Thực hiện theo đúng quy trình tổ chức vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn “Những nguyên lý cơ bản của chủ

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác leenin (phần thứ nhất) ở trường cao đảng giao thông vận tải miền trung (Trang 110 - 118)

IV. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

3.2.5.Thực hiện theo đúng quy trình tổ chức vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn “Những nguyên lý cơ bản của chủ

7 Qua 02 tiết giảng em thấy kiến thức phần thứ nhất của môn học này như thế nào?

3.2.5.Thực hiện theo đúng quy trình tổ chức vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn “Những nguyên lý cơ bản của chủ

dạy học tích cực trong giảng dạy môn “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” (phần thứ nhất)

3.2.5.1. Quy trình soạn giáo án bài giảng có vận dụng phương pháp dạy học tích cực

Trên cơ sở giáo trình chúng ta có thể soạn giáo án bài giảng theo một trình tự như sau:

Thứ nhất, xác định mục tiêu bài học: phải hiểu rằng mục tiêu chủ yếu ở đây là mục tiêu học tập chứ không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà sinh viên có được sau bài học. mục tiêu dạy học được xác định là tốt khi đảm bảo hai chức năng: chỉ đạo việc tổ chức dạy học và là tiêu chuẩn để đánh giá khách quan kết quả dạy học. Do đó, mục tiêu dạy học phải đảm bảo yêu cầu sát hợp, lôgic, chính xác để có thể thực hiện và đo lường được. Đồng thời, phải đảm bảo được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Việc xác định mục tiêu học tập là một công việc hết sức quan trọng, giúp cho người giảng viên nhìn thấy kết quả của mình cần hướng tới và sinh viên cần đạt được. Đây chính là cơ sở để giảng viên xây dựng một nội dung dạy học hợp lý.

Thứ hai, soạn nội dung chính (đề cương và giáo án) của bài học: việc soạn đề cương, giáo án bài học phải căn cứ vào chương trình, giáo trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đây là điều bắt buộc, tất yếu vì giáo trình là tài liệu giảng dạy và học tập chủ yếu, chương trình môn học là pháp lệnh cần tuân theo. Trên cơ sở chương trình môn học và giáo trình giảng viên lập kế hoạch chi tiết và thiết kế giáo án giảng dạy phù hợp với mục tiêu đã nêu ra.

3.2.5.2. Quy trình tổ chức thực hiện bài giảng trên lớp có vận dụng phương pháp dạy học tích cực

Quy trình tổ chức thực hiện bài giảng trên lớp có vận dụng phương pháp dạy học tích cực được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra bài cũ

Bước này được thực hiện vào đầu giờ học, có thời gian khoảng 5 đến 10 phút, nhằm đánh giá kết quả học bài cũ, nắm bắt thông tin phản hồi, chuẩn bị tâm thế chủ động cho sinh viên bắt đầu bài học mới. Hình thức kiểm tra bài cũ chủ yếu là theo phương pháp vấn đáp, hoặc trắc nghiệm để kiểm tra việc tự học của sinh viên.

Bước 2: Đặt vấn đề vào bài mới

Đây là hoạt động cần thiết nhằm tạo tâm thế, định hướng tư duy, tập trung sự chú ý của người học vào chủ đề nội dung của bài học. Vì vậy, đặt vấn đề vào bài mới có vai trò nhằm liên kết các kiến thức đã học với các tri thức mới của bài học, tạo nên sự liên kết trong tư duy của sinh viên. Về hình thức phương pháp đặt vấn đề vào bài mới có rất nhiều cách dẫn dắt vào bài như: có thể đưa ra những tình huống cụ thể mà thông qua bài học đó các em sẽ giải thích cũng như giải quyết được; bằng phương pháp vấn đáp để chuyển tiếp sang nội dung bài học mới hoặc cũng có thể minh họa bằng những ví dụ cụ thể, những số liệu cụ thể, tạo được sự tập trung chú ý cho sinh viên. Ví dụ khi giảng nội dung mục thứ nhất “Thực tiễn, nhận thức và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức” giảng viên có thể đặt vấn đề vào bài mới bằng phương pháp vấn đáp: Anh (chị) hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”? Sau khi sinh viên trả lời, giảng viên nhận xét, kết luận và dẫn dắt: Con người luôn mong muốn hiểu biết khám phá các quy luật tự nhiên, xã hội và bản thân. Để làm được điều đó phải xuất phát từ thực tiễn, thực tiễn là cơ sở để có nhận thức hay nói cách khác mọi nhận thức của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn. Vậy thực tiễn là gì? Nhận thức là gì? Vai

trò của thực tiễn đối với nhận thức ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu về những vấn đề đó trong nội dung bài học này.

Bước 3: Giảng bài mới

Trên cơ sở có sự chuẩn bị kỹ về giáo án, đề cương và xác định phương pháp giảng dạy. Bằng tri thức và kinh nghiệm của mình giảng viên chủ động thực hiện giảng bài mới. Trong quá trình giảng, giảng viên cần nhấn mạnh phần nào là trọng tâm, là khó hiểu, khó nhớ để giảng giải kỹ càng; phần nào dễ, hướng dẫn các em tự học, không nhất thiết phần nào cũng giảng giải như nhau. Tránh tình trạng thiếu chuẩn bị kỹ về nội dung lẫn phương pháp nên giáo viên không chủ động, dễ “cháy giáo án”. Cuối cùng, không đọng lại bao nhiêu kiến thức cho học sinh.

Bước 4: Củng cố bài học

Vừa giảng xong, kiến thức còn “nóng hổi”, kiểm tra lại bài giảng ta sẽ thấy rõ kết quả cả thầy lẫn trò, từ đó giảng viên sẽ kịp thời bổ sung và củng cố thêm. Giảng viên có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để củng cố lại bài học như: sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan để đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức hoặc kiểm tra vấn đáp để đánh giá kỹ năng nhận thức và trình bày của sinh viên. Như vậy, chỉ cần một câu hỏi về nội dung trọng tâm hoặc để cho sinh viên nêu những điểm nào còn lơ mơ, chưa hiểu và đưa ra những câu hỏi hay đó là những câu hỏi gắn liền với thực tiễn nhằm khắc sâu kiến thức, sẽ giúp sinh viên khái quát được nội dung của bài học và khắc sâu được kiến thức. Đồng thời, để khuyến khích sinh viên giảng viên cho điểm để động viên các em. Tuy nhiên cần cho điểm khách quan, không phải vì các em trả lời đầy đủ mà khó khăn cho các em điểm 9, 10.

3.2.5.3. Quy trình kiểm tra, đánh giá việc thu nhận kiến thức của sinh viên

Kiểm tra, đánh giá giữ vai trò rất quan trọng và là một trong những điều kiện không thể thiếu được để nâng cao chất lượng dạy học môn Những

nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần thứ nhất). Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và sử lý thông tin về trình độ và khả năng thực hiện mục tiêu học tập của sinh viên, về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giảng viên và nhà trường, cho bản thân sinh viên để sinh viên có kết quả học tập ngày một tiến bộ hơn. Phương tiện và hình thức quan trọng của đánh giá là kiểm tra. Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên có ý nghĩa quan trọng, giúp giảng viên thu được những thông tin ngược về sinh viên, nắm được thực trạng kết quả học tập và nguyên nhân của thực trạng đó. Qua đó, giảng viên điều chỉnh hoạt động của sinh viên, hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu có hiệu quả hơn. Mặt khác, kiểm tra, đánh giá phải chuyển biến mạnh mẽ theo hướng phát triển trí thông minh, sáng tạo của người học, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức, kỹ năng đã học vào những tình huống của thực tiễn.

Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu kiểm tra

Mục tiêu của kiểm tra để xác định mức độ nhận thức, ghi nhớ, ứng dụng, giải quyết tình huống sau bài học, sau mỗi một chương hay kết thúc một môn học. Kiểm tra để thu nhận thông tin cho việc điều chỉnh hoạt động dạy học và để phân loại sinh viên. Yêu cầu của kiểm tra, đánh giá là bám sát mục tiêu của từng mục, từng phần, từng chương và mục tiêu của môn học. Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu kiểm tra, giảng viên xây dựng các câu hỏi kiểm tra cho phù hợp.

Bước 2: Xây dựng bộ câu hỏi kiểm tra

Xây dựng bộ câu hỏi kiểm tra phải đảm bảo yêu cầu chất lượng, thời gian và bám sát chương trình môn học, và chuẩn bị đúng đáp án. Hình thức câu hỏi kiểm tra là các câu hỏi tự luận; trắc nghiệm; vấn đáp. Hệ thống câu

hỏi kiểm tra, đánh giá phải thể hiện được sự phân hóa, đảm bảo được 65 - 70% câu hỏi, bài tập đo được mức độ đạt trình độ chuẩn, tức là đạt được mặt bằng về nội dung học vấn dành cho mọi sinh viên và 30 - 35% còn lại phản ánh mức độ nâng cao, dành cho sinh viên có năng lực trí tuệ và thực hành cao hơn. Câu hỏi kiểm tra phải phát huy được tư duy độc lập, tính tích cực, chủ động của sinh viên.

Bước 3: Tổ chức kiểm tra, chấm bài, tổng hợp kết quả

- Tổ chức kiểm tra cần tuân thủ đúng quy chế, bảo đảm tính khách quan, trung thực, công bằng, tránh gian lận.

- Tiến hành chấm bài kiểm tra đảm bảo theo đúng quy định, chính xác, công bằng, trung thực, tránh tối đa ảnh hưởng chủ quan của người chấm.

- Tổng hợp kết quả, phân tích số liệu, phân loại năng lực học tập của sinh viên.

Bước 4: Tổ chức lấy ý kiến phản hồi của sinh viên, rút kinh nghiệm, tìm nguyên nhân để điều chỉnh và đổi mới phương pháp dạy học

Để tổ chức lấy ý kiến phản hồi của sinh viên, giảng viên cần phải thiết kế phiếu trưng cầu ý kiến đánh giá của sinh viên: Về nội dung chuyên môn; về mức độ cập nhật thông tin; về hoạt động dạy và học trên lớp; về cách thức giao nhiệm vụ và đánh giá kết quả tự học, tự nghiên cứu của sinh viên; về thái độ kiến thức và kỹ năng sau khi sinh viên học xong môn học này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giảng viên phải nghiêm túc xem xét kết quả các phiếu trưng cầu ý kiến của sinh viên để tự điều chỉnh mục tiêu, nội dung môn học, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá. Khuyến khích giảng viên báo cáo kết quả phản hồi lại cho khoa để rút kinh nghiệm cho các bộ môn khác.

Tóm lại, để thực hiện vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác - Lênin (phần thứ nhất) ở trường cao đẳng Giao thông vận tải Miền trung đòi hỏi phải có một số

điều kiện thực hiện và giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy môn học này.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở đánh giá thực trạng vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào quá trình giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần thứ nhất), cũng như qua kết quả tiến hành thực nghiệm đối chứng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy ở trường Cao đẳng Giao thông vận tải Miền Trung, chúng tôi nhận thấy việc sớm đưa các phương pháp dạy học mới vào quá trình giảng dạy môn học này là vô cùng cần thiết và cấp bách. Vì vậy, chúng tôi đề xuất một số điều kiện và giải pháp để bảo đảm cho các phương pháp dạy học tích cực được thực hiện thường xuyên, đồng bộ và có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, trực tiếp là hiệu quả giảng dạy và học tập môn học này. Theo chúng tôi, điều kiện để việc đổi mới vận dụng phương pháp dạy học tích cực có hiệu quả đối với môn học này quan trọng nhất là về phía giảng viên và sinh viên. Ngoài ra còn có các điều kiện khác như vai trò của nhà trường, của tổ chuyên môn. Để biến khả năng thành hiện thực theo chúng tôi, những giải pháp đưa ra nếu được áp dụng vào quá trình giảng dạy và học tập sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học đối với môn học môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần thứ nhất) ở trường Cao đẳng Giao thông vận tải Miền trung.

C. KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn và tiến hành thực nghiệm vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần thứ nhất) ở trường cao đẳng Giao thông vận tải Miền trung, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa nền kinh tế thì nguồn lực con người đóng một vai trò rất quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của một quốc gia. Chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là giáo dục và đào tạo. Nhận thức được vấn đề này Đảng ta đã xem giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và cả xã hội, trong đó trong đó vai trò của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục quyết định trực tiếp đến chất lượng và sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân.

Trong xu thế chung của thời đại hội nhập, trường Cao đẳng Giao thông vận tải Miền trung đang từng bước thay đổi phương pháp giảng dạy và học tập của cả giảng viên và sinh viên để nâng cao chất lượng dạy và học. Giảng viên của bộ môn lý luận chính trị nói chung và môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin nói riêng đã từng bước vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào quá trình giảng dạy và học tập. Song, việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy và học tập đối với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung còn nhiều hạn chế, nặng về hình thức do phương pháp dạy học truyền thống đã trở nên quen thuộc đối với giảng viên nên khó thay đổi. Vì vậy, chất lượng giảng dạy và học tập môn học vẫn chưa cao. Dẫn đến chưa đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có chất lượng cao cho thị trường lao động trong nước và quốc tế.

2. Vấn đề cơ bản nhất để vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào từng bài giảng có hiệu quả thì người giảng viên phải hiểu được bản chất, ưu điểm và hạn chế của mỗi phương pháp dạy học tích cực để vận dụng vào từng chương, từng phần, từng mục cho phù hợp. Qua kết quả khảo sát và tiến hành thực nghiệm đối chứng giữa các phương pháp dạy học tích cực với phương pháp dạy học truyền thống cho thấy, việc thiết kế và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực một cách nhuần nhuyễn, hợp lý vào trong từng bài giảng của môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (phần thứ nhất) đều cho kết quả và thái độ học tập cao, sinh viên đều thể hiện sự yêu thích của mình đối với môn học, loại trừ được những giờ học nhàm chán, khô khan, áp lực. Vì vậy, cần được áp dụng rộng rãi và thường xuyên hơn.

3. Tính khả thi của việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần thứ nhất) đã được thực nghiệm sư phạm kiểm chứng. Để thực hiện vận dụng các phương pháp dạy học tích cực có hiệu quả cao, phải có những điều kiện và giải pháp nhất định. Sự phối kết hợp những điều kiện và giải pháp đã nêu trong chương 3 sẽ dẫn đến sự thành công trong vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn học này ở trường Cao đẳng Giao thông vận tải Miền Trung.

Tóm lại, từ những kết quả thực nghiệm, chúng tôi khẳng định đề tài nghiên cứu đã đạt mục đích, yêu cầu, đi đúng hướng. Như vậy, tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã được khẳng định. Như vậy, đề tài “Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (phần thứ nhất) ở trường cao đẳng Giao thông vận tải Miền trung” đã đáp ứng được yêu cầu về lý luận cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn học nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhằm nâng cao chất lượng dạy học các môn lý luận chính trị nói chung, đáp ứng được

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác leenin (phần thứ nhất) ở trường cao đảng giao thông vận tải miền trung (Trang 110 - 118)