4. Những đóng góp mới của luận án về học thuật và lý luận
1.5.1. Thu tế bào trứng từ buồngtrứng lò mổ
Buồng trứng được thu từ lò mổ đóng một vai trò quan trọng, liên quan mật thiết đến chất lượng và khả năng phát triển về sau, vì vậy buồng trứng bò sau khi giết mổ được rửa sạch sẽ và bảo quản trong dung dịch NaCL 0,9%, bổ sung 100.000 IU penicillin/ml và 100 µg streptomycin/ml (Nguyễn Văn Lý, 2006) hoặc trong môi trường mDPBS (Yang và Lu., 1990), duy trì ở nhiệt độ 20 – 37 0C và đưa về phòng thí nghiệm trong khoảng thời gian 2 – 6 h để thu tế bào trứng. Ngay sau khi buồng trứng được mang về từ lò mổ, tiến hành khai thác tế bào trứng bằng phương pháp giải phẫu nang trứng hoặc hút dịch nang trứng (Hình 1.3)
Phương pháp phẫu thuật là phương pháp sử dụng dao vô trùng để rạch các nang trứng quan sát được, dùng dịch mDPBS có bổ sung100.000 IU penicillin/ml và 100 µg streptomycin/ml để rửa. Phương pháp này thường cho số lượng tế bào trứng cao hơn phương pháp hút nhưng chất lượng tế bào trứng thấp hơn do một số nang trứng bé không mong muốn cũng bị rạch, khả năng vô trùng thấp và tốn nhiều thời gian hơn. Do vậy hiện nay phương pháp thường được sử dụng là sử dụng kim để hút các nang trứng quan sát được sử
dụng áp lực của xi lanh do tay tạo ra hoặc một số tác giả sử dụng máy siêu âm để hút, phương pháp này nhanh hơn 4.3 lần so với phương pháp rạch nang trứng (Wahid và cs., 1992). Hamano và kawajama. (1993) thu được 30 tế bào trứng/buồng trứng/lần khi sử dụng phương pháp rạch nang trứng. Nhìn chung kết quả nghiên cứu còn nhiều biến động giữa hai phương pháp. Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng, phương pháp sử dụng kim để thu tế bào trứng cho phép chủ động thu được những nang trứng có chất lượng tốt hơn, do hạn chế sự tiếp xúc của tế bào trứng với môi trường xung quanh.
Phương pháp rạch Phương pháp hút
Hình 1.3. Phương pháp thu tế bào trứng từ buồng trứng lò mổ