4. Những đóng góp mới của luận án về học thuật và lý luận
1.5.2. Thu tế bào trứng từ bò sống
Thành công của kỹ thuật thu tế bào trứng từ bò sống đã mở ra một triển vọng mới trong công nghệ cấy truyền phôi cũng như các kỹ thuật khác sử dụng tế bào trứng. Có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để thu tế bào trứng từ bò sống như: Phương pháp mổ bụng, phương pháp nội soi (Holland và cs., 1981; Lambert và cs., 1983; Schellander, 1989), phương pháp phẫu thuật mở âm đạo (Callesen và cs., 1987). Các phương pháp trên hầu hết có nhiều nhược điểm, như sự viêm nhiễm, viêm dính màng bụng, số lượng tế bào trứng ít, chất lượng tế bào trứng thấp và tốn kém. Để khắc phục được các nhược điểm đó Pieterse và cs. (1988) đã nghiên cứu thành công phương pháp siêu âm hút tế bào trứng trên bò sống và hiện nay được ứng dụng rộng rãi. Sử dụng hệ thống máy siêu âm hút tế bào trứng bao gồm nhiều bộ phận (Hình
1.4) như: Màn hình siêu âm, đầu dò siêu âm được gắn với hệ thống dẫn kim, máy tạo áp lực chân không, bộ phận ổn nhiệt, hệ thống dây dẫn, ống đựng dịch,…
Hình 1.4. Hệ thống siêu âm hút tế bào trứng
Để quan sát được số lượng, kích thước và hút được tế bào trứng. Đầu dò siêu âm giống như lưỡi dao cắt ngang buồng trứng, hình ảnh quan sát được là hình ảnh có được trên đường đi của lát cắt đó. Khi quan sát chúng ta phải dịch chuyển buồng trứng theo nhiều vị trí khác nhau để quan sát toàn diện được các chi tiết của buồng trứng, mỗi lần dịch chuyển buồng trứng sẽ có lát cắt khác nhau và thu được hình ảnh tương ứng với mỗi vị trí. Khi buồng trứng được cắt vào bờ nhỏ ta thu được mặt cắt nhỏ và khi đầu dò vào vị trí lớn nhất của buồng trứng ta thu được mặt cắt lớn nhất của buồng trứng. Tương tự các nang trứng và thể vàng cũng thu được kích thước tương tự khi vị trí của đầu dò ở các vị trí khác nhau. Do cấu tạo của buồng trứng gồm miền vỏ và miền tủy nên khi khi đầu dò siêu âm ở vào vị trí lớn nhất của buồng trứng chúng ta sẽ không thấy nang trứng hay thể vàng ở phần giữa lát cắt (Hình 1.5).
Sau khi Pieterse và cs. (1988) thành công, Siêu âm hút tế bào trứng trên bò sống được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Một bước ngoặt mới trong nghiên cứu và sản xuất phôi bò in vitro đã được mở ra.
Thay thế nguồn tế nguồn tế bào trứng được khai thác từ buồng trứng được thu
Màn hình siêu âm Các phím chức năng Đầu dò siêu âm Máy tạo áp lực Bình ổn nhiệt Ống dẫn dịch hút nang trứng
từ lò mổ. Sự khác biệt về giá trị và khoa học là rất lớn, bởi việc khai thác tế bào trứng từ lò mổ mất nhiều công sức, số lượng tế bào trứng không chủ động, bò giết thịt có chất lượng kém, sức khỏe và lý lịch không rõ ràng. Bên cạnh đó chất lượng tế bào trứng, tỉ lệ phôi dâu và phôi nang thu được thấp. Do có sự khác nhau của nhiều yếu tố mà kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới có nhiều sự khác nhau về số lượng, chất lượng tế bào trứng, tỉ lệ phôi dâu và phôi nang thu được giữa nhiều nhóm tác giả và các quốc gia khác nhau.
Hình 1.5. Các hình ảnh thu được khi đầu dò siêu âm ở các vị trí khác nhau trên buồng trứng
Ở nước ta kỹ thuật siêu âm hút tế bào trứng ở bò lần đầu tiên được nhóm tác giả Nguyễn Văn Lý và cs. (2007) thực hiện năm 2005. Với kết quả ban đầu thu được bình quân 4,03 tế bào trứng/buồng trứng. Tế bào trứng đủ tiêu chuẩn đem vào nuôi thành thục (loại A,B) 69,06% tế bào, tỉ lệ tế bào trứng thành thục đạt 71,2% và tỉ lệ phôi dâu, tỉ lệ tế bào trứng thụ tinh đạt 43,75%, tỉ lệ hợp tử phân chia đạt 38,41% và tỉ lệ phôi dâu và phôi nang thu được là 28,38%. Có 20 phôi được đem cấy cho bò nhận phôi và đã có 5 bê
Buồng trứng Vị trí cắt Đường trung tâm Nang trứng Thể vàng “Vị trí cắt ngang” là hình
ảnh thu được trên màn hình siêu âm
Hình ảnh quan sát được
Hình ảnh thu được khi đầu dò ở các vị
được sinh ra. So sanh với kết quả thu được của nhiều tác giả trên thế giới, kết quả này thực sự còn nhiều hạn chế. Do điều kiện con người, hệ thống thiết bị, vị trí địa lý, khí hậu, sinh lý sinh sản bò được nuôi dưỡng và chăm sóc ở điều kiện nước ta có nhiều sự khác biệt. Vì vậy để nâng cao được kết quả này chúng ta cần đi sâu nghiên cứu những yếu tố đó.