THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SỐ 02 Tiết 2 Chương II: Phép biện chứng duy vật

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác leenin (phần thứ nhất) ở trường cao đảng giao thông vận tải miền trung (Trang 80 - 82)

IV. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM SỐ 02 Tiết 2 Chương II: Phép biện chứng duy vật

Tiết 2. Chương II: Phép biện chứng duy vật V. Lý luận nhận thức duy vật biện chứng

1. Thực tiễn, nhận thức và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

A. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được khái niệm thực tiễn, các hình thức của thực tiễn - Hiểu được khái niệm nhận thức và các trình độ của nhận thức - Hiểu được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

2. Về kỹ năng:

- Nêu được ví dụ về các dạng hoạt động của thực tiễn, ví dụ về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

- Giải thích được mọi nhận thức của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn.

- Vận dụng những kiến thức lý luận của bài học vào thực tiễn. 3. Về thái độ:

- Luôn coi trọng vai trò của thực tiễn trong nhận thức và trong đời sống xã hội, tôn trọng hiện thực khách quan.

- Có ý thức kết hợp giữa học và hành, giữa lý luận với thực tiễn.

B. Phương pháp và tài liệu phục vụ giảng dạy:

1. Phương pháp dạy học: Giảng viên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực vào quá trình dạy học. Gồm các phương pháp như:

- Phương pháp vấn đáp (đàm thoại)

- Phương pháp nêu vấn đề (đặt và giải quyết vấn đề) - Phương pháp thảo luận nhóm

- Phương pháp hướng dẫn sinh viên tự học

2. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên soạn, Nhà xuất bản Chính

trị quốc gia xuất bản.

3. Tài liệu tham khảo: Giáo trình Triết học Mác - Lênin do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2007; các tài liệu phục vụ dạy và học Chương trình Lý luận chính trị do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp chỉ đạo, tổ chức biên soạn.

4. Phương tiện kỹ thuật dạy học: Máy tính, máy chiếu, loa máy, băng đĩa…

C. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định tổ chức lớp + Kiểm tra sĩ số lớp học

+ Nội dung nhắc nhở sinh viên 2. Kiểm tra bài cũ

3. Giảng bài mới

Đặt vấn đề vào bài mới: Phương pháp vấn đáp

Anh (chị) hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”?

Sau khi sinh viên trả lời, giảng viên nhận xét, kết luận và dẫn dắt: Con người luôn mong muốn hiểu biết khám phá các quy luật tự nhiên, xã hội và bản thân. Để làm được điều đó phải xuất phát từ thực tiễn, thực tiễn là cơ sở để có nhận thức hay nói cách khác mọi nhận thức của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn.

Vậy thực tiễn là gì? Nhận thức là gì? Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu về những vấn đề đó trong nội dung bài học này.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác leenin (phần thứ nhất) ở trường cao đảng giao thông vận tải miền trung (Trang 80 - 82)