dạy môn “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” (phần thứ nhất) ở trường Cao đẳng Giao thông vận tải Miền Trung
1.2.2.1. Thực trạng vận dụng phương pháp dạy học tích cực của giảng viên trong giảng dạy môn“Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” (phần thứ nhất) ở trường Cao đẳng Giao thông vận tải Miền Trung
Ngày 18/9/2008 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT về chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Bắt đầu từ năm học 2009 - 2010 môn học này được đưa vào giảng dạy theo tín chỉ cho tất cả các trường đại học, cao đẳng trên cả nước áp dụng đối với sinh viên khối không chuyên nghành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Năm 2008 cũng là năm học đầu tiên trường có quyết định chuyển từ trường trung cấp lên trường cao đẳng Giao thông vận tải Miền Trung. Khóa tuyển sinh hệ cao đẳng năm học 2009 – 2010 là khóa đầu tiên của trường. Do đó, ngay từ năm học này sinh viên của hệ cao đẳng đã được học môn học này.
Thực hiện cuộc vận động của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp học, trường Cao đẳng Giao thông vận tải Miền Trung đã tích cực hưởng ứng và từng bước cải tiến và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy ở tất cả các hệ. Trong các kỳ hội giảng giáo viên dạy giỏi cấp trường, một trong những tiêu chí cơ bản nhất để xếp loại giảng viên là việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Cho nên, hầu hết các giảng viên trong nhà trường nói chung và giảng viên thuộc tổ bộ môn chính trị nói riêng đã từng bước chuyển dần từ giáo án truyền thống sang giáo án điện tử. Trong các bài giảng đã chú ý đến việc kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học tích cực.
Tuy nhiên, việc đổi mới và vận dụng phương pháp dạy học mới của giảng viên trong những năm qua vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện nay, tổ bộ môn chính trị của trường mới chỉ có 6 giảng viên giảng dạy, trong đó có 2 giảng viên kiêm nhiệm và 4 giảng viên giảng dạy chính. Các giảng viên về tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều nhưng năng lực và nhiệt huyết cao được đào tạo đúng chuyên ngành. Các giảng viên đều rất tích cực hưởng ứng đổi mới phương pháp dạy học đối với môn học này. Tuy nhiên, do chưa được tập huấn một cách bài bản về các phương pháp dạy học tích cực mà chủ yếu là trong quá trình giảng dạy các giảng viên chủ yếu tự mày mò trên mạng, tìm hiểu qua giáo án của các giảng viên khác sau đó soạn thành giáo án riêng của mình để giảng dạy. Cho nên, trong quá trình soạn giáo án và triển khai dạy học vẫn còn nhiều lúng túng và hạn chế, nên hiệu quả chưa cao. Mặt khác, do đặc thù của môn học triết học mang tính khái quát hóa, trừu tượng hóa cao, chủ yếu mạng nặng lý thuyết, kiến thức thực tiễn của giảng viên chưa nhiều nên trong quá trình giảng dạy phần lớn giảng viên vẫn sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống như thuyết trình, diễn giải. Thậm chí, khi đã vận dụng một số phương pháp giảng dạy tích cực như phương pháp dạy học nêu vấn đề kết hợp với đàm thoại, thảo luận thì giảng viên vẫn lạm dụng thuyết trình trong quá trình dạy. Hay như một số giảng viên thay cho việc “đọc - chép” bằng việc “chiếu - chép” và nêu câu hỏi quá nhiều mà phần nhiều các câu hỏi ấy lại không tạo được “tình huống có vấn đề”.
Trong những năm qua, quy mô đào tạo của trường ngày càng tăng. Nhà trường cũng đã đầu tư về cơ sở vật chất như phòng học, phương tiện dạy học. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ cản trở rất nhiều đối với giảng viên trong quá trình giảng dạy vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực như phương pháp thảo luận nhóm.
Đó là những bất cập trong quá trình giảng dạy môn học này của giảng viên tổ bộ môn chính trị dẫn đến hiệu quả dạy học chưa cao, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
Qua khảo sát thực tế cho thấy, phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy bước đầu đạt được nhiều kết quả khả quan, tuy nhiên vẫn còn không ít những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Phần lớn các giảng viên vẫn làm việc quá nhiều, giữ vai trò chủ động. Sinh viên vẫn rơi vào thế bị động trong việc lĩnh hội tri thức.
Nhìn vào kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết giảng viên sử dụng phương pháp thuyết trình thông báo, tái hiện là chủ yếu chiếm: 100%; phương pháp nêu vấn đề chiếm: 40%; phương pháp vấn đáp chiếm: 100%; phương pháp thảo luận nhóm chiếm: 40%; phương pháp hướng dẫn sinh viên tự học chiếm: 20%; phương pháp làm việc với sách giáo khoa chiếm: 20%.
Do đó, yêu cầu đặt ra là phải tích cực vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy phần thứ nhất môn học này cho sinh viên trường cao đẳng Giao thông vận tải Miền trung để nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu cao cho nguồn nhân lực hiện nay.
Bảng 1.1: Tổng hợp ý kiến của giảng viên về thực trạng vận dụng các phương pháp dạy học tích vào giảng dạy môn học những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần thứ nhất)
Qua thăm dò, khảo sát 05 giảng viên trong tổ bộ môn chính trị của trường cao đẳng Giao thông vận tải Miền trung, số phiếu khảo sát 05; kết quả tổng hợp như sau:
hợp I Ý kiến của thầy (cô) về những vấn đề sau
1 Phương pháp sử dụng chủ yếu trong giảng dạy
Thuyết trình 05/05 100%
Vấn đáp 05/05 100%
Nêu vấn đề 02/05 40%
Thảo luận nhóm 02/05 40%
Hướng dẫn sinh viên tự học 01/05 20% Hướng dẫn sinh viên làm việc với sách giáo khoa 01/05 20% 2 Phương pháp học tập của sinh viên
Chỉ học trong vở ghi 03/05 60% Đọc giáo trình trước khi học bài mới 0/0 0% Trao đổi tranh luận với bạn bè và giảng viên 0/0 0% Tham khảo tài liệu khác 01/05 20% 3 Ý thức tự học
Học thường xuyên 0/0 0%
Chờ đến kỳ thi mới học 04/05 80% 4 Hình thức thi, kiểm tra
Tự luận 03/05 60%
Trắc nghiệm 02/05 40%
Vấn đáp 0/0 0%
5 Dạng đề thi chủ yếu đã sử dụng
Đề thi đóng nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản 04/05 80% Đề thi mở nhằm giải quyết những vấn đề của thực
tiễn
1/05 20%