bản của chủ nghĩa Mác – Lênin”(phần thứ nhất) và sự cần thiết vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” (phần thứ nhất) ở trường Cao đẳng Giao thông vận tải Miền Trung
1.1.2.1. Cấu trúc, nội dung chương trình môn học “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” (phần thứ nhất)
Nội dung chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin được ban hành theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGĐT ngày 18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cấu trúc nội dung chương trình môn học ngoài chương mở đầu nhằm giới thiệu khái lược về chủ nghĩa Mác – Lênin và một số vấn đề chung của môn học. Căn cứ vào mục tiêu môn học, nội dung chương trình môn học được cấu trúc thành ba phần, chín chương cụ thể như sau:
Phần thứ nhất có 3 chương, bao quát những nội dung cơ bản về thế giới quan, phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác- Lênin.
Phần thứ hai có 3 chương, trình bày ba nội dung trọng tâm thuộc học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Phần thứ ba có 3 chương, trong đó có hai chương khái quát những nội dung cơ bản thuộc lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội và một chương khái quát về chủ nghĩa xã hội và triển vọng.
Những quy định cụ thể đối với phần thứ nhất như sau:
chủ nghĩa Mác- Lênin.
2. Thời lượng phần thứ nhất 2 tín chỉ (nghe giảng: 70%, thảo luận: 30%). 3. Trình độ: Dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ Đại học, Cao đẳng.
4. Mục tiêu của phần thứ nhất:
- Xác lập cơ sở lý luận cơ bản nhất về thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin để từ đó sinh viên có thể tiếp cận được nội dung của phần thứ 2 và phần thứ 3 của môn học này. Đồng thời, là điều kiện tiên quyết để học các môn Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam; hiểu biết nền tảng tư tưởng của Đảng.
- Xác lập thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận chung nhất để tiếp cận các khoa học chuyên ngành được đào tạo.
- Xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho sinh viên.
5. Điều kiện tiên quyết: Bố trí vào học kỳ 1 của năm thứ nhất trình độ đào tạo Đại học, Cao đẳng khối không chuyên nghành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
6. Mô tả vắn tắt nội dung: Căn cứ vào mục tiêu Phần thứ nhất của môn học, nội dung phần thứ nhất được cấu trúc thành 3 chương bao quát những nội dung cơ bản về thế giới quan, phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác- Lênin.
7. Nhiệm vụ của sinh viên: Phải nghiên cứu giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng; Sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung của từng phần, từng chương, mục hay chuyên đề theo sự hướng dẫn của giảng viên. Tham dự đầy đủ các giờ giảng của giảng viên và các buổi tổ chức thảo luận dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giảng viên theo quy chế.
- Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản.
- Tài liệu tham khảo: Giáo trình môn học Triết học Mác - Lênin do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2007; các tài liệu phục vụ dạy và học Chương trình Lý luận Chính trị do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp chỉ đạo, tổ chức và biên soạn.
9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: Theo quy chế đào tạo Đại học, Cao đẳng.
10. Nội dung khái quát chương trình Phần thứ nhất “Thế giới quan, phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác- Lênin”.
Thế giới quan và phương pháp luận triết học là bộ phận lý luận nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin; là sự kế thừa và phát triển những thành quả vĩ đại nhất của tư tưởng triết học trong lịch sử nhân loại, đặc biệt là triết học cổ điển Đức. C.Mác, Ph.Ăngghen và VI.Lênin đã phát triển chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng đến trình độ sâu sắc nhất và hoàn bị nhất, đó là: chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan khoa học; là phép biện chứng duy vật với tư cách “học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người”; [21; 53] và do đó, nó cũng chính là phép biện chứng của nhận thức hay là “cái mà ngày nay người ta gọi là lýluận nhận thức” [22; 65]; đó còn là chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách là hệ thống các quan điểm duy vật biện chứng về xã hội, làm sáng tỏ nguồn gốc, động lực và những quy luật chung của sự vận động, phát triển của xã hội loài người.
Như vậy, nội dung phần thứ nhất Thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin là bộ phận lý luận nghiên cứu những quy
luật vận động phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; xây dựng thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiến cách mạng. Việc nắm vững những nội dung cơ bản của thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin chẳng những là điều kiện tiên quyết để nghiên cứu toàn bộ hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin mà còn là để vận dụng nó một cách sáng tạo trong hoạt động nhận thức khoa học, giải quyết những vấn đề cấp bách của thực tiễn đất nước và thời đại.
1.1.2.2. Sự cần thiết phải vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” (phần thứ nhất) ở trường Cao đẳng Giao thông vận tải Miền Trung
Việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” (phần thứ nhất) ở trường Cao đẳng Giao thông vận tải Miền Trung là rất cần thiết , xuất phát từ những lý do sau:
Một là,dựa trên cơ sở đặc thù của môn triết học.
Toàn bộ nội dung phần thứ nhất Thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin là những tri thức triết học. Đặc thù của khoa học triết học là ở chỗ, trong sự phản ánh hiện thực, tri thức triết học có tính khái quát hoá, trừu tượng hoá cao và được biểu đạt bằng hệ thống các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật. Hơn nữa, triết học là môn khoa học lý thuyết, chứ không phải môn khoa học ứng dụng. Chính vì vậy, môn học này thiên về những kiến thức hàn lâm và hầu như không có những mô hình thực nghiệm, ứng dụng, trực quan, nên để cho sinh viên hiểu được những tri thức triết học mang tính trừu tượng cao đòi hỏi giảng viên phải hướng dẫn người học đi từ những cái cụ thể đến cái trừu tượng, từ đó khái quát để rút ra tri thức cần nghiên cứu, rồi liên hệ với thực tiễn, thông qua thực tiễn để chứng minh lý luận triết học, chứ không thể sơ đồ hóa bài giảng một cách máy móc hoặc thuyết trình bài giảng theo kiểu thông báo – tái hiện (thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép). Với mỗi bài giảng đòi hỏi giảng viên
phải có những lý giải sâu sắc về những kiến thức cơ bản, đồng thời phải liên hệ với thực tiễn nhằm mục đích giúp người học xác lập cho mình thế giới quan và phương pháp luận khoa học cả trong nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy những tri thức triết học ở phần thứ nhất của môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, người giảng viên cần vận dụng các phương pháp dạy học tích cực. Việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực như thế nào cần phải căn cứ vào nội dung từng phần, từng chương, từng mục để mục đích là phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên.
Hai là, dựa trên cơ sở đổi mới nội dung chương trình môn học theo phương thức đào tạo tín chỉ.
Năm 2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định đổi mới nội dung chương trình các môn lý luận chính trị trình độ Đại học, Cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, đổi mới phương thức đào tạo từ niên chế sang đào tạo theo tín chỉ. Do đó, nội dung ba môn học trước đây là Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học được gộp lại thành môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thời lượng của môn học này là 5 tín chỉ (phần 1: 2 tín chỉ; phần 2 và 3: 3 tín chỉ; nghe giảng: 70%; thảo luận: 30%).
Như vậy, so với trước đây thời lượng chương trình triết học áp dụng cho hệ cao đẳng là 60 tiết thì nay khi chuyển sang phương thức đào tạo theo tín chỉ thì phần thứ nhất của môn học này chỉ còn 30 tiết. Do đó, từ đặc thù của môn học mang tính khái quát hóa, trừu tượng hóa cao, chỉ là những tri thức lý thuyết và nội dung của môn học lại được cô đọng hơn trước. Vì thế, giảng viên không thể chuyển tải hết nội dung môn học trên lớp, nên cần tăng cường thời gian tự học của sinh viên và giảng viên trong quá trình giảng dạy phải tích cực vận dụng các phương pháp dạy học tích cực đó cũng là một yêu cầu khách quan của việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn học này.
Thứ ba, căn cứ vào đối tượng nhận thức
Đối tượng nhận thức của môn học này là sinh viên của trường Cao đẳng Giao thông vận tải Miền Trung thuộc các khối tự nhiên nên kiến thức toàn diện về tự nhiên, xã hội đang còn thiếu và yếu. Phần lớn sinh viên còn hạn chế về năng lực tiếp thu môn học do các em đang còn trẻ, vốn sống thực tiễn cũng như kinh nghiệm cuộc sống và kiến thức về triết học tích lũy được ở bậc phổ thông còn rất ít. Vì thế, khi bước vào học cao đẳng thì những tri thức triết học đối với các em còn mới mẻ. Mặt khác do tính hàn lâm, trừu tượng của tri thức triết học nên việc học tập những kiến thức ở phần này là rất khó khăn. Do đó, không ít sinh viên có tâm lý e ngại, rụt rè, thậm chí là “ghét” học, chán học, không thích học môn học này, từ đó kết quả học tập môn học này chưa cao.
Từ những đặc điểm tâm lý nhận thức của sinh viên đòi hỏi giảng viên phải lựa chọn phương pháp dạy học bộ môn này phù hợp để lôi cuốn sinh viên vào bài giảng, tạo được hứng thú học tập cho sinh viên. Để làm được điều đó thì phương pháp giảng dạy của giảng viên phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vừa sức với sinh viên cao đẳng.