Đối với đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác leenin (phần thứ nhất) ở trường cao đảng giao thông vận tải miền trung (Trang 96 - 98)

IV. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

3.1.1.Đối với đội ngũ giảng viên

7 Qua 02 tiết giảng em thấy kiến thức phần thứ nhất của môn học này như thế nào?

3.1.1.Đối với đội ngũ giảng viên

Giảng viên giảng dạy các môn lý luận chính trị phải đạt trình độ chuẩn theo quy định, phải được đào tạo đúng chuyên môn. Giảng viên phải có tâm huyết, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, lập trường vững vàng, kiên định, có đạo đức nghề nghiệp. Để bài giảng có sức thuyết phục, đòi hỏi giảng viên phải hiểu biết rộng, nắm bắt được thực tiễn, biết kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Để làm được điều đó, Bộ cần có sự hướng dẫn cụ thể, cập nhật về chương trình tập huấn, kế hoạch nghiên cứu thực tế của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị cho các trường Cao đẳng, Đại học. Các trường Cao đẳng, Đại học phải tạo điều kiện, có chính sách phù hợp để giảng viên giảng dạy lý luận chính trị đi tập huấn và nghiên cứu thực tế có hiệu quả.

Mặt khác, để vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào bài giảng có hiệu quả đòi hỏi người giảng viên phải nắm vững lý luận dạy học hiện đại, ưu, nhược điểm của từng phương pháp dạy học tích cực; phải biết

tiếp cận và sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị hiện đại để sử dụng trong quá trình dạy học. Người giảng viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ, cập nhật, bổ sung các kiến thức mới cũng như các kinh nghiệm dạy học. Hơn nữa, người giảng viên phải biết định hướng sự phát triển của sinh viên theo mục tiêu giáo dục, nhưng cũng phải đảm bảo sự tự do, sáng tạo của sinh viên trong hoạt động nhận thức.

3.1.2. Đối với sinh viên

Thứ nhất, xác định rõ đối tượng, động cơ, mục đích học tập

Nếu sinh viên hiểu được rằng việc học tập, nghiên cứu môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần thứ nhất) là để xây dựng thế giới quan và phương pháp luận khoa học. Hay, học lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là để áp dụng vào giải quyết những công việc thực tế hàng ngày một cách có hiệu quả và nắm vững nội dung Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng, cơ sở để học tập nghiên cứu các môn học khác thì sinh viên mới thấy rõ được tầm quan trọng và tính thiết thực của môn học. Từ đó mới xác định đúng động cơ, thái độ học tập. Học không phải chỉ với mục đích đủ điểm, mà cái chính là để vận dụng nó vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn.

Thứ hai, xây dựng phương pháp học tập phù hợp

Chính những phương pháp giảng dạy truyền thống đã tạo cho các em sinh viên thói quen “học vẹt, học dồn, học tủ”. Cách học này không làm cho các em nắm được nội dung cốt lõi của vấn đề học tập. Do thói quen chủ quan, ỷ lại, lười nhác, hoặc do không nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của môn học, cho rằng đây là môn học phụ, học một cách đối phó nên các em thường chọn giải pháp tình thế đó là học tủ, do đó kiến thức không có tính hệ thống, dẫn đến kết quả học tập rất thấp.

Do đặc thù của môn học này là những tri thức lý luận có tính khái quát hóa, trừu tượng hóa cao nên đòi hỏi năng lực tư duy của sinh viên rất cao. Do

vậy, khi chuyển lên bậc cao đẳng, đại học sinh viên phải nhanh chóng đổi mới phương pháp học tập, theo hướng chuyển sang những phương pháp học tập mới, hình thành thói quen chủ động nghiên cứu, tạo lập kỹ năng sưu tầm, tra cứu tài liệu, sử dụng các phương tiện học tập, tìm kiếm, phát hiện và giải quyết vấn đề để lĩnh hội tri thức; phải tích cực tham gia trao đổi, thảo luận, tranh luận cùng với bạn bè trong lớp, trong nhóm.

Thứ ba, tổ chức thực hiện tốt thảo luận, tranh luận

Sinh viên phải tích cực tham gia vào các hoạt động thảo luận nhóm, tranh luận với bạn bè về các vấn đề học tập. Bởi vì, thông qua thảo luận sinh viên sẽ phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức; hình thành tinh thần trách nhiệm của cá nhân đối với tập thể; tinh thần hợp tác, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên; hình thành kỹ năng tổ chức giao tiếp, tự đánh giá kết quả hoạt động của cá nhân và của tập thể; tạo lập thói quen chủ động, tự giác học tập, làm việc. Thông qua thảo luận, tranh luận năng lực, trình độ của mỗi cá nhân sẽ bộc lộ, nhận thức cá nhân sẽ được điều chỉnh, phát triển lên mức độ cao hơn; nguồn tri thức của cá nhân sẽ được tối đa hóa do nhờ kết hợp được trí tuệ, sức sáng tạo cá nhân với tập thể nhóm và lớp.

Thứ tư, hình thành thói quen, kỹ năng sưu tầm, tra cứu tài liệu, sử dụng các phương tiện học tập.

Một trong những phương pháp giảng dạy tích cực là hướng dẫn sinh viên tự học. Để việc tự học của sinh viên có hiệu quả thì sinh viên phải hình thành cho mình kỹ năng sưu tầm, tra cứu tài liệu. Hiện nay, một trong những nguồn sưu tầm, tra cứu tài liệu hữu ích nhất là sách trong các thư viện, thông tin trên các trang mạng… để phục vụ cho việc học tập của mình nhằm đạt kết quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác leenin (phần thứ nhất) ở trường cao đảng giao thông vận tải miền trung (Trang 96 - 98)