Ảnh hưởng của kích thước nang trứng

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến HIỆU QUẢ của kỹ THUẬT SIÊU âm hút tế bào TRỨNG bò để tạo PHÔI TRONG ỐNG NGHIỆM (Trang 96 - 103)

4. Những đóng góp mới của luận án về học thuật và lý luận

3.3.Ảnh hưởng của kích thước nang trứng

* Ảnh hưởng của kích nang trứng đến số lượng nang trứng được hút và tế bào

trứng thu được

Tổng số 60 lượt buồng trứng được siêu âm để xác định kích thước và tiến hành siêu âm hút tế bào trứng của các nang trứng (2 – 5, 6 – 9 và ≥ 10 mm). Kết quả thu được cho thấy (Bảng 3.7), có sự ảnh hưởng rõ rệt giữa ba mức độ kích thước khác nhau đến số lượng nang trứng được hút (P < 0,05). Trong đó số lượng nang trứng được hút/buồng trứng/lần ở kích thước 2 – 5 mm cao nhất (P < 0,05), 9,63 nang. Tiếp đến là ở kích thước 6 – 9 mm, đạt 1,80 nang trứng/buồng trứng/lần. Và thấp nhất là nang trứng có kích thước từ 10 mm trở lên, chỉ có 0,85 nang trứng/buồng trứng/lần.

Số lượng tế bào trứng thu được cũng có sự ảnh hưởng rõ rệt (P < 0,05) giữa các mức độ kích thước khác nhau. Ở kích thước 2 – 5 mm có số lượng tế bào trứng/buồng trứng/lần cao nhất (p < 0,05), đạt 7,50 tế bào trứng. Trong khi đó ở kích thước 6 – 9 mm và nang trứng từ 10 mm trở lên chỉ đạt, tương ứng 1,47 và 0, 67 tế bào trứng/buồng trứng/lần.

Tỉ lệ tế bào trứng thu được/nang trứng được hút không có sự chênh lệch nhiều. Cao nhất ở kích thước 6 – 9 mm (81,48%), tiếp đến là kích thước ≥ 10 mm trở lên (78,43%) và thấp nhất là kích thước 2 – 5 mm (77,85%).

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của kích thước nang trứng đến số lượng nang trứng được hút và số lượng tế bào trứng thu được

Kích thước nang trứng

Nang trứng được hút Tế bào trứng thu được

%

n X ± SE n X ± SE

2 – 5 mm 578 9,63a ± 0,22 450 7,50a ± 0,16 77,85

6 – 9 mm 108 1,80b ± 0,11 88 1,47b ± 0,09 81,48

≥ 10 mm 51 0,85c ± 0,09 40 0,67c ± 0,07 78,43

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05; X: Bình quân/buồng trứng/lần; %: Tỉ lệ tế bào trứng thu được/nang trứng được hút

Hình 3.7. Đếm và đo kích thước của các nang trứng trên máy siêu âm Số lượng và kích thước nang trứng được thực hiện trên các phím

chức năng của màn hình máy siêu âm. Mỗi một kích thước của nang trứng

được lựa chọn trên buồng trứng sẽ tương ứng với kích thước thể hiện bên cạnh màn hình máy siêu âm (Hình 3.7)

* Ảnh hưởng của kích thước nang trứng đến chất lượng tế bào trứng

Có sự sai khác có ý nghĩa về chất lượng tế bào trứng loại A giữa 3 mức độ kích thước (P < 0,05). Số lượng tế bào trứng loại A ở kích thước 2 – 5 mm cao nhất (P < 0,05), với 4,23 tế bào trứng/buồng trứng/lần. Tiếp đến là kích thước 6 – 9 mm và thấp nhất là ở nang trứng có kích thước 10 mm trở lên, tương ứng: 0,45 và 0,05 tế bào trứng/buồng trứng/lần (Bảng 3.8).

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của kích thước nang trứng đến chất lượng tế bào trứng Kích thước nang trứng Chất lượng tế bào trứng A B C D X ± SE (n) X ± SE (n) X ± SE (n) X ± SE (n) 2 – 5 mm 4,23a ± 0,14 (254) 2,30a ± 0,17 (138) 0,52a ± 0,09 (31) 0,45a ± 0,09 (27) 6 – 9 mm 0,45b ± 0,77 (27) 0,60b ± 0,08 (36) 0,27b ± 0,07 (16) 0,15b ± 0,05 (9) ≥ 10 mm 0,05c ± 0,03 (3) 0,05c ± 0,03 (3) 0,25b ± 0,06 (15) 0,50a ± 0,08 (30)

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05; X: Bình quân/buồng trứng/lần; A, B, C và D:Chất lượng tế bào trứng theo thứ tự từ cao đến thấp

Tế bào trứng có chất lượng loại B/buồng trứng/lần của ba mức độ kích thước có sự khác nhau (P < 0,05). Lớn nhất ở kích thước 2 – 5 mm (2,30 tế bào trứng/buồng trứng/lần), tiếp đến là kích thước 6 – 9 mm (0,60 tế bào trứng/buồng trứng/lần) và thấp nhất là kích thước 10 mm trở lên (0,05 tế bào trứng/buồng trứng/lần).

Chất lượng tế bào trứng loại C ở nang trứng có kích thước 6 – 9 mm và 10 mm trở lên không có sự khác nhau rõ rệt (P < 0,05), tế bào trứng/buồng trứng/lần thu được tương ứng: 0,27 và 0,25 tế bào. Song lại có sự khác biệt giữa nang trứng có kích thước 2 – 5 mm so với hai mức độ kích thước trên (P < 0,05), số lượng tế bào trứng thu được là 0,52 tế bào trứng/buồng trứng/lần. Còn ở tế bào trứng loại D nang trứng có kích thước 10 mm trở lên cao hơn (P < 0,05) so với kích thước 2 – 5 mm và 6 – 9 mm, tương ứng 0,50 so với 0,45 và 0,15 tế bào trứng/buồng trứng/lần.

* Ảnh hưởng của kích thước nang trứng đến hợp tử phân chia, phôi dâu và

phôi nang thu được

Số lượng tế bào trứng được nuôi thành thục để thụ tinh ở kích thước 2 – 5mm, 6 – 9 mm và 10 mm trở lên, tương ứng: 392, 63 và 6 tế bào trứng, thu được số lượng hợp tử phân chia, tương ứng: 223, 35 và 3 hợp tử (Bảng 3.9). Từ kết quả này cho thấy, có sự sai khác giữa ba mức độ kích thước khác nhau (P < 0,05), số lượng hợp tử phân chia/buồng trứng/lần ở kích thước 2 – 5 mm (3,72 hợp tử) lớn hơn (P < 0,05) so với kích thước 6 – 9 mm (0,58 hợp tử) và 10 mm trở lên (0,05 hợp tử). Bên cạnh số lượng hợp tử thu được/buồng trứng/lần, tỉ lệ hợp tử phân chia ở kích thước 2 – 5 mm, 6 – 9 mm và 10 mm trở lên không có sự chênh lệch đáng kể, tương ứng: 56,89; 55,56 và 50,00%.

Về kết quả phôi dâu và phôi nang thu được (Bảng 3.9) cho thấy, ở nang trứng có kích thước 10 mm trở lên không có hợp tử phân chia nào phát triển đến giai đoạn phôi dâu và phôi nang. Trong quá trình siêu âm hút tế bào trứng cho thấy, các nang trứng có kích thước 10 mm trở lên tế bào trứng thu được thường không có màng cumulus.

Có sự khác biệt về số lượng phôi dâu và phôi nang thu được/buồng trứng/lần siêu âm hút tế bào trứng (P < 0,05). Phôi dâu và phôi nang thu được/buồng trứng/lần ở nang trứng có kích thước 2 – 5 mm cao hơn nang

trứng có kích thước 6 – 9 mm, tương ứng 1,58 phôi/buồng trứng/lần so với 0,20 phôi/buồng trứng/lần.

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của kích thước nang trứng đến sự phân chia của hợp tử, phôi dâu và phôi nang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kích thước

nang trứng

Tế bào trứng

nuôi in vitro (n)

Hợp tử phân chia Phôi dâu và phôi nang

X ± SE (n) % X ± SE (n) %

2 - 5 mm 392 3,72a ± 0,10 (223) 56,89 1,58a ± 0,08 (95) 24,23 6 - 9 mm 63 0,58b ± 0,07 (35) 55,56 0,20b ± 0,05 (12) 19,05

≥ 10 mm 6 0,05c ± 0,03 (3) 50,00 - 0

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05; X: Bình quân/buồng trứng/lần; %: Tỉ lệ hợp tử, phôi dâu và phôi nang thu được/tế bào trứng nuôi in vitro

* Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, các nang trứng có kích thước 2 – 5 mm cho số lượng nang trứng được hút, số lượng tế bào trứng, hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu được/buồng trứng/lần lớn nhất, tương ứng: 9,63 nang, 7,50 tế bào trứng, 4,23 tế bào trứng loại A, 2,30 tế bào trứng loại B, 3,72 hợp tử và 1,58 phôi dâu và phôi nang. Còn ở nang trứng có kích thước 6 – 9 mm, có số lượng nang trứng, số lượng tế bào trứng thu được, hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu được thấp hơn và đặc biệt thấp hơn ở nang trứng có kích thước từ 10 mm trở lên không thu được phôi dâu và phôi nang.

Kết quả này là do ảnh hưởng của cơ chế phát triển nang trứng. Trong tự nhiên, các nang trứng kích thước nhỏ (từ 2 mm trở lên) thường phát triển theo nhóm, trong khi đó chỉ một số lượng rất ít các nang trứng có kích thước lớn

phát triển (nang trội). Sự phát triển của nang trội đã ức chế sự phát triển của các nang trứng và làm chúng bị thoái hóa. Các nang trứng bị thoái hóa có sự liên kết giữa các lớp màng cumulus ít chặt chẽ, do vậy các nang trứng dễ bị mất màng cumulus trong quá trình siêu âm hút tế bào trứng. Mặt khác số lượng màng cumulus liên quan chặt chẽ với kích thước nang trứng, ở các nang trứng có kích thước lớn số lượng màng cumulus bị giảm dần và mối liên kết với tế bào trứng lỏng lẻo hơn (Leibfried và First, 1979). Một thực tế cho thấy khi siêu âm hút tế bào trứng, các nang trứng có kích thước lớn thường có tế bào trứng trần trụi, đây cũng là nguyên nhân làm cho chất lượng tế bào trứng thấp, hợp tử phân chia giảm, phôi dâu và phôi nang thu được thấp.

Ảnh hưởng của kích thước nang trứng được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Các tác giả đều cho rằng kích thước nang trứng đóng một vai trò quan trọng trong việc nuôi tế bào trứng in vitro. Một số tác giả cho rằng, tế bào trứng động vật có vú phải đạt đến một giai đoạn phát triển hay kích thước nhất định để đạt được khả năng thành thục. Ở bò các tế bào trứng phải đạt 110 µm để đạt được khả năng phân bào nguyên nhiễm đầy đủ (Fair và cs., 1995; Otoi và cs., 1997). Có mối liên hệ chặt chẽ giữa kích thước nang trứng và khả năng phát triển của tế bào trứng (Pavlok và cs., 1992). Nang trứng kích thước < 2 mm không có khả năng phát triển đến giai đoạn phôi nang (Pavlok và cs., 1992). Nhưng một số tác giả khác lại cho rằng không có sự khác biệt về khả năng thành thục giữa các tế bào trứng có kích thước khác nhau sau khi nuôi in Vitro (Arlotto và cs., 1996). Fuhrer và cs. (1989) báo cáo rằng, chỉ có 1,4% tế bào trứng thu từ nang trứng có kích thước < 2 mm có khả năng thành thục, trong khi đó 47% tế bào trứng thu từ nang trứng có kích thước 2 – 8 mm có khả năng thành thục.

Nguyễn Văn Lý và cs. (2006) tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước nang trứng ở trên buồng trứng lò mổ với các mức độ kích thước < 2, 2

– 5 và > 5 – 8 mm đến số lượng nang trứng, khả năng thành thục và khả nang thụ tinh. Nghiên cứu của ông cho thấy có sự ảnh hưởng của kích thước nang trứng. Số lượng nang trứng thu được tương ứng với nang trứng có kích thước < 2 mm là 2974, 2 – 5 mm là 1010 và 398 nang ở nang trứng có kích thước > 10 mm và tỉ lệ thu tế bào trứng không có sự khác biệt giữa các mức độ kích thước (P < 0,05). Tỉ lệ thụ tinh của nang trứng < 2 mm chỉ đạt 46,57%, trong khi đó nang trứng có kích thước 2 – 5 mm đạt 55,73%. Cũng nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước nang trứng Lonergan và cs. (1994) thấy rằng, nang trứng có kích thước 2 – 6 mm đạt 90,8% tỉ lệ hợp tử phân chia ở và 31,19% hợp tử phát triển đến giai đoạn phôi dâu và phôi nang. Yang và cs. (1998) đã nuôi tế bào trứng thu được từ những nang trứng có đường kính khác nhau: 0,5; 1,0; 1-2; 2 – 5 và 5 – 8 mm thu được tỉ lệ hợp tử tương ứng 31, 68, 84 và 77 %.

Hình 3.8. Biểu đồ đánh giá số lượng nang trứng, số lượng tế bào trứng, hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu được ở 3 mức độ kích thước

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến HIỆU QUẢ của kỹ THUẬT SIÊU âm hút tế bào TRỨNG bò để tạo PHÔI TRONG ỐNG NGHIỆM (Trang 96 - 103)