Ảnh hưởng của tần suất siêu âm hút tế bào trứng

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến HIỆU QUẢ của kỹ THUẬT SIÊU âm hút tế bào TRỨNG bò để tạo PHÔI TRONG ỐNG NGHIỆM (Trang 88 - 96)

4. Những đóng góp mới của luận án về học thuật và lý luận

3.2.Ảnh hưởng của tần suất siêu âm hút tế bào trứng

* Ảnh hưởng của tần suất siêu âm hút tế bào trứng đến số lượng nang trứng được hút và tế bào trứng thu được

Để nghiên cứu ảnh hưởng của tần suất siêu âm hút tế bào trứng, 54 lượt buồng trứng đã được siêu âm hút tế bào trứng ở ba mức độ tần suất 2 tuần/lần, 1 tuần/lần và ½ tuần/lần. Kết quả thu được cho thấy, có sự ảnh hưởng của tần suất siêu âm hút tế bào trứng đến số lượng nang trứng được hút và số lượng tế bào trứng thu được (P < 0,05). Số nang trứng được hút/buồng trứng/lần thu được ở tần suất ½ tuần/lần lớn nhất, tổng số nang trứng được hút 195 nang, đạt 10,83 nang trứng/buồng trứng/lần siêu âm. Tiếp đến ở tần suất 1 tuần/lần thu được 164 nang, trung bình có 9,11 nang trứng. Ở tần suất 2 tuần/lần thấp nhất, chỉ thu được 129 nang với trung bình 7,17 nang trứng (Bảng 3.4).

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của tần suất siêu âm hút tế bào trứng đến số lượng nang trứng được hút và số lượng tế bào trứng thu được

Tần suất

Nang trứng được hút Tế bào trứng thu được

%

n X ± SE n X ± SE

2 tuần 129 7,17a ± 0,69 103 5,72a ± 0,57 79,84 1 tuần 164 9,1b ± 0,49 132 7,33b ± 0,39 80,49 ½ tuần 195 10,83c ± 0,44 154 8,56c ± 0,42 78,97

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05; X: Bình quân/buồng trứng/lần; %: Tỉ lệ tế bào trứng thu được/nang trứng được hút

Số lượng tế bào trứng thu được cũng cho thấy, có sự khác biệt về số lượng tế bào trứng thu được giữa các tần suất (P < 0,05). Trong đó ở mức độ tần suất ½ tuần/lần cho số lượng tế bào trứng thu được cao nhất (195 tế bào trứng), bình quân 8,56 tế bào trứng/buồng trứng/lần. Trong khi tổng số tế bào trứng thu được ở tần suất 1 tuần/lần là 164 tế bào trứng, bình quân 7,33 tế bào trứng/buồng trứng/lần. Và thấp nhất ở tần suất 2 tuần/lần chỉ thu được 129 tế bào trứng, với 5,72 tế bào trứng/buồng trứng/lần.

Tần suất 2 tuần/lần

Tần suất 1 tuần/lần Tần suất ½ tuần/lần

Hình 3.5. Nang trứng quan sát được ở tần suất 2 tuần, 1 tuần và ½ tuần/lần

Tỉ lệ tế bào trứng thu được/nang trứng được hút tương đối ổn định giữa ba loại tần suất, tương ứng: 79,84; 80,49 và 78,97 %. Từ kết quả này cho thấy, tần suất siêu âm hút tế bào trứng không ảnh hưởng nhiều đến kỹ thuật, song ảnh hưởng đến số lượng nang trứng có mặt trên buồng trứng là rõ rệt (p < 0,05). Trong thí nghiệm này kích thước nang trứng ở các mức độ khác nhau không được xác định, nhưng một thực tế cho thấy ở tần suất 2 tuần/lần và 1 tuần/lần các nang trứng có kích thước lớn xuất hiện nhiều hơn.

* Ảnh hưởng của tần suất siêu âm hút tế bào trứng đến chất lượng tế bào trứng

Từ số lượng tế bào trứng thu được ở các tần suất khác nhau, tiến hành đánh giá, phân loại để xác định ảnh hưởng của các tần suất khác nhau lên chất lượng tế bào trứng. Kết quả thu được cho thấy (Bảng 3.5), có sự ảnh hưởng giữa các tần suất khác nhau lên tế bào trứng loại A (P < 0,05). Trong đó tế bào trứng loại A ở tần suất ½ tuần cao hơn (P < 0,05) tần suất 1 tuần/lần và 2 tuần/lần, tương ứng: 4,00 tế bào trứng so với 2,67 và 2,00 tế bào trứng/buồng trứng/lần.

Không có sự khác biệt về chất lượng tế bào trứng loại B ở tần suất 1 tuần/lần và 2 tuần/lần (P < 0,05). Song có sự khác biệt giữa tần suất ½ tuân/lần và hai tần suất còn lại ( P < 0,05). Số lượng tế bào trứng loại B/buồng trứng/lần ở tần suất ½ tuần/lần cao nhất, đạt 3,11 tế bào. Còn ở hai tần suất ở tần suất 1 tuần/lần là 2,39 tế bào trứng/buồng trứng/lần và ở tần suất 2 tuần/lần chỉ đạt 1,89 tế bào trứng/buồng trứng/lần.

Không có sự ảnh hưởng của tần suất siêu âm hút tế bào trứng đến chất lượng tế bào trứng loại C (P > 0,05). Số lượng tế bào trứng loại C/buồng trứng /lần ở tần suất ½ tuần/lần, 1 tuần/lần và 2 tuần/lần thu được tương ứng: 0,94; 1,22 và 0,83 tế bào. Tương tự tế bào trứng loại C, tế bào trứng loại D cũng không có sự khác biệt giữa các tần suất (P < 0,05) và kết quả thu được ở

tần suất 2 tuần/lần, 1 tuần/lần và ½ tuần/lần, tương ứng: 0,89; 1,06 và 0,61 tế bào trứng/buồng trứng/lần.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của tần suất siêu âm hút tế bào trứng đến chất lượng tế bào trứng Tần suất Chất lượng tế bào trứng A B C D X ± SE (n) X ± SE (n) X ± SE (n) X ± SE (n) 2 tuần 2,00a ± 0,18 (36) 1,89a ± 0,31 (34) 0,94a ± 0,19 (17) 0,89a ± 0,24 (16) 1tuần 2,67b ± 0,26 (48) 2,39a ± 0,31 (43) 1,22a ± 0,17 (22) 1,06a ± 0,21 (19) ½tuần 4,00c ± 0,30 (72) 3,11b ± 0,28 (56) 0,83a ± 0,15 (15) 0,61a ± 0,16 (11)

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05; X: Bình quân/buồngtrứng/lần; A, B, C và D: Chất lượng tế bào trứng theo thứ tự từ cao đến thấp

* Ảnh hưởng của tần suất siêu âm hút tế bào trứng đến hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu được

Tổng số 289 tế bào trứng có chất lượng A và B thu được ở ba mức độ tần suất khác nhau, được nuôi thành thục, thụ tinh và nuôi in vitro đến giai đoạn phôi dâu và phôi nang. Qua kết quả thu được thấy rằng, có sự ảnh hưởng rõ rệt của ba loại tần suất khác nhau (Bảng 3.6) lên sự phân chia của hợp tử (P < 0,05). Ở tần suất ½ tuần có số lượng hợp tử phân chia/buồng trứng/lần cao nhất, đạt 5,11 hợp tử. Tiếp đến là ở tần suất 1 tuần/lần 2,50 hợp tử và thấp nhất là ở tần suất 2 tuần/lần 1,89 hợp tử. Tỉ lệ hợp tử phân chia (hợp tử/tế bào trứng đem nuôi) ở tần suất ½ tuần cao nhất hơn so với tần suất 2 tuần/lần và 1 tuần/lần, tương ứng 71,88% so với 48,57 và 49,45%.

Từ số lượng phôi dâu và phôi nang thu được/buồng trứng/lần cho thấy, ở tần suất 2 tuần/lần và 1 tuần/lần không có sự khác nhau (P < 0,05). Số lượng phôi dâu và phôi nang/buồng trứng/lần tương ứng: 0,56 và 0,72 phôi. Song lại có sự khác biệt giữa tần suất ½ tuần/lần so với tần suất 2 tuần/lần và 1 tuần/lần. Số lượng phôi dâu và phôi nang/buồng trứng/lần đạt 1,83 phôi. Như vậy, số lượng phôi dâu và phôi nang thu được/số lượng tế bào trứng đem nuôi cao nhất ở tần suất ½ tuần/lần, chiếm 25,78%. Trong khi ở tần suất 2 tuần/lần và 1 tuần/lần có tỉ lệ phôi dâu và phôi nang thu được giống nhau 12,29%.

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của tần suất siêu âm hút tế bào trứng đến sự phân chia của hợp tử, phôi dâu và phôi nang

Tần suất

Tế bào trứng nuôi in vitro (n)

Hợp tử phân chia Phôi dâu và phôi nang

X ± SE (n) % X ± SE (n) % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 tuần 70 1,89a ± 0,20 (34) 48,57 0,56a ± 0,12 (10) 14,29 1 tuần 91 2,50b ± 0,20 (45) 49,45 0,72a ± 0,16 (13) 14,29 ½ tuần 128 5,11c ± 0,46 (92) 71,88 1,83b ± 0,20 (33) 25,78

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05; %: Tỉ lệ hợp tử, phôi dâu và phôi nang thu được/tế bào trứng nuôi in vitro; X: Bình quân/buồng trứng/lần

* Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu thu được có thể kết luận rằng có sự ảnh hưởng của tần suất siêu âm hút tế bào trứng ở các tần suất 2 tuần/lần, 1 tuần/lần và ½ tuần/lần (P < 0,05) và ở tần suất ½ tuần cho kết quả về số lượng nang trứng được hút, số lượng tế bào trứng loại A, B, hợp tử, phôi dâu và phôi nang thu được cao nhất, tương ứng đạt 10,83 nang; 8,56 tế bào trứng; 4,00 tế bào trứng

loại A; 3,11 tế bào trứng loại B; 5,11 hợp tử và 1,83 phôi dâu và phôi nang/buồng trứng/lần. Kết luận này phù hợp với một số tác giả trên thế giới đã nghiên cứu. Garcia và Salahedine. (1998) tiến hành siêu âm hút tế bào trứng lặp lại ở bê với tần suất 1 tuần/lần và ½ tuân/lần (không sử dụng hormone) cho thấy, số lượng nang trứng, số lượng tế bào trứng, tế bào trứng loại A và loại B/bê/lần ở tần suất ½ tuần/lần cao hơn so với tần suất 1 tuần/lần (tương ứng: 17,2 so với 12,4 nang; 7,7 so với 4,5 tế bào trứng; 3,0 so với 1,8 tế bào trứng loại A và 3,3 so với 1,7 tế bào trứng loại B; P < 0,05), bình quân số lượng tế bào trứng/bê/tuần ở tần suất ½ tuần (15,5 tế bào trứng) cao hơn tần suất (P < 0,05) 1 tuần (5,4 tế bào trứng). Cũng nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tần suất, tác giả Viana và cs. (2004) thấy rằng về số lượng nang trứng/bò/lần có sự sai khác với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, khi tác giả thấy rằng ở tần suất 1 tuần và tần suất ½ tuần không có sự sai khác (14,15 so với 14,2 nang; P > 0,05), số lượng /bò/lần ở tần suất 1 tuần lại cao hơn ½ tuần (8,9 so với 7,0; P < 0,05), song về chất lượng tế bào trứng loại A, tỉ lệ phôi dâu và phôi nang thu được lại phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi khi tác giả thu được số phôi nang/bò/lần ở tần suất ½ tuần/lần cao hơn tần suất 1 tuần/lần ( tương ứng: 2,2 phôi so với 1,9; P < 0,01%). Nghiên cứu của Merton và cs. (2003) cũng có kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi, với tỉ lệ phôi nang ở khoảng cách 3 ngày cao hơn khoảng cách 7 ngày (19,7% so với 13,5%; P < 0,05).

Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Li và cs. (2007), khi tác giả nghiên cứu siêu âm hút tế bào trứng ở tần suất 1 tuần/lần và ½ tuần/lần ở bê vàng Trung Quốc (Chinese Yellow heifer) cho thấy, tần suất siêu âm hút tế bào trứng ảnh hưởng đến số lượng nang trứng được hút, số lượng tế bào trứng ( P < 0,05) khi siêu âm hút tế bào trứng ở tần suất 1 tuần/lần và ½ tuần/lần. Ở tần suất 1 tuần/lần có số lượng nang trứng

được hút/bê/lần chỉ đạt 9,1 nang, trong khi đó ở tần suất ½ tuần/lần đạt 12,1 nang trứng được hút/bê/lần. Số lượng tế bào trứng thu được/bê/lần ở tần suất ½ tuần/lần cao hơn tần suất 1 tuần/lần (P < 0,05), tương ứng: 4,5 so với 5,6 tế bào trứng/lần. Số lượng tế bào trứng/bê/lần có khả năng phát triển ở tần suất ½ tuần/lần cũng cao hơn tần suất 1 tuần/lần, tương ứng: 4,4 so với 2,8 tế bào.

Chúng tôi cho rằng số lượng nang trứng được hút, số lượng tế bào trứng, hợp tử, phôi dâu và phôi nang thu được cao nhất ở tần suất và ½ tuần/lần là do chưa có sự ức chế của nang trội vì vậy các nang trứng phát triển nhiều hơn và do chưa có sự ức chế của nang trội nên các nang trứng chưa bị thoái hóa. Viana và cs. (2010) thấy rằng sau khi siêu âm hút tế bào trứng sẽ xuất hiện một đợt nang trứng và hình thành một đợt sóng nang mới trong khoảng thời gian 48 h. Kết quả này cũng phù hợp với quy luật phát triển của nang trứng trong một đợt sóng nang. Trong tự nhiên, đợt sóng nang đầu tiên xuất hiện vào ngày thứ 1 sau khi bò động dục, các nang trứng có kích thước 2mm trở lên tham gia vào hình thành đợt sóng nang (pha phát triển), đến ngày thứ 3 trở đi nang trội bắt đầu phát triển nhanh hơn các nang trứng khác. Sau khi nang trội phát triển, các ngày tiếp theo các nang trứng còn lại giảm, ngừng phát triển và dần trở nên thoái hóa (Machatkova và cs., 2004). Giả thuyết về sự phát triển của nang trứng sau khi siêu âm hút tế bào trứng được nhiều tác giả đã đưa ra. Viana và cs. (2004) trước khi nghiên cứu về ảnh hưởng của tần suất siêu âm cho rằng không có sự khác nhau về kích thước nang trứng lớn nhất phát hiện được khi siêu âm hút tế bào trứng với các tần suất khác nhau và thậm chí với khoảng cách 3 ngày cũng cho phép nang trội xuất hiện và đạt đến kích thước > 10 mm. Viana và cs. (2000) nghiên cứu và thấy rằng, sự phát triển của nang trội sau khi siêu âm hút tế bào trứng nhanh hơn sự phát triển của nang trội ở chu kỳ bình thường, tốc độ phát triển của nang trội khoảng 1,0 mm/ngày ở bò Zebu. Garcia và Salaheddine (1998) đưa ra kết

luận rằng kết quả siêu âm hút tế bào trứng ở tần suất ½ tuần/lần tốt là do tỉ lệ nang trứng bị thoái hóa thấp. Merton và cs. (2003) cho rằng, sau khi tất cả các nang trứng có kích thước từ 2 mm trở lên được hút ra, các ngày tiếp theo các nang trứng có kích thước từ 2 mm trở xuống tiếp tục phát triển và sau khi siêu âm hút tế bào trứng 3 ngày thì nang trội bắt đầu xuất hiện.

Hình 3.6. Biểu đồ đánh giá số lượng nang trứng, số lượng tế bào trứng, hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu được ở ba tần suất khác

nhau

Từ thực tế thu được cũng cho thấy rằng, trong chu kỳ động dục tự nhiên, chỉ có 2 – 3 đợt sóng nang xuất hiện. Nhưng khi tiến hành siêu âm hút tế bào trứng liên tục ½ tuần/lần có nhiều đợt nang trứng được huy động hơn. Số lượng các đợt sóng nang đã tăng lên rất nhiều trong một khoảng thời gian nhất định. Như vậy đã có sự ảnh hưởng đến các hormone sinh sản, đặc biệt khi siêu âm hút tế bào trứng liên tục làm cho nang trội không kịp phát triển

dẫn đến hàm lượng hormone inhibin và estradiol-17β trong máu không tăng cao, kết quả là làm tăng hàm lượng FSH, LH và thay đổi các cơ chế phản hồi của oestradiol. FSH và LH tăng cao đã kích thích một đợt nang mới phát triển. Viana và cs. (2004) công bố rằng, tần suất hút tế bào trứng liên quan đến giai đoạn nang trứng đang phát triển hay giai đoạn thoái hóa. Khi Nang trứng ở giai đoạn thoái hóa, cấu trúc và chức năng bị thay đổi mối liên kết giữa các tế bào cumulus và tế bào trứng, sự liên kết bị giảm, các tế bào cumulus giãn nở và dễ bị lột trần (Bols và cs., 1996).

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu một số yếu tố ẢNH HƯỞNG đến HIỆU QUẢ của kỹ THUẬT SIÊU âm hút tế bào TRỨNG bò để tạo PHÔI TRONG ỐNG NGHIỆM (Trang 88 - 96)