4. Những đóng góp mới của luận án về học thuật và lý luận
3.7. Ảnh hưởng của tuổi bò cho tế bào trứng
* Ảnh hưởng của tuổi bò cho tế bào trứng đến số lượng nang trứng được hút và tế bào trứng thu đươc
Với 114 lượt buồng trứng được thực hiện (Bảng 3.18) cho thấy, có sự ảnh hưởng của bò 3 tuổi và bò 6 tuổi lên số lượng nang trứng được hút (p< 0,05). Số lượng nang trứng được hút ở bò 3 tuổi cao hơn (P < 0,05) bò 6 tuổi. Số lượng nang trứng /buồng trứng/lần ở bò 3 tuổi và bò 6 tuổi tương ứng: 8,41 và 8,00 nang.
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của tuổi bò cho tế bào trứng đến số lượng nang trứng được hút và số lượng tế bào trứng thu được
Tuổi bò
Nang trứng được hút Tế bào trứng thu được
%
n X ± SE n X ± SE
3 tuổi 454 8,41a ± 0,22 389 7,20a ± 0,23 85,68
6 tuổi 472 8,00b ± 0,24 407 6,78b ± 0,13 86,22
Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột không mang chữ cái giống nhau thì sai khác có ý nghĩa P < 0,05; X: Bình quân/buồng trứng/lần; %; Tỉ lệ tế bào trứng thu được/nang trứng được hút
Từ nang trứng được hút, số lượng tế bào trứng thu được cũng có sự khác nhau giữa bò 3 tuổi và bò 6 tuổi (P < 0,05). Số lượng tế bào trứng ở bò 3 tuổi thu được cao hơn bò 6 tuổi, số lượng tế bào trứng thu được tương ứng: 7,20 và 6,78 tế bào trứng/buồng trứng/lần. Như vậy có thể thấy, số lượng
nang trứng ở bò 3 tuổi cao hơn bò 6 tuổi thì số lượng nang trứng cũng cao hơn. Kết quả này cũng được thể hiện qua tỉ lệ tế bào trứng thu được/nang trứng được hút ở bò 3 tuổi và bò 6 tuổi, tương ứng: 85,68% và 86,22%.
* Ảnh hưởng của tuổi bò cho tế bào trứng đến chất lượng tế bào trứng
Trong thí nghiệm này do điều kiện thời gian không cho phép nên chất lượng tế bào trứng được đánh giá theo hai nhóm chất lượng AB và CD. Từ kết quả thu được cho thấy, mặc dù có sự khác nhau về số lượng nang trứng và số lượng tế bào trứng thu được/buồng trứng/lần nhưng chất lượng tế bào trứng lại không có sự khác nhau. Kết quả thu được (Bảng 3.19) cho thấy, không có sự khác nhau có ý nghĩa về chất lượng tế bào trứng loại AB giữa bò 3 tuổi và bò 6 tuổi. Số lượng tế bào trứng loại AB thu được ở bò 3 tuổi và bò 6 tuổi tương ứng: 5,39 và 5,12 tế bào.
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của tuổi bò cho tế bào trứng đến chất lượng tế bào trứng Tuổi bò Chất lượng tế bào trứng A, B C, D n X ± SE n X ± SE 3 tuổi 291 5,39 ± 0,12 98 1,81 ± 0,03 6 tuổi 307 5,12 ± 0,09 100 1,74 ± 0,13
Ghi chú: Bình quân về chất lượng tế bào trứng A, B và C, D được so sánh ở mức P < 0,05; X: Bình quân/buồng trứng/lần; A, B, C và D: Chất lượng tế bào trứng theo thứ tự từ cao đến thấp
Không có sự khác nhau về chất lượng tế bào trứng giữa bò 3 tuổi và bò 6 tuổi về tế bào trứng có chất lượng CD (P < 0,05). Số lượng tế bào trứng loại CD tương ứng: 1,81 tế bào trứng/buồng trứng/lần và ở bò 6 tuổi là 1,74 tế bào trứng/buồng trứng/lần.
* Ảnh hưởng của tuổi bò cho tế bào trứng đến hợp tử phân chia, phôi dâu và
phôi nang thu được.
Không có sự ảnh hưởng giữa bò 3 tuổi và bò 6 tuổi P > 0,05) về số lượng hợp tử phân chia (Bảng 3.20). Số lượng hợp tử phân chia ở bò 3 tuổi và bò 6 tuổi thu được/buồng trứng/lần tương ứng: 3,13 và 2,87 hợp tử, đạt tỉ lệ tương ứng: 58,08 và 56,03%.
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của tuổi bò cho tế bào trứng đến sự phân chia của hợp tử, phôi dâu và phôi nang
Tuổi bò
Tế bào trứng nuôi in vitro (n)
Hợp tử phân chia Phôi dâu và phôi nang
n X ± SE % n X ± SE %
3 tuổi 291 169 3,13 ± 0,13 58,08 59 1,09 ± 0,10 20,27
6 tuổi 307 172 2,87 ± 0,17 56,03 56 0,93 ± 0,10 18,24
Ghi chú: Bình quân hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang giữa hai độ tuổi được so sánh ở mức P < 0,05; X: Bình quân/buồng trứng/lần; %: Tỉ lệ hợp tử, phôi dâu và phôi nang thu được/tế bào trứng nuôi in vitro
Về kết quả phôi dâu và phôi nang thu được cũng không có sự sai khác giữa bò 3 tuổi và bò 6 tuổi (P > 0,05). Tỉ lệ phôi dâu và phôi nang thu được/tế bào trứng nuôi in vitro ở bò 3 tuổi chiếm 20,27%, đạt 1,09 phôi dâu và phôi nang/buồng trứng/lần. Ở bò 6 tuổi, phôi dâu và phôi nang đạt 0,93 phôi/buồng, chiếm 18,24 % tế bào đem nuôi in vitro.
* Kết luận:
Qua kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, không có sự khác nhau về số lượng hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu được giữa bò 3 tuổi và bò 6 tuổi, nhưng số lượng nang trứng và số lượng tế bào trứng thu được lại có sự khác nhau ta thấy rằng bò 3 tuổi cho kết quả tốt hơn bò 6 tuổi.
Hình 3.15. Biểu đồ đánh giá số lượng nang trứng, số lượng tế bào trứng, hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu được ở bò 3 tuổi và bò 6
tuổi
Su và cs. (2009) tiến hành siêu âm hút tế bào trứng ở bê (12 tháng tuổi), bò đang ở độ tuổi sinh sản (7 – 8 tuổi) và bò già (15 tuổi trở lên) để đánh giá sự ảnh hưởng của tuổi con cho tế bào trứng đến khả năng phát triển của tế bào trứng khi siêu âm hút tế bào trứng từ bò sống. Kết quả thu được cho thấy số lượng tế bào trứng thu được có sự khác nhau giữa ba nhóm bò cho tế bào trứng (P < 0,05), bình quân tế bào trứng/bò/lần tương ứng với ba nhóm bò trên: 7,3; 6,1 và 4,7 tế bào trứng. Số lượng hợp tử phân chia và phôi nang thu được cũng có sự khác nhau rõ rệt ( P < 0,05) giữa các nhóm bò. Cũng nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi. Rizos và cs. (2005) số lượng nang trứng/buồng trứng/lần ở bò hậu bị lớn hơn bò cái sinh sản, tương ứng: 10,4 và 7,8 nang. Roth và cs. (2008) tiến hành nghiên cứu thu tế bào trứng ở bê và bò sữa HF thấy rằng số lượng tế bào trứng thu được/bò/lần (16,0 tế bào) cao hơn ở bê
(16,0 tế bào trứng) và tỉ lệ phôi nang thu được ở bò và bê tương ứng: 32,5 và 22,8 %. Mermillod và cs. (1992) thấy rằng ở bò cho có độ tuổi 1 - 3 cao hơn bò trưởng thành. Matthiesen (2011) nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi bò cho tế bào trứng ở bê 14 tháng, bò 2 – 4 năm tuổi và bò cho thấy, có sự ảnh hưởng của bò cho tế bào trứng. Số lượng nang trứng tăng lên khi tuổi bò tăng lên, số lượng màng cumulus ở bò già cũng cao hơn bò bê 14 tháng tuổi và bò non 2 – 4 năm tuổi. Song tỉ lệ phát triển đến giai đoạn phôi phôi nang ở bê 14 tháng tuổi cao hơn ở bò non 2 – 4 năm (tương ứng: 17,4% và 5,1%). Ngoài ra một số tác giả khác cũng đưa ra kết luận liên quan đến ảnh hưởng của tuổi như số lượng nang trứng và chất lượng phôi giảm khi độ tuổi của bò tăng lên (Kruip và cs., 1994). Hàm lượng estradiol giảm và progesterone tăng ở bò lớn tuổi có thể là nguyên nhân làm cho số lượng nang trứng và số lượng tế bào trứng giảm và do vậy ảnh hưởng của tuổi lên khả năng phát triển của tế bào trứng có thể là do sự mất cân bằng của hormone. Nhìn chung bò cho tế bào trứng ở độ tuổi khác nhau có tình trạng sinh lý sinh sản khác nhau. Sự thay đổi về tình trạng sinh lý sinh sản sẽ thay đổi khả năng cho tế bào trứng, chất lượng tế bào trứng và khả năng sản xuất phôi (Rizos và cs., 2005).