IV. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
7 Qua 02 tiết giảng em thấy kiến thức phần thứ nhất của môn học này như thế nào?
3.2.2. Nâng cao nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn “Những
vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin” (phần thứ nhất)
- Nâng cao nhận thức của sinh viên về vị trí môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
thái độ xem nhẹ vai trò, vị trí của môn học này, họ cho rằng đây chỉ là môn học phụ. Những quan niệm sai lầm đó đã ảnh hưởng đến tâm sinh lý sinh viên và giảng viên, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng dạy học. Để nâng cao chất lượng của môn học này ở các trường Đại học và Cao đẳng, cần nâng cao nhận thức của sinh viên về vị trí và vai trò của môn học trong hệ thống nội dung chương trình đào tạo của nhà trường. Thấy rõ được những hạn chế trên, trong những năm gần đây Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rất đề cao tầm quan trọng của môn học này và đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy về môn học, xem đó là một môn học có ý nghĩa lớn trong cuộc sống chứ không phải là một môn phụ như quan niệm của một số người.
Cần phải nhận thức được rằng, môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin có nhiệm vụ trang bị tư duy lý luận nói chung, thế giới quan, phương pháp luận khoa học nói riêng cho người học; trên cơ sở đó, thực hiện giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Do đó, tư duy lý luận có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.
Như vậy, môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là những lý luận chung nhất, nhờ đó sinh viên vận dụng vào việc giải quyết những vấn đề riêng - những vấn đề của các khoa học cụ thể, chuyên ngành. Do đó, việc học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ giúp cho sinh viên học tốt hơn các môn chuyên ngành, mà còn giúp họ hình thành những phẩm chất xã hội, góp phần hình thành nhân cách của người lao động mới năng động, sáng tạo, không những giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, mà còn có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ lý luận chính trị vững vàng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế hiện nay. Muốn làm được điều đó, phải đổi mới nhận thức của sinh viên về vị trí, vai trò môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin” (phần thứ nhất) nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên
Thực tiễn giảng dạy cho thấy, do chưa xác định đúng vị trí vai trò, tầm quan trọng của môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin nên sinh viên thường có thái độ học tập không nghiêm túc. Trong giờ học vẫn có tình trạng sinh viên làm việc riêng, nói chuyện, thậm chí là ngủ gật… ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tiếp thu kiến thức của môn học này, dẫn đến kết quả học tập của sinh viên không cao. Mặt khác, do thói quen nhiều giảng viên vẫn giảng dạy theo phương pháp truyền thống, truyền thụ kiến thức một chiều, sinh viên thụ động ghi chép dẫn đến không phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của sinh viên. Do đó, để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên, đòi hỏi cả giảng viên và sinh viên phải đổi mới cách dạy và cách học. Chính đổi mới cách dạy theo hướng tích cực của giảng viên sẽ rèn luyện được phương pháp học tập tích cực cho sinh viên. Từ đó, sinh viên mới có thái độ học tập nghiêm túc: hăng say xây dựng bài trên lớp, tích cực tham gia các buổi thảo luận nhóm, xêmina, tăng cường trao đổi ý kiến với giảng viên và các bạn trong lớp, trong nhóm về những vấn đề liên quan đến tri thức môn học. Khổng Tử dạy: “Học nhi bất yếm” - nghĩa là, “Học không biết chán”; phải đọc giáo trình trước khi học bài mới (những chỗ nào không hiểu cần đánh dấu để hỏi thêm giảng viên, nghiên cứu và trả lời những câu hỏi ôn tập ở cuối bài học) và đọc lại bài đã học, phải có kế hoạch ôn tập phù hợp (có thể theo chương, hoặc ôn tập thường xuyên); đến lớp khi giảng viên giảng bài phải tập trung cao độ để nghe và lĩnh hội tri thức; phải ghi lại bài giảng của giảng viên theo sự hiểu biết của mình, tuyệt đối không chờ thầy đọc cho chép, khi tự học ở nhà, các em đối chiếu phần ghi được với giáo trình, tài liệu tham khảo, tìm hiểu thêm qua bạn bè hoặc hỏi thêm thầy, cô giáo để sửa chữa, bổ
sung giúp các em hiểu sâu sắc bài học hơn; tham khảo các sách, báo, tạp chí và tài liệu tham khảo khác.
Để làm được điều đó đòi hỏi giảng viên phải là người chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy, phải biết vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào từng tiết học, từng chương, từng bài cụ thể. Đồng thời, giảng viên phải là người hướng dẫn, bồi dưỡng phương pháp học tập cho sinh viên. Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của sinh viên. Có những phương pháp nhận thức chung như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, phương pháp làm việc nhóm, có những phương pháp học tập chuyên biệt của từng bộ môn. Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần luyện tập cho sinh viên các phương pháp học tập chung và các phương pháp học tập từng bộ môn.
Tóm lại, nếu như trong phương pháp dạy học truyền thống, giảng viên giữ vai trò là người làm chủ quá trình dạy học, thì trong phương pháp dạy học tích cực, sinh viên trở thành trung tâm và là chủ thể của quá trình dạy học. Vì vậy, việc kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của sinh viên là rất cần thiết, có ý nghĩa quyết định thành công của buổi học. Đặc biệt, đối với kiến thức lý luận của môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin việc phát huy được tính tích cực học tập của sinh viên có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm tạo cho các em niềm tin, hứng thú và những tình cảm tốt đẹp đối với môn học.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của sinh viên thông qua đổi mới phương pháp giảng dạy hướng vào vận dụng các phương pháp dạy học tích cực đã được cụ thể hóa trong điều 5 của Luật Giáo dục (2005) quy định “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập
và ý chí vươn lên”; “đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, phát triển phong trào tự học, tự đào tạo...”; “tạo ra năng lực tự học sáng tạo của mỗi học sinh” [24; 2].