III. Phân theo mối quan hệ sản xuất
2.2.1 Môi trường vĩ mô 1 Môi trường kinh tế
2.2.1.1 Môi trường kinh tế
Các nhân tố về mặt kinh tế có vai trò rất quan trọng, quyết định đến việc hình thành và hoàn thiện môi trường kinh doanh, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước có tác dụng cản trở hoặc ủng hộ lớn đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Có khi một chính sách kinh tế của Nhà nước là có lợi cho doanh nghiệp này nhưng đôi khi lại làm mất cơ hội cho một doanh nghiệp khác.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định sẽ làm cho thu nhập của tầng lớp dân cư tăng dẫn đến sức mua hàng hóa và dịch vụ tăng. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu kịp thời khách hàng tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp. Nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định kéo theo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
- Tỷ giá hối đoái: Đây là nhân tố tác động sâu sắc và nhanh chóng tới từng quốc gia và từng doanh nghiệp nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở cửa. Khi đồng nội tệ lên giá sẽ khuyến khích nhập khẩu và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước sẽ giảm trên thị trường nội địa. Các doanh nghiệp trong nước mất dần cơ hội mở rộng thị trường, phát triển kinh doanh. Ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá dẫn đến xuất khẩu
tăng, cơ hội sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng, khả năng cạnh tranh cao hơn ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
- Lãi suất cho vay của ngân hàng: Nếu lãi suất cho vay cao dẫn đến chi phí kinh doanh cao, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Lạm phát cao doanh nghiệp sẽ không đầu tư vào sản xuất kinh doanh đặc biệt là đầu tư tái sản xuất mở rộng và đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất của doanh nghiệp vì doanh nghiệp sợ không đảm bảo về mặt hiện vật, không có khả năng thu hồi vốn sản xuất.