Ảnh hưởng của mùa vụ

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến HIỆU QUẢ của kỹ THUẬT SIÊU âm hút tế bào TRỨNG bò để tạo PHÔI TRONG ỐNG NGHIỆM (Trang 125 - 168)

4. Những đóng góp mới của luận án về học thuật và lý luận

3.8.Ảnh hưởng của mùa vụ

* Ảnh hưởng của mùa vụ đến số lượng nang trứng được hút và tế bào trứng thu được

Siêu âm hút tế bào trứng được tiến hành trên 48 lượt buồng trứng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của mùa vụ (đông – xuân và hè – thu) lên kết quả số lượng nang trứng và tế bào trứng thu được, thấy rằng: không có sự ảnh hưởng khác biệt giữa hai mùa vụ đông - xuân và hè - thu (P > 0,05). Bình quân số lượng nang trứng thu được ở mùa vụ đông – xuân và hè – thu, tương ứng là: 10,96 và 10,08 nang trứng/buồng trứng/lần. Tế bào trứng thu được từ các nang trứng được hút cũng không có sự khác nhau (P > 0,05). Số lượng tế

bào trứng thu được/buồng trứng/lần ở mùa vụ đông – xuân và hè – thu, tương ứng: 8,67 và 7,92 tế bào trứng.

Tỉ lệ tế bào trứng thu được/nang trứng được hút không có sự chênh lệch nhiều, ở vụ đông – xuân là 79,09% và vụ hè thu là 78,51%.

Bảng 3.21. Ảnh hưởng của mùa vụ đến số lượng nang trứng được hút và số lượng tế bào trứng thu được

Mùa vụ

Nang trứng được hút Tế bào trứng thu được

%

n X ± SE n X ± SE

Đông-xuân 263 10,96 ± 0,31 208 8,67 ± 0,27 79,09

Hè-thu 242 10,08 ± 0,26 190 7,92 ± 0,24 78,51

Ghi chú: Bình quân về nang trứng được hút và tế bào trứng được giữa hai vụ được so sánh ở mức P < 0,05; X: Bình quân/buồng trứng/lần; %: Tỉ lệ tế bào trứng thu được/nang trứng được hút

* Ảnh hưởng của mùa vụ đến chất lượng tế bào trứng

Kết quả cho thấy, mặc dù số lượng nang trứng và số lượng tế bào trứng thu được/buồng trứng/lần ở vụ đông – xuân và hè - thu không có sự khác nhau, song chất lượng tế bào trứng loại A lại có sự khác nhau (P < 0,0%). Số lượng tế bào trứng loại A thu được ở vụ đông – xuân cao hơn vụ hè thu, tương ứng: 3,29 so với 2,67 tế bào trứng/buồng trứng/lần. Như vậy có thể nói chất lượng tế bào trứng loại A ở vụ đông – xuân tốt hơn vụ hè – thu.

Không có sự khác biệt về chất lượng tế bào trứng B, C và D giữa vụ đông – xuân và vụ hè – thu. Số lượng tế bào trứng loại B, C và D ở vụ đông – xuân tương ứng: 2,86; 1,50 và 1,00 tế bào trứng/buồng trứng/lần. Tương tự, tế bào trứng loại B, C và D ở vụ hè – thu tương ứng: 2,83; 1,36 và 1,04 tế bào trứng/buồng trứng/lần.

Bảng 3.22. Ảnh hưởng của mùa vụ đến chất lượng tế bào trứng Mùa vụ Chất lượng tế bào trứng A B C D X ± SE (n) X ± SE (n) X ± SE (n) X ± SE (n) Đông-xuân 3,29a ± 0,19 (79) 2,86a ± 0,19 (69) 1,50a ± 0,14 (36) 1,00a ± 0,17 (24) Hè-thu 2,67b ± 0,14 (64) 2,83a ± 0,13 (68) 1,36a ± 0,2 (33) 1,04a ± 0,15 (25)

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05; X: Bình quân/buồng trứng/lần; A, B, C và D: Chất lượng tế bào trứng theo thứ tự từ cao đến thấp

* Ảnh hưởng của mùa vụ đến hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu

được

Qua kết quả hợp tử phân chia cho thấy, mùa vụ có sự ảnh hưởng lên số lượng hợp tử phân chia (P < 0,05) (Bảng 3.23).

Bảng 3.23. Ảnh hưởng của mùa vụ đến sự phân chia của hợp tử, phôi dâu và phôi nang

Mùa vụ

Tế bào trứng nuôi

in vitro (n)

Hợp tử phân chia Phôi dâu và phôi nang

X ± SE (n) % X ± SE (n) % Đông-Xuân 148 3,63a ± 0,24 (87) 58,78 1,46a ± 0,10 (35) 23,65 Hè–Thu 132 2,96b ± 0,15 (71) 53,79 1,08b ± 0,13b (26) 19,70

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05; X: Bình quân/buồng trứng/lần; %: Tỉ lệ hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu được/tế bào trứng nuôi in vitro

Mùa vụ đông - xuân có có số lượng hợp tử/buồng trứng/lần cao hơn (P < 0,05) mùa vụ hè – thu, tương ứng: 3,63 hợp tử so với 2,96 hợp tử. Hợp tử phân chia ở vụ đông – xuân và hè – thu có tỉ lệ (hợp tử phân chia/tế bào trứng nuôi in vitro), tương ứng: 58,78% và 53,79%.

Bình quân số lượng phôi dâu và phôi nang thu được/buồng trứng/lần có sự khác biệt giữa hai vụ (P < 0,05). Vụ đông – xuân có số lượng phôi dâu và phôi nang/buồng trứng/lần là 1,46 phôi, cao hơn mùa vụ hè – thu là 1,08 phôi. Căn cứ vào tỉ lệ cho thấy, tỉ lệ phôi dâu và phôi nang thu được ở mùa vụ đông – xuân và mùa vụ hè – thu, tương ứng: 23,65 và 19,70%.

* Kết luận

Từ kết quả thu được cho thấy, mặc dù số lượng tế bào trứng ở vụ đông – xuân và vụ hè – thu không có sự khác nhau, song chất lượng tế bào trứng loại A, số lượng hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu được lại có sự khác nhau. Và ở mùa vụ đông – xuân cho kết quả tốt hơn, với 3,63 hợp tử và 1,46 phôi/buồng trứng/lần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể thấy rằng nhiệt độ và độ ẩm của môi trường vào các mùa khác nhau đã ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Vấn đề này được nhiều tác giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu và đưa ra kết luận: nhiệt độ và độ ẩm cao ảnh hưởng xấu đến khả năng thành thục và thụ tinh của tế bào trứng (Leibfried – Rutledge và cs.,1989), khả năng sống sót của phôi in vivo giảm từ 59% xuống còn 27% vào mùa nóng (Rehman và cs., 1994), chất lượng tế bào trứng giảm xuống vào mùa hè, thậm chí sau 42 ngày làm giảm nhiệt độ xuống cũng chưa thay đổi được sự ảnh hưởng đó, tương tự thì khả năng phát triển của hợp tử phát triển đến giai đoạn phôi nang giảm xuống ở mùa hè (AI- Katanani và cs., 2002), stress nhiệt có thể làm thay đổi các thành phần phospholipid của tế bào trứng và có sự ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm của

môi trường đến các tuyến nội tiết và đến sự phát triển của nang trứng theo kết quả nghiên cứu của (Zeron và cs., 2001).

Hình 3.16. Biểu đồ đánh giá số lượng nang trứng, số lượng tế bào trứng, hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu được ở vụ đông – xuân và

vụ hè – thu

Rocha và cs. (1998) đã nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ (mùa nóng và mùa lạnh) cho thấy, có sự ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm của môi trường (P < 0,01). Kết quả số lượng tế bào trứng thu được, tỉ lệ tế bào trứng bình thường, phôi 2 tế bào, phôi 8 tế bào, tỉ lệ phôi dâu và phôi nang thu được (tương ứng: 67; 80,0; 59,8; 44,4; 34,2 và 29,0 ở mùa lạnh so so với 28; 24,6; 52,3; 1,1; 0 và 0 ở mùa nóng). Như vậy có thể thấy ở mùa vụ hè – thu ở nước ta nhiệt độ cao và độ ẩm cao đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tế bào trứng, hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu được.

Chất lượng tế bào trứng, hợp tử phân chia thu được ở mùa vụ hè – thu thấp hơn vụ đông xuân là do ảnh hưởng bởi stress nhiệt, do vụ hè – thu có

nhiệt độ cao và khí hậu hanh khô (phụ lục). Sự ảnh hưởng bởi stress nhiệt lên kết quả siêu âm hút tế bào trứng có thể thấy như sau: Khi nhiệt độ tăng lên thì nhiệt độ cơ thể bò cũng tăng lên làm ảnh hưởng đến khả năng thu nhận vật chất khô để ngăn chặn sự tăng lên của nhiệt độ trong quá trình tiêu hóa và điều khiển sự sinh nhiệt do quá trình trao đổi chất. Giảm quá trình trao đổi chất làm thay đổi sự cân bằng năng lượng và dinh dưỡng, hạn chế quá trình tiết hormone GnRH và LH (Hình 3.16). Quá trình trao đổi chất thay đổi làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của tế bào hạt do glucose trong dịch nang trứng giảm xuống (glucose được sử dụng chủ yếu như một loại nhiên liệu cho các tế bào buồng trứng), do vậy làm giảm chất lượng tế bào trứng. Ngoài ra nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu thấy rằng, giảm chất lượng tế bào trứng là do urê trong dịch nang trứng tăng lên do quá trình dị hóa protein, giảm tiết steroid. Theo Rensis và Scaramuzzi (2003), ảnh hưởng của stress nhiệt có thể cũng tác động vào sự phát triển của nang trứng và progesterone là nguyên nhân làm thay đổi chất lượng tế bào trứng. Còn theo Santos và cs. (2008) dinh dưỡng là yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của nang trứng, chất lượng tế bào trứng và khả năng phát triển in vitro của tế bào trứng.

Nghiên cứu công nghệ cấy truyền phôi ở nước ta trên gia súc được nghiên cứu từ đầu những năm 1990 và cho đến nay các nhà khoa học nước ta đã gặt hái được rất nhiều thành công. Bùi Xuân Nguyên và cs. (1994) đã thành công trong việc nghiên cứu nuôi trứng và thụ tinh ống nghiệm ở trâu bò. Tiếp theo sự thành công đó là sự thành công của rất nhiều nghiên cứu. Nghiên cứu sự chín nhân ở tế bao trứng trâu đầm lầy được nuôi trong ống nghiệm (Nguyễn Thị Ước và cs., 1996). Trạng thái phát triển của nhân tế bào trứng thu từ buồng trứng của bò nội Việt Nam (Nguyễn Hữu Đức và cs., 1996). Khả năng cung cấp tế bào trứng để thụ tinh trong ống nghiệm của trâu và bò nôi (Bùi Xuân Nguyên và cs., 1997). Tinh trùng bò dùng trong thụ tinh

ống nghiệm (Nguyễn Hữu Đức và cs., 1998). Sản xuất phôi bò bằng thụ tinh ống nghiệm, sản xuất bò sữa giống thương phẩm bằng cấy phôi thụ tinh ống nghiệm và xác định giới tính (Nguyễn Thị Ước và cs., 1999). Bê thụ tinh ống nghiệm đầu tiên đã ra đời tại Viện Công nghệ sinh học (Nguyễn Hữu Đức và cs., 2003). Và cho đến nay hàng trăm nghiên cứu đã thành công, hàng trăm con bê đã được sinh ra từ công nghệ cấy truyền phôi. Sự thành công của mỗi nghiên cứu là vô cùng quan trọng, đặc biệt đàn gia súc có khả năng thích nghi tốt với khí hậu của nước ta.

Hình 3.17. Ảnh hưởng của stress nhiệt lên chất lượng tế bào trứng

Tốc độ hô hấp

Nhu cầu năng lượng duy trì

Cân bằng năng lượng thay đổi

STRESS NHIỆT Nhiệt độ cơ thể > 390 C Oestradiol tiết ra Khả năng thu nhận vật chất khô Chất lượng tế bào trứng Glucose

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận

1. Luận án đã nghiên cứu 8 yếu tố ảnh hưởng đến việc thu tế bào trứng trên bò sống để tạo phôi bò trong ống nghiệm. Xác định được từng yếu tố thích hợp phù hợp với thiết bị, máy móc, khí hậu, bò cho tế bào trứng được nuôi dưỡng chăm sóc và thích nghi với điều kiện khí hậu của nước ta. Nâng cao được số lượng, chất lượng của tế bào trứng, hợp tử và phôi. Hạn chế tối đa kính phí, thời gian và hạ giá thành của phôi.

2. Có sự ảnh hưởng của áp lực hút (60, 90, 120 và 150 mmHg) đến hiệu quả của kỹ thuật siêu âm hút tế bào trứng bò để tạo phôi trong ống nghiệm (P < 0,05). Ở áp lực hút 120 mmHg cho số phôi dâu và phôi nang/buồng trứng/lần cao nhất, đạt 1,11 phôi.

3. Có sự ảnh hưởng của tần suất siêu âm hút tế bào trứng (2, 1 và ½ tuần) đến hiệu quả của kỹ thuật siêu âm hút tế bào trứng bò để tạo phôi trong ống nghiệm (P < 0,05). Ở tần suất ½ tuần/lần cho số lượng phôi dâu và phôi nang/buồng trứng/lần cao nhất, đạt 1,83 phôi.

4. Có sự ảnh hưởng của kích thước nang trứng (2 – 5, 6 – 9 và ≥ 10 mm) đến hiệu quả của kỹ thuật siêu âm hút tế bào trứng bò để tạo phôi trong ống nghiệm (P < 0,05). Ở nang trứng có kích thước 2 – 5 mm cho số lượng phôi dâu và phôi nang/buồng trứng/lần cao nhất, đạt 1,58 phôi.

5. Có sự ảnh hưởng của pha nang trứng phát triển và pha nang trứng trội đến hiệu quả của kỹ thuật siêu âm hút tế bào trứng bò để tạo phôi trong ống nghiệm (P < 0,05). Ở pha nang trứng phát triển cho số lượng nang trứng, số lượng tế bào trứng loại A và B/buồng trứng/lần cao hơn pha nang trội, đạt 14,93 nang, 4,36 tế bào trứng loại A và 4,14 tế bào trứng loại B.

6. Có sự ảnh hưởng của liều lượng FSH (0, 2, 3, 4, 5 và 6 mg) đến hiệu quả của kỹ thuật siêu âm hút tế bào trứng bò để tạo phôi trong ống nghiệm (P < 0,05). Ở liều lượng FSH 5mg cho số lượng phôi dâu và phôi nang/buồng trứng/lần cao nhất, đạt 2,35 phôi.

7. Có sự ảnh hưởng của giống bò (bò HF và bò F3) đến hiệu quả của kỹ thuật siêu âm hút tế bào trứng bò để tạo phôi trong ống nghiệm (P < 0,05). Bò HF số lượng phôi dâu và phôi nang/buồng trứng/lần cao nhất, đạt 1,29 phôi.

8. Có sự ảnh hưởng của tuổi bò cho tế bào trứng (3 tuổi và 6 tuổi) đến số lượng nang trứng và số lượng tế bào trứng thu được (P < 0,05). Bò 3 tuổi cho số lượng phôi dâu và phôi nang/buồng trứng/lần cao hơn bò 6 tuổi, 1,09 phôi. 9. Có sự ảnh hưởng của mùa vụ (đông – xuân và hè – thu) đến hiệu quả của kỹ thuật siêu âm hút tế bào trứng bò để tạo phôi trong ống nghiệm (P < 0,05). Ở vụ đông - xuân cho số lượng phôi dâu và phôi nang/buồng trứng/lần cao hơn vụ hè – thu, đạt 1,46 phôi.

10. Nghiên cứu thành công việc sử dụng kỹ thuật siêu âm hút tế bào trứng trên bò sống để tạo phôi trong ống nghiệm, mở ra một bước ngoặt mới trong việc khai thác tiềm năng di truyền của những bò sữa cao sản và nhân nhanh giá trị di truyền đó vào thực tế sản xuất. Góp phần nâng cao hiệu quả và tăng khả năng ứng dụng rộng rãi công nghệ cấy truyền phôi trong ngành chăn nuôi bò sữa của nước ta. Nâng cao năng suất sữa và hạn chế quá trình nhập bò từ các nước khác và làm tiền đề cho các nghiên cứu cơ bản khác.

Đề nghị

Để tăng được hiệu quả siêu âm hút tế bào trứng bò để tạo phôi trong ống nghiệm nên siêu âm hút tế bào trứng ở bò HF (3 tuổi), từ các nang trứng có kích thước 2 – 5 mm hoặc pha nang trứng phát triển với tần suất ½ tuần/lần, ở áp lực hút 120 mmHg, vào vụ đông – xuân, sử dụng FSH với liều lượng 5mg để kích thích.

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Phan Lê Sơn, Nguyễn Thị Thoa, Lưu Công Khánh, Chu Thị Yến, Nguyễn Thị Hương, Phạm Khánh Vân, Lưu Thị Ngọc Anh (2009), “Ảnh hưởng của tuổi bò đến số lượng và chất lượng tế bào trứng chọc hút bằng siêu âm”, Tạp

chí khoa học công nghệ chăn nuôi – Viện Chăn nuôi, số 21, tr. 48-52. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Phan Lê Sơn, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Thị Thoa, Nguyễn Khánh Vân, Vũ Ngọc Hiệu, Lưu Thị Ngọc Anh (2009), “Ảnh hưởng của tần suất siêu âm đến kết quả thu tế bào trứng từ bò sống để tạo phôi in vitro”, Tạp chí khoa học

TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tiếng việt

1. Nguyễn Hữu Đức, Nguyễn Thị Ước, Lê Văn Ty, Quản Xuân Hữu, Nguyễn Trung Thành, Bùi Linh Chi, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Thùy Anh, Nguyễn Việt Linh, Bùi Xuân Nguyên (2003), Kết quả thụ tinh ống nghiệm và cấy phôi ở bò lai Sind, Hội nghị công nghệ sinh học toàn quốc. NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 699-702.

2. Nguyễn Hữu Đức, Nguyễn Thị Ước, Bùi Xuân Nguyên (1996), Trạng

thái phát triển nhân tế bào trứng thu từ buồng trứng của bò nội Việt Nam,

Kỷ yếu Viện công nghệ Sinh học 1996.

3. Nguyễn Hữu Đức, Nguyễn Thị Ước, Lê Văn Ty, Bùi Linh Chi, Bùi Xuân Nguyên (1998), Nghiên cứu chọn lọc tinh trùng bò dùng trong thụ tinh

ống nghiệm, Kỷ yếu Viện Công nghệ Sinh học 1998. NXB Khoa học và

Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 169 – 174.

4. Nguyễn Văn Lý (2006), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm ở bò tại Việt Nam. Luận án tiến sỹ Nông nghiệp,

Viện Chăn nuôi, tr. 140-143.

5. Nguyễn Văn lý, Lưu Công Khánh, Nguyễn Thị Thoa, Phan Lê Sơn, Chu Thị Yến, Nguyễn Thị Kim Anh, Vũ Ngọc Hiệu (2007), Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật siêu âm hút tế bào trứng từ bò sống để tạo phôi trong ống nghiệm. Tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi. Số 1, tr. 54-58.

6. Bùi Xuân Nguyên, Nguyễn Hữu Đức, Lê Văn Ty, Nguyễn Thị Ước

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến HIỆU QUẢ của kỹ THUẬT SIÊU âm hút tế bào TRỨNG bò để tạo PHÔI TRONG ỐNG NGHIỆM (Trang 125 - 168)