Đánh giá về Chấp nhận rủi ro do sáng tạo và cải tiến

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của văn hóa DOANH NGHIỆP đến LÒNG TRUNG THÀNH của NHÂN VIÊN (Trang 49 - 52)

Bảng 4.9. Kiểm định giá trị trung bình về Chấp nhận rủi ro do sáng tạo và cải tiến

Các tiêu chí Giá trị trung bình Giá trị kiểm định Giá trị Sig. t- quan sát

1.Các ý tưởng mới luôn được đánh

giá cao 3.60 4 0.000 -8.486

2.Cải tiến hiệu quả được khen

thưởng xứng đáng 4.40 4 0.000 6.951

3.Khuyến khích thực hiện công việc

theo phương pháp khác trước đây 2.89 2 0.000 18.068 4.Lãnh đạo khuyến khích học hỏi sai 2.95 2 0.000 15.387

lầm do sáng tạo

( Nguồn: Xử lý số liệu điều tra) ( Xem chú thích 1* ở phụ lục A)

Tiêu chí “Các ý tưởng mới luôn được đánh giá cao” có giá trị trung bình là 3.60, trên mức 3- trung lập nhưng chưa tới mức 4- đồng ý. Đánh giá của nhân viên về ý kiến này cho thấy việc chon lọc những ý tưởng mới ở KS là rất quan trọng. Không phải bất kỳ ý tưởng mới nào cũng được ban lãnh đạo đánh giá cao. Đánh giá một ý tưởng mới luôn phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả mà nó mang lại về mặt kinh tế. Hơn thế nữa, KS Saigon Morin là KS 4 sao hoạt động theo tiêu chuẩn khắt khe và phức tạp. Công việc của nhân viên thường theo quy trình quy định chuẩn sẵn có. Do đó, việc áp dụng những ý tưởng mới đương nhiên phải trải qua quá trình chọn lọc nghiêm ngặt hơn.

Tiêu chí “ Cải tiến hiệu quả được khen thưởng xứng đáng” có đánh giá trung bình của nhân viên ở mức 4.40- trên mức đồng ý. Thực tế tiêu chí ở KS Saigon Morin cho thấy các cải tiến được khen thưởng thường là cải tiến giúp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Nhờ thực hiện tốt khen thưởng với những cải tiến hiệu quả mà trong KS luôn có phong trào tiết kiệm và bảo vệ môi trường sôi nổi trong nhân viên. Chính điều này góp phần không nhỏ tạo nên hình ảnh tốt cho Saigon Morin trong mắt khách hàng.

Các tiêu chí “Khuyến khích thực hiện công việc theo phương pháp khác trước đây” và “Lãnh đạo khuyến khích học hỏi sai lầm do sáng tạo” có giá trị trung bình theo đánh giá của nhân viên lần lượt là 2.89 và 2.95, xấp xỉ mức 3- trung lập. Đánh giá không cao của nhân viên về ý kiến này không thể hiện dấu hiệu xấu trong VHDN của Saigon Morin. Có thể thấy, là một DN kinh doanh du lịch có thương hiệu nổi tiếng, Saigon Morin có những quy định chuẩn về chất lượng phục vụ du khách riêng mà bất cứ nhân viên nào cũng phải đảm bảo. Việc thực hiện công việc khác những quy chuẩn đó sẽ phần nào ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ của KS nên lãnh đạo không khuyến khích thực hiện là điều dễ hiểu. Tiêu chí “Lãnh đạo khuyến khích học hỏi sai lầm do sáng tạo” cũng có đánh giá không cao từ phía nhân viên là do công việc của họ phần lớn đều theo quy trình sẵn có, không đòi hỏi tính sáng tạo cao.

Bảng 4.10. Kiểm định sự khác biệt về Chấp nhận rủi ro do sáng tạo và cải tiến Các tiêu chí Giới tính ( I*) Độ tuổi ( A*) Chức vụ ( I*) Trình độ học vấn ( K*) Thời gian làm việc ( K*)

1.Các ý tưởng mới luôn được

đánh giá cao R R R R A

2.Cải tiến hiệu quả được khen

thưởng xứng đáng A A A A A

3.Khuyến khích thực hiện công việc theo phương pháp khác trước đây

A A A A A

4.Lãnh đạo khuyến khích học hỏi

sai lầm do sáng tạo A A A A R

( Nguồn: Xử lý số liệu điều tra) ( Xem chú thích 2* ở phụ lục A)

Kiểm định sự khác biệt trong cách thức đánh giá giữa các nhóm nhân viên về chấp nhận rủi ro do sáng tạo và cải tiến cho kết quả như sau: tiêu chí “Các ý tưởng mới luôn được đánh giá cao” có sự khác biệt theo giới tính, độ tuổi, chức vụ và trình độ học vấn, tiêu chí “Lãnh đạo khuyến khích học hỏi sai lầm do sáng tạo” có sự khác biệt theo thời gian làm việc. Với ý kiến “Các ý tưởng mới luôn được đánh giá cao” sự khác biệt trong mức độ quan tâm giữa các nhóm nhân viên trẻ và lớn tuổi hơn, giữa trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp là khác nhau. Do đó, đánh giá của họ về tiêu chí này cũng khác nhau. Kinh nghiệm làm việc theo thời gian sẽ giúp một nhân viên biết sáng tạo như thế nào là vừa đủ trong công việc có quy trình sẵn như du lịch. Lãnh đạo có những chỉ đạo cho nhóm nhân viên này cũng khác nhau. Sai lầm do sáng tạo là những sai lầm bắt nguồn từ mong muốn được cống hiến nhiều hơn của nhân viên. Nắm bắt được điều này, lãnh đạo KS nên có thái độ khuyến khích và ủng hộ đối với nhân viên.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của văn hóa DOANH NGHIỆP đến LÒNG TRUNG THÀNH của NHÂN VIÊN (Trang 49 - 52)