Sự hình thành sóng nang

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến HIỆU QUẢ của kỹ THUẬT SIÊU âm hút tế bào TRỨNG bò để tạo PHÔI TRONG ỐNG NGHIỆM (Trang 27 - 28)

4. Những đóng góp mới của luận án về học thuật và lý luận

1.3.4.Sự hình thành sóng nang

Ở bò và một số loài động vật có vú khác, kiểu phát triển của các nang trứng trong giai đoạn trưởng thành có đặc điểm như làn sóng, sóng này theo chu kỳ và phát triển đồng thời của một nhóm nang trứng (Adams, 1999). Các nghiên cứu gần đây cho thấy các nang trứng có kích thước 1 - 3 mm cũng phát triển theo kiểu sóng. Các kiểu nang trứng phát triển theo sóng ở bê được nghiên cứu cách đây hàng chục năm (Rajakoski, 1960) sử dụng số liệu mô học của buồng trứng lấy từ các con bê khác nhau ở các ngày khác nhau của chu kỳ. Tuy nhiên gần đây các kiểu nang trứng phát triển theo sóng được xác nhận sử dụng máy siêu âm để siêu âm các nang trứng.

Ở bò có 2 - 3 đợt sóng nang phát triển trong một chu kỳ tính. Trong mỗi sóng có một nang trứng phát triển nhanh hơn các nang trứng khác và trở thành nang trội. Mặc dù nang trội của mỗi đợt sóng nang có khả năng phát triển đến rụng trứng, nhưng do bị progesterone của thể vàng ức chế nên không phát triển đến giai đoạn rụng trứng mà bị thoái hóa, chỉ có một nang trội của đợt sóng nang cuối cùng phát triển đến giai đoạn rụng trứng. Nang trứng của đợt sóng nang cuối cùng phát triển đến giai đoạn rụng trứng do progesterone giảm do thể vàng thoái hóa. Sự có mặt của progesterone ở pha thể vàng làm cho các nang trứng trội bị thoái hóa và đợt sóng nang mới lại xuất hiện.

Độ dài pha thể vàng của chu kỳ động dục sử dụng progesterone ngoại sinh làm kéo dài chu kỳ động dục và tạo ra sự luân chuyển của nang trội. Nồng độ progesterone cao hơn ức chế sự liên tục của sóng LH (Luteinising Hormone), hormone hoàng thể hóa do tuyến yên tiết ra, có tác dụng kích thích

rụng trứng và phát triển thể vàng ở con cái làm cho nang trội có thời gian sống ngắn hơn. Progesterone ức chế sự ảnh hưởng lên sự phát triển của pha nang trội do vậy các mức độ progesterone của thể vàng bình thường thúc đẩy sự thoái hóa của các nang trội và tạo ra sóng nang mới (Adams và cs., 1992). Tăng tính liên tục của nhịp LH kéo dài sự phát triển của nang trội và tạo ra các cơ chất để tổng hợp estradiol, tăng nồng độ estradiol trong máu từ nang trội. Nồng độ estradiol trong máu cao ức chế các sóng FSH và làm cho các nang trứng 5mm hay lớn hơn không xuất hiện và hình thành các nang trội mới (Sirois và Fortune, 1990).

Ở chu kỳ động dục thường có 2 đợt sóng nang, các nang trứng rụng phát triển ở trong trạng thái progesterone cao trong 7 ngày so với chu kỳ có 3 đợt sóng nang. Thêm vào đó sự phát triển nang trứng rụng ở chu kỳ động dục có 2 đợt sóng nang, trong khoảng thời gian lâu hơn chu kỳ động dục có 3 đợt sóng nang ( 11 ngày so với 7 ngày) và do vậy nang trứng rụng ở chu kỳ động dục có 2 đợt sóng nang có kích thước to hơn (17mm so với 14mm) (Ginther và cs., 1989). Do thời gian phát triển của nang trứng ở chu kỳ động dục có 2 đợt sóng nang dài hơn chu kỳ động dục có 3 đợt sóng nang do vậy các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu và so sánh tỉ lệ có chửa và một số các tác giả cho rằng ở chu kỳ có hai đợt sóng nang tỉ lệ có chửa thấp hơn ( Townson và cs., 2002), song một số tác giả khác lại cho thấy không có sự khác nhau (Ahmad và cs., 1997) về tỉ lệ có chửa ở bò có hai đợt sóng nang trong chu kỳ động dục.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến HIỆU QUẢ của kỹ THUẬT SIÊU âm hút tế bào TRỨNG bò để tạo PHÔI TRONG ỐNG NGHIỆM (Trang 27 - 28)