IV. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
7 Qua 02 tiết giảng em thấy kiến thức phần thứ nhất của môn học này như thế nào?
3.2.1. Nâng cao nhận thức và năng lực vận dụng các phương pháp dạy học tích cực cho đội ngũ giảng viên giảng dạy môn “Những nguyên lý cơ bản
học tích cực cho đội ngũ giảng viên giảng dạy môn “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin” (phần thứ nhất)
Nâng cao nhận thức, năng lực vận dụng các phương pháp dạy học tích cực cho đội ngũ giảng viên giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là nội dung quan trọng nhất quyết định sự thành công của quá trình đổi mới phương pháp dạy học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở trường Cao đẳng Giao thông vận tải Miền Trung.
Mỗi giảng viên cần nhận thức được rằng mục tiêu của dạy học hiện đại là nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của sinh viên trong quá trình lĩnh hội tri thức thông qua việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp nêu vấn đề, phương pháp vấn đáp, thảo luận nhóm, phương pháp hướng dẫn sinh viên tự học, phương pháp làm việc với sách giáo khoa … hay kết hợp các phương pháp với nhau tùy điều kiện cụ thể. Bản thân các phương pháp đều có những ưu, nhược điểm. Do vậy, không nên coi bất kỳ phương pháp nào là tối ưu, là chìa khóa vạn năng cho việc truyền thụ tri thức bài giảng. Trên thực tế, khi giảng mỗi bài, mỗi đối tượng cụ thể, mỗi nội dung, giảng viên phải chọn và sử dụng một phương pháp thích hợp nhằm vào lợi ích của người học, giúp người học phát huy năng lực tư duy sáng tạo. Qua đó, sinh viên có thể vận dụng để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong
cuộc sống, và như vậy chúng ta đã thực hiện tốt phương châm “học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn’’ giúp sinh viên sau này có khả năng phát triển tư duy lý luận, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn.
Như vậy, để giảng dạy tốt môn học này, giảng viên cần nắm vững ưu, nhược điểm của từng phương pháp dạy học tích cực; nắm vững đối tượng và hoàn cảnh cụ thể của lớp học để vận dụng các phương pháp giảng dạy cho phù hợp.
Trong dạy học có sử dụng phương pháp tích cực người giảng viên chỉ làm tròn vai trò người tổ chức và hướng dẫn quá trình nhận thức cho sinh viên và luôn tạo cơ hội để người học tham gia và làm chủ hoạt động nhận thức và có khả năng tự điều khiển hoạt động học tập của mình. Đồng thời, làm cho sinh viên hiểu được vai trò và tầm quan trọng của môn học. Từ đó nâng cao ý thức tích cực học tập, tạo hứng thú và niềm đam mê đối với môn học.
Tóm lại, mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học là nhằm phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Muốn đạt được mục tiêu đó, bản thân người học hay các cấp quản lý giáo dục không thể tự làm được mà đòi hỏi sự hợp tác tích cực của đội ngũ các “kỹ sư tâm hồn”. Do đó, phương pháp dạy học tích cực được thực hiện hay không, mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học có đạt được hay không phụ thuộc nhiều ở đội ngũ các nhà giáo. Tổ chức Văn hoá và giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) cũng đã khuyến cáo: Mọi cuộc cải cách giáo dục đều bắt đầu từ người giáo viên.