4. Những đóng góp mới của luận án về học thuật và lý luận
3.5. Ảnh hưởng của liều lượng FSH
* Ảnh hưởng của liều lượng FSH số lượng nang trứng được hút và tế bào trứng thu được
Siêu âm hút tế bào trứng được thực hiện trên 120 lượt buồng trứng. Kết quả (Bảng 3.12) cho thấy, liều lượng FSH khác nhau có ảnh hưởng đến số lượng nang trứng được hút (P < 0,05).
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của các liều lượng FSH đến số lượng nang trứng được hút và số lượng tế bào trứng thu được
Liều FSH
Nang trứng được hút Tế bào trứng thu được
% n X ± SE n X ± SE ĐC 243 12,15a ± 0,36 184 9,20a ± 0,26 75,72 2 mg 250 12,50a ± 0,40 188 9,40a ± 0,33 75,20 3 mg 284 14,20b ± 0,68 215 10,75b ± 0,35 75,70 4 mg 285 14,25b ± 0,51 216 10,80b ± 0,42 75,79 5 mg 324 16,20c ± 0,57 248 12,40c ± 0,46 76,54 6 mg 321 16,05c ± 0,47 245 12,25c ± 0,35 76,32
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05; X: Bình quân/buồng trứng/lần; ĐC: Đối chứng; %: Tỉ lệ tế bào trứng thu được/nang trứng được hút
Hầu hết bình quân số lượng nang trứng được hút ra ở các liều lượng FSH , 3 mg, 4 mg, 5mg và 6 mg đều cao hơn so với liều lượng đối chứng (không tiêm FSH; p < 0,05), tương ứng: 12,50; 14,20; 14,25; 16,20 và 16,05 nang trứng được hút/buồng trứng so với nhóm đối chứng 12,15 nang trứng được hút/buồng trứng. Riêng liều lượng FSH 2 mg không có sự khác nhau rõ rệt với nhóm đối chứng (P > 0,05). Ở hai liều lượng FSH 5 mg và 6 mg, số
lượng nang trứng được hút cao hơn có ý nghĩa so với các liều lượng 2mg, 3mg và 4mg.
Kết quả tế bào trứng thu được (Bảng 3.12) cho thấy, có sự sai khác giữa các liều lượng FSH được sử dụng. Ở liều lượng FSH đối chứng và liều lượng FSH 2 mg không có sự khác biệt, số lượng tế bào trứng thu được thấp nhất, tương ứng: 9,20 và 9,40 tế bào. Tiếp đến là liều lượng FSH 3 mg và 4 mg có sự khác biệt (P < 0,05) và có số lượng tế bào trứng/buồng trứng cao hơn liều lượng FSH đối chứng và liều lượng FSH 2 mg, tương ứng: 10,75 và 10,80 tế bào. Ở liều lượng FSH 5 mg và 6 mg có số lượng tế bào trứng/buồng trứng cao (P < 0,05) hơn các liều FSH khác, tương ứng: 12,40 và 12,25 tế bào.
Tỉ lệ tế bào trứng thu được/nang trứng được hút tương đối ổn định giữa các liều lượng FSH. Tỉ lệ tế bào trứng thu được ở các liều lượng tương ứng: ĐC (75,72%), 2 mmg (75,20%), 3 mg (75,70%), 4 mg (75,79%), 5mg (76,54%) và 6 mg (76,32%).
* Ảnh hưởng của liều lượng FSH đến chất lượng tế bào trứng
Kết quả nghiên cứu thu được (Bảng 3.13) cho thấy, có sự ảnh hưởng của liều lượng FSH lên chất lượng tế bào trứng loại A và loại B, song không có sự khác biệt về chất lượng tế bào trứng loại C. Còn chất lượng tế bào trứng loại loại D có sự khác biệt (P < 0,05) giữu liều lượng FSH 6 mg với các liều lượng còn lại.
Số lượng tế bào trứng loại A/buồng trứng/lần của liều lượng FSH đối chứng và 2 mg không có sự khác nhau ( P < 0,05), số lượng tế bào trứng thu được tương ứng: 3,25 so với 3,15 tế bào trứng/buồng trứng/lần. Tế bào trứng loại A ở các liều lượng 3 mg, 4 mg, 5 mg và 6 mg không có sự sai khác có ý nghĩa, số lượng tế bào trứng thu được, tương ứng 3,75; 3,80; 4,50 và 4,20 tế bào trứng/buồng trứng/lần.
Không có sự sai khác (P < 0,05) giữa liều lượng FSH 2 mg, 3 mg và 4 mg so với liều lượng đối chứng, tương ứng: 3,20; 3,70 và 3,75 tế bào/buồng trứng/lần so với 3,25 tế bào/buồng trứng/lần. Có sự sai khác về chất lượng tế bào trứng loại B/buồng trứng/lần ở liều lượng 5 mg và 6 mg so với liều lượng đối chứng, 2 mg, 3 mg và 4 mg (P < 0,05). Số lượng tế bào trứng/buồng trứng/lần ở liều FSH 5 mg và 6 mg tương ứng: 4,45 và 4,20 tế bào trứng.
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của liều lượng FSH đến chất lượng tế bào trứng
Liều FSH Chất lượng tế bào trứng A B C D X ± SE (n) X ± SE (n) X ± SE (n) X ± SE (n) ĐC 3,15a ± 0,15 (63) 3,25a ± 0,24 (65) 2,10a ± 0,20 (42) 0,70a ± 0,19 (14) 2 mg 3,25a ± 0,23 (65) 3,20a ± 0,20 (64) 1,90a ± 0,14 (38) 1,05a ± 0,18 (21) 3 mg 3,75b ± 0,14 (75) 3,70a ± 0,29 (74) 2,10a ± 0,19 (42) 1,20a ± 0,21 (24) 4 mg 3,80b ± 0,22 (76) 3,75a ± 0,28 (75) 2,10a ± 0,14 (42) 1,15a ± 0,17 (23) 5 mg 4,50b ± 0,28 (90) 4,45b ± 0,21 (89) 2,40a ± 1,33 (48) 1,05a ± 0,17 (21) 6 mg 4,20b ± 0,24 (84) 4,20b ± 0,22 (84) 2,30a ± 0,13 (46) 1,55b ± 0,22 (31)
Ghi chú: các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05; X: bình quân/buồng trứng/lần; A, B, C và D: chất lượng tế bào trứng theo thứ tự từ cao đến thấp; ĐC: đối chứng
Không có sự khác biệt về tế bào trứng loại C/buồng trứng/lần (P > 0,05) ở tất cả các liều lượng FSH, số lượng tế bào trứng/buồng trứng/lần thu được tương ứng ở các liều lượng: đối chứng, 2 mg, 3 mg, 4 mg, 5 mg và 6 mg tương ứng là 2,10; 1,90; 2,10; 2,10; 2,40 và 2,30 tế bào trứng..
Tế bào trứng có chất lượng loại D ở liều lượng FSH 6mg có sự sai khác (P < 0,05) so với các liều lượng đối chứng, 2 mg, 3 mg, 4 mg và 5 mg, tương ứng: 1,55 tế bào trứng so với 0,70; 1,05; 1,20; 1,15 và 1,05 tế bào trứng. Kết quả này cho thấy số lượng tế bào trứng loại D ở liều lượng FSH 6 mg là cao nhất. Thực tế cho thấy, khi siêu âm hút tế bào trứng những nang trứng có kích thước lớn thì tế bào trứng thường bị lột trần, nguyên nhân này có thể là do tế bào trứng ở các nang trứng lớn đang ở giai đoạn thành thục, do vậy các lớp màng cumulus giãn nở, làm giảm sự liên kết giữa các lớp màng cumulus và tế bào trứng. Vì vậy khi tăng liều lượng FSH lên 6 mg làm xuất hiện một số nang trứng có kích thước lớn.
* Ảnh hưởng của liều lượng FSH đến hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi
nang thu được
Có sự sai khác giữa liều lượng FSH 5 mg và 6 mg so với liều lượng FSH đối chứng, 2 mg, 3 mg và 4 mg (P < 0,05) về số lượng hợp tử phân chia/buồng trứng/lần. Số lượng hợp tử phân chia ở kiều lượng FSH đối chứng, 2 mg, 3 mg và 4 mg tương ứng: 3,35; 3,40; 4,00 và 4,10 hợp tử (Bảng 3.14). Trong khi đó số lượng tế bào trứng ở liều lượng FSH có sự khác biệt và cao hơn so với các liều lượng trên, tương ứng: 5,05 và 4,55 hợp tử/buồng trứng/lần.
Các liều lượng FSH đối chứng, 2 mg, 3 mg, 4 mg và 6 mg không có sự sai khác (P < 0,05), số lượng phôi dâu và phôi nang thu được/buồng trứng/lần tương ứng: 1,05; 1,10; 1,40; 1,45 và 1,80 phôi. Còn ở liều lượng FSH 5mg có sự khác biệt so với các liều FSH còn lại (P < 0,05). Ở liều lượng FSH 5 mg thu được 2,35 phôi dâu và phôi nang/buồng trứng/lần.
Tỉ lệ hợp tử phân ở các liều lượng đối chứng, 2 mg, 3 mg, 4 mg, 5 mg và 6 mg, tương ứng: 52,34; 52,71; 53,69; 54,30; 56,42 và 54,17%. Tương tự, tỉ lệ phôi dâu và phôi nang/buồng trứng/lần ở các liều lượng FSH trên tương
ứng là: 16,41; 17,05; 18,79; 19,21; 31,13 và 20,11%. Như vậy ở liều FSH 5 mg có số lượng phôi dâu và phôi nang thu được lớn nhất, với 2,35 phôi/buồng trứng/lần.
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của liều lượng FSH đến sự phân chia của hợp tử, phôi dâu và phôi nang
Liều FSH
Tế bào trứng nuôi in vitro (n)
Hợp tử phân chia Phôi dâu và phôi nang
X ± SE (n) % X ± SE (n) % ĐC 128 3,35a ± 0,65 (67) 52,34 1,05a ± 0,15 (21) 16,41 2 mg 129 3,40a ± 0,46 (68) 52,71 1,10a ± 0,16 (22) 17,05 3 mg 149 4,00a ± 0,49 (80) 53,69 1,40a ± 0,18 (28) 18,79 4 mg 151 4,10a ± 0,78 (82) 54,30 1,45a ± 0,15 (29) 19,21 5 mg 179 5,05b ± 0,87 (101) 56,42 2,35b ± 0,23 (47) 31,13 6 mg 168 4,55b ± 0,66 (91) 54,17 1.80a ± 0,24 (36) 20,11
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05; X:Bình quân/buồng trứng/lần; ĐC: Đối chứng; %: Tỉ lệ hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu được/tế bào trứng nuôi in vitro
* Kết luận:
Liều lượng FSH ảnh hưởng đến kết quả siêu âm hút tế bào trứng và tạo phôi trong ống nghiệm (P < 0,05). Căn cứ vào phôi dâu và phôi nang thu được/buồng trứng/lần cho thấy, liều lượng FSH 5 mg là thích hợp nhất.
Điều khiển sự phát triển của nang trứng luôn được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu với nhằm tạo ra nhiều hơn những tế bào trứng có khả năng phát triển và tạo phôi in vitro nhưng kết quả vẫn còn nhiều biến động. Nuôi thành thục tế bào trứng là yếu tố khó cải tiến vì thậm chí sau khi đã lựa chọn số lượng tế bào trứng rất đồng đều, nhưng chỉ 35% đạt sự thành thục về tế bào chất và có khả năng phát triển đến giai đoạn phôi dâu và phôi nang.
Phôi dâu chặt (A) Phôi nang sớm (A) Phôi nang sớm (A)
Phôi nang mở rộng (A) Phôi dâu chặt (B) Phôi dâu (B)
Phôi dâu chặt (C) Phôi dâu (C) Phôi chậm phát triển (D)
Phôi dâu (D) Phôi thoái hóa (D) Phôi nang thoát màng (A)
Hình 3.12. Một số hình ảnh về phôi dâu và phôi nang thu được có chất lượng khác nhau
Thực tế cho thấy, nếu nuôi thành thục tế bào trứng được thực hiện bằng cách nuôi thành thục in vitro, thụ tinh và nuôi phôi in vitro thì khả năng phát triển của tế bào trứng tăng, tỉ lệ phôi dâu và phôi nang thu được gấp đôi, xấp xỉ 49% (Blondin và cs., 2002). Do vậy mà nguồn gốc nang trứng dường như là yếu tố quan trọng nuôi dưỡng tế bào trứng để tế bào trứng phát triển. Và có rất nhiều nghiên cứu xác định sự khác nhau về đặc điểm nang trứng với hy vọng tìm ra yếu tố làm tăng khả năng phát triển nang trứng, tình trạng buồng trứng, song kết quả vẫn bị hạn chế. Vì vậy các nhà khoa học đã thấy rằng sử dụng hormone để kích thích làm tăng khả năng phát triển của nang trứng, kích thước nang trứng và số lượng nang trứng trong pha phát triển. Có kết quả này là do sự tác động của FSH đến sự phát triển của nang trứng ở tất cả các giai đoạn (Govan và Black, 1975).
Liều FSH sử dụng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển của nang trứng. Nhiều tác giả đã sử dụng nhiều liều FSH để kích thích và thấy rằng sử dụng nhiều liều FSH đem lại hiệu quả tốt hơn sử dụng 1 liều FSH (Stubbings và cs., 1995; Walsh và cs., 1993). Sử dụng nhiều liều FSH làm tăng kích thước nang trứng (Goodhand và cs., 2000). Bên cạnh đó, khoảng cách thời gian cũng như phương pháp sử dụng FSH cũng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kích thích. Tiêm FSH 2 lần/ngày làm tăng khả năng phản ứng hơn 1 lần/ngày, với cùng một liều lượng (Walsh và cs., 1993).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng, kết quả thu được ở liều FSH 5 mg về số lượng nang được hút và số lượng tế bào trứng/buồng trứng/lần mặc dù không có sự khác biệt so với liều lượng FSH 6 mg P < 0,05). Tương tự, số lượng tế bào trứng loại A/buồng trứng/lần không có sự khác biệt so với liều lượng FSH 3 mg, 4 mg, 5 mg và 6 mg (P < 0,05), song về số lượng phôi dâu và phôi nang thu được/buồng trứng/lần của liều lượng FSH 5 mg lại có sự khác biệt và cao hơn liều lượng FSH 6 mg và các liều
lượng khác. Như vậy có thể nói rằng khi tăng hàm lượng FSH đến một mức độ nhất định không những nâng cao được kích thước, số lượng nang trứng mà còn tăng sự phát triển của hợp tử đến giai đoạn phôi dâu và phôi nang. Tất cả các liều FSH còn lại. Tuy nhiên nếu kích thích với một liều lượng vượt quá sự cho phép có thể làm giảm chất lượng tế bào trứng, mặc dù kích thước và số lượng tế bào trứng tăng lên.
Như vậy với liều lượng FSH thích hợp đã làm cho sự phát triển của tế bào trứng đến giai đoạn phôi dâu và phôi nang tăng lên. Hầu hết các tác giả nghiên cứu đều có kết luận phù hợp với kết luận của chúng tôi, FSH làm tăng số lượng nang trứng và chất lượng tế bào trứng (Goodhand và cs., 1999), làm tăng số lượng tế bào trứng (Techakumphu và cs., 2000), làm tăng kích thước của nang trứng (Goodhand và cs., 1999), làm tăng chất lượng tế bào trứng sau khi tiêm FSH 3 ngày, phôi nang có chất lượng tốt hơn (Sirard và cs., 1999), FSH thúc đẩy sự phát triển của nang trứng và tăng số lượng nang trứng có mặt trên buồng trứng (Tanaka và cs., 2001). Ngoài ra giảm số lượng và thoái hóa của nang trứng là do sự thiếu hụt hàm lượng FSH do nang trội sản xuất insulin tác động ngược âm tính vào thùy trước tuyến yên làm giảm hàm hàm lượng FSH dưới ngưỡng cần thiết hoặc do một số nguyên nhân khác. Do đó khi đưa một bổ sung một liều lượng FSH ngoại sinh thích hợp sẽ làm giảm sự thoái hóa của các nang trứng khi nang trội phát triển và tăng chất lượng tế bào trứng.
Trong nghiên cứu này chúng tôi không tiến hành đánh giá ảnh hưởng của FSH lên kích thước của nang trứng, song thực tế cho thấy, việc sử dụng FSH để kích thích, các nang trứng có đồng đều hơn, thuận lợi cho việc quan sát và hút tế bào trứng. Tuy nhiên, chi phí cho việc sử dụng FSH cũng góp phần làm tăng giá thành của phôi tạo ra. Do vậy, sử dụng FSH cần được cân nhắc trong một số trường hợp nhất định.
Hình 3.13. Biểu đồ đánh giá số lượng nang trứng, số lượng tế bào trứng, hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu được ở 6 liều lượng FSH
khác nhau 3.6. Ảnh hưởng của giống bò
* Ảnh hưởng của giống đến số lượng nang trứng được hút và tế bào trứng thu được
Siêu âm hút tế bào trứng được tiến hành trên 48 buồng trứng, số lượng nang trứng ở bò F3 và bò HF thu được tương ứng, 244 và 272 nang trứng được hút. Kết quả thu được ở bò HF và bò F3 cho thấy, có sự ảnh hưởng của giống bò HF và bò F3đến số lượng nang trứng được hút (P < 0,05). Số lượng nang trứng/buồng trứng/lần HF lớn hơn ở bò F3, tương ứng: 11,33 so với 10,17 nang.
Có sự khác nhau rõ rệt (P < 0,05) về số tế bào trứng thu được/buồng trứng/lần (Bảng 3.15) và ở bò HF cho số lượng tế bào trứng cao hơn (P < 0,05) bò F3, tương ứng: 8,92 so với 7,75 tế bào trứng.
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của giống bò cho tế bào trứng đến số lượng nang trứng được hút và số lượng tế bào trứng thu được
Giống
Nang trứng được hút Tế bào trứng thu được
%
n X ± SE n X ± SE
F3 244 10,17a ± 0,27 186 7,75a ± 0,24 76,23
HF 272 11,33b ± 0,34 214 8,92b ± 0,25 78,68
Ghi chú:Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05; X:Bình quân/buồng trứng/lần; %:Tỉ lệ tế bào trứng thu được/nang trứng được hút
Không có sự chênh lệch nhiều về tỉ lệ tế bào trứng thu được/nang trứng được hút ở bò F3 và HF, tương ứng: 76,23 và 78,68%.
* Ảnh hưởng giống đến chất lượng tế bào trứng
Tế bào trứng thu được từ hai giống bò khác nhau được đánh giá theo mức độ A, B, C và D (bảng 3.16).
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của giống bò cho tế bào trứng đến chất lượng tế bào trứng Giống Chất lượng tế bào trứng A B C D X ± SE (n) X ± SE (n) X ± SE (n) X ± SE (n) F3 2,92 ± 0,16 (70) 2,83 ± 0,19 (68) 1,08 ± 0,20 (26) 0,92 ± 0,16 (22) HF 3,25 ± 0,15 (78) 3,21 ± 0,17 (77) 1,42 ± 0,22 (34) 1,04 ± 0,18 (25)
Ghi chú: Bình quân về chất lượng tế bào trứng (A, B, C và D) giữa hai giống bò được so sánh ở mức độ P < 0,05; X: Bình quân/buồng trứng/lần; A, B, C và D: Chất lượng tế bào trứng theo thứ tự từ cao đến thấp
Qua kết quả thu được cho thấy, mặc dù có sự khác nhau về số lượng nang trứng được hút, số lượng tế bào trứng/buồng trứng/lần, song chất lượng tế bào trứng A, B, C và D lại không có sự khác nhau (P < 0,05).
Số lượng tế bào trứng loại A, B, C và D/buồng trứng/lần ở bò F3, tương ứng là 2,92; 2,83; 1,08 và 0,92 tế bào trứng. Tương tự, bình quân số lượng tế bào trứng A, B, C và D/buồng trứng/lần ở bò HF tương ứng là 3,25; 3,21; 1,42 và 1,04 tế bào.
* Ảnh hưởng của giống đến hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu
được
Từ số lượng tế bào trứng thu được, có 138 tế bào trứng được nuôi thành thục (loại A và B), cho thấy, không có sự khác biệt về số lượng hợp tử phân chia/buồng trứng/lần giữa bò HF và bò F3 (P < 0,05). Số lượng hợp tử/buồng trứng/lần ở bò F3 là 3,33 hợp tử và 3,53 hợp tử ở bò HF.
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của giống bò cho tế bào trứng đến sự phân chia