6 Những đóng góp của đề tài
1.2.1.2 Nghiên cứu về cơ cấu cây trồng và kỹ thuật canh tác trên
Theo tài liệu của FAO (1992) [104], diện tích đất nông nghiệp hiện nay của toàn Thế giới là 1 tỷ 476 triệu ha, trong đó đất dốc có 973 triệu ha (chiếm 65,9%) là ở vùng đồi núi. ở vùng Châu á và Thái Bình D−ơng trong tổng số 453 triệu ha đất nông nghiệp thì có tới 351 triệu ha ở các vùng đồi núi (chiếm 77,4%) và cũng theo FAO, trên toàn hành tinh đ0 có 544 triệu ha đất canh tác mất khả năng sản xuất do sử dụng đất không đúng cách thức. Để đảm bảo nhu cầu nông sản cho gần 6 tỷ ng−ời hiện có trên hành tinh, ngoài việc nghiên cứu theo h−ớng thâm canh, tăng vụ trên cơ sở bố trí các hệ thống cây trồng tối −u tuỳ thuộc điều kiện của từng vùng trên các khu đất trồng lúa và đất canh tác ở các vùng đất bằng, xu h−ớng các n−ớc trên thế giới, đặc biệt là các n−ớc đang phát triển là tập trung nghiên cứu, khai thác đất nông nghiệp ở vùng đồi núi theo h−ớng đa dạng hoá cây trồng và bảo vệ đất canh tác trên đất dốc để phát triển bền vững.
Theo đó ở các vùng đồi núi đất nông nghiệp có độ dốc trên 100 th−ờng chiếm 50-60% diện tích đất nông nghiệp hiện đang đ−ợc khai thác. Do đó nghiên cứu khai thác đất nông nghiệp ở miền đồi núi thực chất là vấn đề nghiên cứu canh tác trên đất dốc hay canh tác trên đất n−ơng rẫy. Nghiên cứu quan hệ giữa hệ thống cây trồng trên đất dốc với vấn đề rửa trôi, xói mòn đất, nghiên cứu ứng dụng hệ thống canh tác nông lâm nghiệp kết hợp trên đất dốc.
Những năm gần đây ở khu vực Châu á, các trung tâm nghiên cứu quốc tế và quốc gia đ0 tiến hành nghiên cứu về tình trạng và nguyên nhân đất bị xói mòn, thoái hoá, rửa trôi, mối liên hệ kiểu sử dụng đất canh tác và sự xói mòn. Đ0 có một số kết quả nghiên cứu của các trung tâm này đ−ợc công bố trong cuộc hội thảo tại Nepal (Beets, 1991) [93]. Một số kết quả nghiên cứu giữa xói
mòn và hệ canh tác tại vùng núi Hindu, Kush Himalayan và một số n−ớc Châu á. Hệ canh tác truyền thống trên đất dốc kiểu du canh, gây xói mòn nghiêm trọng (rửa trôi 100-120 tấn đất/năm). Hệ canh tác ruộng bậc thang và trồng cây theo băng có tác dụng giảm sự xói mòn (rửa trôi 2-16 tấn đất/năm). Các kết quả nghiên cứu cũng đ−a ra 4 nguyên nhân gây thoái hoá đất là:
+ Nhân tố tự nhiên (khí hậu, độ dốc) + Quản lý kém (khai thác rừng bừa b0i) + Gây cháy rừng
+ Chính sách vĩ mô (quyền sở hữu đất đai, thiếu sự h−ớng dẫn)
Nghiên cứu về kỹ thuật canh tác trên đất dốc (Sloping Agriculture Land Technology-SALT) lần đầu tiên áp dụng ở Philippine có kết quả với hệ thống cây trồng và biện pháp kỹ thuật canh tác nh− sau: các cây hàng năm và cây lâu năm đ−ợc gieo trồng thành băng xen kẽ rộng từ 3-5 m, các loại cây trồng cố định đạm đ−ợc trồng thành 2 hàng dày theo đ−ờng đồng mức để tạo thành hàng rào. Khi những cây hàng rào cao từ 1,5-2 m ng−ời ta đốn khoảng 0,75 m, cành lá dùng để rải lên băng tạo lợp che phủ và giữ ẩm, chống xói mòn. Cây lâu năm th−ờng là cây cà phê, cao su, cam,... điểm trình diễn từ năm 1978 có độ dốc của đất 200, thực tế thu nhập bình quân hàng năm trên 1 ha áp dụng SALT cao gấp 4 lần so với hệ thống độc canh cổ truyền. Mô hình này cũng đ−ợc B.T. Kang áp dụng ở Nigeria gọi là canh tác theo băng (Alley cropping) (Nguyễn Vy, 1992) [88]; (Phạm Minh Nguyệt, 1994) [43]; (World Bank, 1994) [122].
Nh− vậy, SALT là gì ?
SALT là công nghệ kết hợp về bảo tồn đất và sản xuất l−ơng thực, là biện pháp tổng hợp khác nhau bảo tồn đất trong một diện tích đất xác định. Về cơ bản SALT là ph−ơng pháp gieo trồng cây trên cánh đồng và cây phân xanh cứ 3-5 m chiều rộng trồng 1 băng giữa các đ−ờng đồng mức là những cây cố định đạm. Cây cố định đạm trồng 2 hàng dày làm hàng rào. Khi hàng rào cao 1,5 đến 2,0 m thì cắt khoảng 0,75 m từ trên xuống và rải chúng ra mặt ruộng để làm phân hữu cơ và hạn chế sự xói mòn rửa trôi (AFIN) [91]. SALT đ−ợc hình thành bởi Trung
tâm Đời sống Tôn giáo Nông thôn Mindanao, Phillippine (Mindanao Baptist Rural Life Center-MBRLC). Harold Ray Watson thành lập MBRLC năm 1971 nằm ở hòn đảo Mindanao miền Nam của Phillippine, MBRLC là tổ chức phi lợi nhuận h−ớng tới thúc đẩy phát triển bền vững ở Phillippine. Thời kỳ 1971-1978 những năm đầu chỉ có Watson, sau đó có thêm Laquihon và Rodrigo Calixtro đ0 phát triển, kiểm chứng và hoàn thiện kỹ thuật SALT và đ0 bắt đầu đề cập đến việc đào tạo huấn luyện chính thức ở Trung tâm vào năm 1980. Đến giữa năm 1980 Trung tâm đ0 đào tạo huấn luyện đ−ợc 1.000 thành viên. Từ đó MBRLC đ0 mở rộng thêm diện tích cho mô hình trình diễn ở Bansalan, Phillippine. Do nhu cầu thực tiễn đòi hỏi, Trung tâm phải gia tăng cán bộ, mở rộng ch−ơng trình đào tạo cũng nh− thiết lập kết nối với các tổ chức quốc tế để tiếp tục thúc đẩy công việc phát triển bền vững trên đất dốc ở các n−ớc Đông Nam á khác.
Trên thực tế, khi hình thành MBRLC năm 1971 thì Watson đ0 thuê đất ruộng bậc thang nằm trong vùng diện tích đất dốc. Đối thoại với ng−ời dân vùng đồi núi để họ cho Trung tâm biết vấn đề của trang trại và nhu cầu cần thiết đ−ợc chỉ ra để Trung tâm xúc tiến công việc liên quan và phù hợp với hệ thống canh tác vùng đồi núi. Từ kế hoạch khảo nghiệm bố trí sắp xếp xen canh cây trồng khác nhau (cây trồng l−ơng thực và cây trồng thực phẩm) và thành tựu đạt đ−ợc của hệ thống canh tác ipil-ipil based ở Hawaii và ở Trung tâm, SALT đ0 đ−ợc kiểm tra lại lần cuối cùng và hoàn thiện vào năm 1978 (SALT 1). Theo đó hệ thống phải đạt đ−ợc:
- Thoả đáng quản lý xói mòn đất.
- Hỗ trợ phục hồi kết cấu và độ màu mỡ của đất. - Có hiệu quả trong sản xuất cây l−ơng thực.
- áp dụng ít nhất 50% diện tích đất đồi núi của trang trại.
- Dễ dàng áp dụng giống hệt bởi nông dân vùng cao với sử dụng tài nguyên địa ph−ơng và tốt nhất không trở nên phải vay m−ợn.
- Dễ dàng có thể tiếp cận về văn hoá.
- Tập trung vào những nông dân sản xuất nhỏ và sản xuất thực phẩm nh− là −u tiên hàng đầu.
- Có bản kế hoạch rõ ràng liên quan đến thời gian ngắn. - Yêu cầu lao động tối thiểu
- Có thể dễ dàng thực hiện đ−ợc về kinh tế
SALT 1: Cơ cấu cây trồng là cây lấy l−ơng thực, thực phẩm.
SALT 2: Biến dạng cải tiến của SALT 1, cơ cấu cây trồng gồm cả cây làm thức ăn gia súc và các cây trồng khác. Với tỷ lệ đất sử dụng nh− sau: 40% cho nông nghiệp, 20% cho rừng và 40% cho vật nuôi.
SALT 3: Bao gồm cơ cấu cây trồng của SALT 1 và SALT 2 với −u tiên đất sản xuất l−ơng thực đảm bảo cho gia đình, đất sản xuất l−ơng thực cho vật nuôi. Ngoài ra, đất trồng cây ăn quả giữa các đ−ờng đồng mức. Trồng cây hàng rào sẽ đ−ợc chia cắt và hình thành cột xung quanh cây ăn quả nhằm mục tiêu bảo tồn phân bón và đất. Ngoài ra, còn đ−ợc trồng các cây lâu năm khác theo từng thời kỳ phân định của trang trại nh− giành đất cho hộ gia đình trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp dài ngày (cà phê, ca cao...).
SALT 4: Trên cơ sở một nửa hécta với 2/3 là trồng cây ăn quả và 1/3 là gieo trồng cây l−ơng thực. Dọc theo đ−ờng đồng mức của trang trại trồng cây làm hàng rào là cây lâu năm và cây bụi có chức năng cố định nitơ nh−: Flemingia macrophylla, Desmodium rensonii, and Gliricidia sepium, ...).
Hệ thống này có thu nhập cao, đất ít xói mòn, làm giàu mùn, tạo môi tr−ờng sinh thái, tăng c−ờng độ che phủ đất.
Theo Nguyễn Văn Thuận (1994) [63] năm 1988 khi Kiill và cs nghiên cứu về phát triển nông nghiệp vùng nhiệt đới đ0 nhận xét: cây lâu năm là những cây trồng tốt nhất có khả năng sản xuất lâu bền ở đây, vì chúng hầu nh− có hệ sinh thái giống rừng. Những thí nghiệm ở Pêru chỉ rõ cần tính toán đến những nhân tố khác nhau khi chọn các cây thích hợp cho một hệ thống canh tác theo băng... Các nhân tố này phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và gắn liền với môi tr−ờng của hệ thống canh tác đó.
Patru và Krantz cho rằng nếu phải sử dụng đất dốc vào mục tiêu sản xuất l−ơng thực thì nên trồng các loại cây có củ nh− sắn, khoai lang, dong riềng, củ
mỡ, khoai sọ... Các loại cây này không đòi hỏi phải đầu t− cao và phần lớn tr−ờng hợp có thể chịu đ−ợc xói mòn, hạn hán và cỏ dại hơn so với các loại cây ngũ cốc (dẫn theo Nguyễn Văn Thuận, 1994) [63].