Đổi mới về hình thức, nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên đáp ứng yêu cầu vận dụng phương pháp dạy học tích cực

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác leenin (phần thứ nhất) ở trường cao đảng giao thông vận tải miền trung (Trang 107 - 110)

IV. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

3.2.4.Đổi mới về hình thức, nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên đáp ứng yêu cầu vận dụng phương pháp dạy học tích cực

7 Qua 02 tiết giảng em thấy kiến thức phần thứ nhất của môn học này như thế nào?

3.2.4.Đổi mới về hình thức, nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên đáp ứng yêu cầu vận dụng phương pháp dạy học tích cực

tập của sinh viên đáp ứng yêu cầu vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần thứ nhất)

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng vận dụng phương pháp dạy

học tích cực cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của sinh viên. Đánh giá thành tích học tập theo quan điểm phát triển năng lực không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp. Mặt khác, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên là một khâu quan trọng của quá trình dạy học, đồng thời, là đô ̣ng lực ma ̣nh mẽ khích lê ̣ ý thức vươn lên trong ho ̣c tâ ̣p và thúc đẩy sự tìm tòi sáng ta ̣o không ngừng của sinh viên.

Thực tế trong những năm vừa qua, môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở trường cao đẳng Giao thông vận tải Miền Trung đã có sự cải tiến về hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần được xem xét để tiếp tu ̣c hoàn thiê ̣n, như: hình thức thi, kiểm tra chưa phong phú, chủ yếu vẫn là hình thức tự luận; pha ̣m vi thi và kiểm tra vẫn còn giới ha ̣n ở pha ̣m vi quá he ̣p so với kiến thức sinh viên đươ ̣c ho ̣c; nô ̣i dung thi, kiểm tra, câu hỏi thi, kiểm tra thiếu sáng ta ̣o, ít liên hệ thực tiễn. Nhiều câu hỏi chủ yếu là tái hiê ̣n kiến thức lý thuyết trong giáo trình, thâ ̣m chí ra nguyên xi đề mu ̣c trong giáo trình hoặc vở ghi. Vì vậy, cần thiết phải đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực đối với môn học này thì người giảng viên phải chủ động đổi mới về hình thức, nội dung các bài thi, kiểm tra theo quan điểm phát triển năng lực chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp, người ta chia thành 3 mức độchính của nhiệm vụ như sau:

- Tái hiện: Trọng tâm là tái hiện, nhận biết các tri thức đã học.

- Vận dụng: Trọng tâm là việc ứng dụng tri thức đã học để giải quyết các nhiệm vụ trong những tình huống khác nhau; phân tích, tổng hợp, so sánh... để xác định các mối quan hệ của của các đối tượng.

- Đánh giá: Trọng tâm là vận dụng tri thức, kỹ năng đã học để giải quyết các nhiệm vụ phức hợp, giải quyết các vấn đề, đánh giá các phương án khác nhau và quyết định, đánh giá, xác định các giá trị.

Như vậy, theo chúng tôi một bài kiểm tra môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin theo hướng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực cần đạt là:

- Nội dung kiểm tra là những kiến thức và kĩ năng cơ bản, có ý nghĩa thiết thực đối với sinh viên; chú trọng cả kiến thức, kĩ năng, thái độ. Trong kiến thức, có cả câu hỏi sự kiện, kiểm tra trí nhớ và câu hỏi suy luận, nội dung bài làm phù hợp với thời lượng qui định; có sự phân hóa sinh viên, tạo cơ hội bộc lộ sự sáng tạo của các em. Cần xây dựng kết cấu của bài thi một cách phù hợp để đánh giá mức độ hiểu kiến thức và khả năng sáng tạo của người học.

- Về hình thức bài kiểm tra, bài thi có thể kết hợp cả tự luận, trắc nghiệm và bài tập hoặc phối hợp giữa kiểm tra vấn đáp, tự luận và trắc nghiệm khách quan. (Ví dụ như: 40% tổng điểm của bài thi dành cho phần tự luận, 40% dành cho phần trắc nghiệm khách quan, 20% dành cho phần bài tập). Trong đó: nội dung câu hỏi tự luận phải được đổi mới, nên hướng vào phát triển tư duy, khả năng phân tích tổng hợp, vận dụng và liên hệ thực tiễn…

nhằm rèn luyện cho sinh viên khả năng lập luận lôgic và trình bày thuyết phục một vấn đề. Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá để bảo đảm tính định lượng, tính toàn diện về kiến thức, thu được thông tin phản hồi nhanh và tiết kiệm được thời gian. Phần bài tập là phần kiến thức mở, để đánh giá khả năng vận dụng lý thuyết vào giải quyết các bài tập và nâng cao khả năng tư duy sáng tạo của người học.

- Về tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập sinh viên phải được tiến hành một cách nghiêm túc, khách quan và chính xác trong suốt quá trình học tập. Không chỉ đánh giá trên kết quả kiểm tra, thi cử mà còn phải đánh giá ở thái độ tích cực trong học tập của các em. Để khuyến khích và tạo điều kiện sinh viên tích cực tham gia vào quá trình học tập, chiếm lĩnh tri thức và phát huy tính sáng tạo của người học, giảng viên có thể sử dụng các chế độ: thưởng điểm, cộng điểm như ở bậc đại học: Điểm thi hết học phần chiếm 70% tổng điểm, điểm chuyên cần và tích cực tham gia xây dựng bài được 10% tổng điểm, bài thi giữa kỳ chiếm 20% tổng điểm. Ngoài ra, có thể áp dụng chính sách ưu tiên khác như cộng vào điểm tốt nghiệp đối với những sinh viên trong quá trình học tập môn học luôn tích cực, sáng tạo.

Kiểm tra, đánh giá trong dạy bao giờ cũng có tính hai mặt của nó. Nếu người giáo viên sử dụng đúng mục đích và có phương pháp thì nó trở thành công cụ rất đắc lực để đánh giá và động viên học viên. Ngược lại, nếu sử dụng không đúng mục đích và phương pháp không tốt sẽ rất nguy hại, dẫn đến xu hướng thực dụng trong dạy học. Vì vậy, giảng viên cần khéo léo trong việc lựa chọn các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hiện nay, để đảm bảo được sự công bằng, khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên, nâng cao chất lượng dạy và học.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác leenin (phần thứ nhất) ở trường cao đảng giao thông vận tải miền trung (Trang 107 - 110)