với thành phố Hoà Bình và nối vào Quốc lộ 6 về Thủ đô Hà Nội. Mạng l−ới đ−ờng giao thông đảm bảo nối liền từ thị trấn huyện đến 21/21 x0 và thị trấn. Tuy nhiên, hầu hết đ−ờng giao thông của huyện là hệ thống đ−ờng ch−a đ−ợc trải nhựa, 100% đ−ờng nội bộ trong các x0 là đ−ờng đất đồi nên việc đi lại trong mùa m−a còn khó khăn.

• Hệ thống điện

Toàn bộ hệ thống điện l−ới quốc gia đ0 trải khắp 21/21 x0 và thị trấn của huyện. Hệ thống đ−ờng điện từ các trạm hạ thế của huyện về các x0 đều đ−ợc đầu t− theo tiêu chuẩn mạng l−ới điện hạ thế quốc gia. 98% số hộ sử dụng điện theo hệ thống điện l−ới của huyện.

Có thể thấy rằng Đà Bắc là huyện miền núi cao nh−ng hệ thống điện l−ới là rất tốt. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp.

• Hệ thống b−u chính viễn thông

Hệ thống b−u chính, viễn thông đ−ợc toả khắp các x0 trên phạm vi toàn huyện. Hầu hết các x0 đều có nhân viên nằm trong mạng l−ới b−u chính của huyện. Hầu hết các x0 vùng thấp đều có điểm b−u điện văn hoá x0, ở vùng cao và vùng giữa của huyện đ0 thiết lập các cụm điểm b−u điện văn hoá x0.

Hệ thống viễn thông có b−ớc tiến nhanh trên phạm vi toàn huyện. Gần 100% hộ gia đình thuộc các x0 vùng thấp có truyền hình. Các x0 vùng cao và vùng giữa đều sử dụng kênh truyền hình theo viễn thông với tổng đài đặt tại trụ sở

UBND các x0. Đặc biệt các x0 vùng cao và vùng giữa của huyện có trạm kết nối sóng vệ tinh nên việc sử dụng thông tin di động (điện thoại) là rất thuận lợi.

• Hệ thống cơ sở dịch vụ th−ơng mại

Hệ thống dịch vụ của huyện ch−a thực sự phát triển. Chỉ có 2/16 quầy, cửa hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp có quy mô là 5-6 ng−ời, các quầy/cửa hàng đều có quy mô 1 ng−ời. Phần lớn các quầy/cửa hàng do t− nhân thiết lập trong giai đoạn 1992-1997. Một số quầy/cửa hàng thuộc các trạm trại trực thuộc UBND huyện quản lý có quy mô 5-6 ng−ời (Phòng NN&PTNT, 2004) [47].

Phần lớn các quầy/cửa hàng dịch vụ trên địa bàn huyện là do ng−ời Kinh từ các tỉnh đồng bằng sông Hồng lên c− trú tạm thời để kinh doanh phục vụ ng−ời dân các x0. Các x0 vùng cao và vùng giữa có chợ trung tâm nh− chợ trung tâm x0 M−ờng Chiềng, x0 Tân Minh.

Tóm lại: Hệ thống dịch vụ th−ơng mại của huyện chậm phát triển cả về quy mô và chất l−ợng hàng hoá phục vụ đời sống ng−ời dân địa ph−ơng nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Đây là một trong những lý do chính giải thích tại sao trong nhiều năm tr−ớc đây bộ giống cây trồng của huyện chậm đ−ợc cải thiện về số l−ợng và chất l−ợng.

3.1.2.3 Quan hệ sản xuất nông nghiệp

Trong toàn huyện có 10.940 hộ. Trong đó, có 572 hộ phi nông nghiệp chiếm 5,7%, 10.368 hộ nông nghiệp và dịch vụ chiếm 94,77%. Hộ nông nghiệp là đơn vị sản xuất tự chủ có quyền quyết định từ sản xuất cây gì, nuôi con gì đến sản phẩm của chúng và khâu tiêu thụ. Hộ gia đình chủ động trong đầu t− vốn, lao động và kỹ thuật. Tuy nhiên, hộ gia đình ở huyện Đà Bắc phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, hơn nữa do vị trí địa lý, địa hình là huyện vùng núi cao của tỉnh nên đến nay hộ gia đình cũng bộc lộ nhiều hạn chế trong phát triển nông nghiệp: thiếu vốn đầu t−; thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật về giống cây trồng và giống vật nuôi, thiếu kỹ thuật canh tác nên năng suất ngày càng suy giảm; thiếu kiến thức về thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm, ph−ơng tiện và giao thông đi lại của ng−ời dân gặp nhiều khó khăn.

Một số HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện tuy đ0 hình thành từ lâu, một số chỉ mới hình thành nh−ng hoạt động ch−a hiệu quả. Hầu hết các hoạt động dịch vụ, kế hoạch phát triển nông nghiệp của các x0 đều do UBND điều hành triển khai. Bên cạnh đó do thu nhập của ng−ời dân thấp cũng là nguyên nhân hạn chế HTX phát triển.

3.1.2.4 Hệ thống chính sách

Bên cạnh việc thực hiện những chủ tr−ơng chính sách chung của Đảng và Nhà n−ớc cho ng−ời dân trên địa bàn huyện, đặc biệt là chính sách cho các hộ là ng−ời dân tộc thiểu số. Huyện Đà Bắc trong những năm qua trong điều kiện cụ thể của địa ph−ơng đ0 có nhiều chủ tr−ơng chính sách để khuyến khích, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển: đầu t− hệ thống thuỷ lợi kiên cố hoá kênh m−ơng tự chảy, đ−ờng giao thông, mở rộng diện tích lúa 2 vụ, tạo điều kiện để ng−ời dân vay vốn theo chế độ −u đ0i thuận lợi với đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, hỗ trợ ng−ời dân bị lũ quét, hỗ trợ giống cây trồng mới, thúc đẩy mạnh công tác khuyến nông...

3.1.2.5 Đặc điểm của các nhóm hộ

- Đặc điểm chung của nhóm hộ giàu là sở hữu nhiều đất đồi hơn nhóm hộ nghèo. Tuy nhiên, sự chênh lệch về đất lúa giữa các nhóm hộ lại không lớn. Trên thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau (nguồn nhân lực, vốn, điều kiện sản xuất, nhận thức....) của ng−ời dân nhóm hộ nghèo nên có sự dịch chuyển diện tích trên các loại đất sở hữu và tạo nên sự chênh lệch rõ rệt về quỹ đất giữa các nhóm hộ ở cả 3 vùng của huyện.

Qua bảng 3.4 cho thấy ng−ời dân ở vùng thấp và vùng cao có diện tích đất bình quân gieo trồng lúa nhiều hơn so với ng−ời dân ở vùng giữa. Tuy nhiên, đất rừng sản xuất và đất đồi thì ng−ời dân ở vùng cao và vùng giữa lại đ−ợc sở hữu nhiều hơn. Đây là đặc điểm dễ nhận thấy ở huyện Đà Bắc vì địa hình của huyện bị chia cắt bởi nhiều d0y núi cao xen kẽ. Theo cơ cấu sở hữu đất cấy lúa nếu ng−ời dân vùng giữa vẫn duy trì hình thức canh tác nh− tr−ớc đây thì việc thiếu l−ơng thực diễn ra hàng năm là điều chắc chắn tiếp tục sẽ xảy ra. Do áp

lực về gia tăng dân số, đồng thời ng−ời dân nơi đây còn chịu ảnh h−ởng của thiên tai, khí hậu khắc nghiệt hàng năm tình trạng thiếu l−ơng thực sẽ còn nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Bảng 3.4: Cơ cấu sử dụng đất các nhóm hộ huyện Đà Bắc

ĐVT: ha

Loại đất Giàu Trung bình Nghèo Bình quân giữa các nhóm hộ Vùng thấp Đất lúa 0,23 0,17 0,13 0,18 Đất đồi 2,00 1,30 0,70 1,33 Đất rừng 3,20 2,10 1,20 - Đất ở 0,23 0,18 0,13 - Vùng giữa Đất lúa 0,18 0,14 0,11 0,14 Đất đồi 2,40 1,80 1,60 1,93 Đất rừng 4,00 3,20 2,10 - Đất ở 0,25 0,22 0,16 - Vùng cao Đất lúa 0,30 0,24 0,17 0,23 Đất đồi 2,40 1,60 1,30 1,76 Đất rừng 2,60 2,10 1,80 - Đất ở 0,25 0,22 0,16 -

Bảng 3.4 cũng cho thấy, với quỹ đất canh tác lúa ít nh− vậy ở cả 3 vùng của huyện, nếu không phát triển hệ thống cây trồng phù hợp trên diện tích đất bằng và ruộng bậc thang để đảm bảo an ninh l−ơng thực và giảm sức ép khai thác đất đồi rừng để trồng cây l−ơng thực ngắn ngày của ng−ời dân thì nguy cơ suy thoái và xói mòn đất đồi và đất rừng ở các vùng trong huyện sẽ tiếp tục là vấn đề nghiêm trọng và cũng sẽ ảnh h−ởng trực tiếp đến chức năng phòng hộ rừng trên địa bàn huyện.

3.1.2.6 Thu nhập của nông hộ

Kết quả bảng 3.5 cho thấy: Giữa vùng cao và vùng giữa có tổng thu nhập đạt từ 24-25 triệu đồng/năm và thấp hơn rất rõ so với vùng thấp (31 triệu đồng/năm).

Nguồn thu nhập chính của nông dân Đà Bắc là từ đất v−ờn đồi (59,8% ở vùng thấp đến 72,1% ở vùng giữa). Nguồn thu nhập đứng hàng thứ hai là từ đất ruộng (19,6% ở vùng thấp đến 31,8% ở vùng cao). Nguồn thu nhập từ chăn nuôi của nông dân Đà Bắc hiện còn rất thấp (từ 6,9% ở vùng cao đến 11,2% ở vùng thấp).

Từ kết quả trên cho thấy nguồn thu từ đất ruộng ở Đà Bắc là thấp có thể do những giới hạn về quỹ đất và cũng có thể liên quan tới hệ thống sử dụng đất ch−a phù hợp. Nh− vậy, có thể cho rằng đây là một tồn tại cần đi sâu phân tích.

ở Đà Bắc, nguồn thu từ dịch vụ còn thấp nh−ng mới chỉ có ở nhóm hộ

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát triển hệ thống cây trồng huyện đà bắc tỉnh hòa bình (Trang 78)